Nhịp sống số

Công nghệ phòng chống tiêu cực trong thi cử của Mỹ

Công nghệ phòng chống tiêu cực trong thi cử của Mỹ
Thi cử bao giờ cũng là chuyện lớn và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Thành công của mỗi kỳ thi đều có sự chung lưng đấu cật của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, của các thầy cô giáo, của các em học sinh- thí sinh và tất nhiên, của toàn xã hội. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Hiện tượng tiêu cực trong thi cử vẫn chưa bị triệt tiêu. Mỗi kỳ thi đều có những cán bộ coi thi bị kỷ luật, thí sinh bị khiển trách, cảnh cáo, thậm chí bị đình chỉ thi. Không riêng ở Việt Nam, nhìn ra thế giới, tiêu cực trong thi cử luôn là căn bệnh kinh niên, khó chữa. Ngay tại Mỹ, nơi luôn được vinh danh là "thiên đường của giáo dục" cũng không tránh được căn bệnh quái ác này.
 
 
Tình trạng này khó kiểm soát đến nỗi các nhà làm luật của Mỹ đang phải xem xét việc đưa gian lận thi cử trong kỳ thi SAT, một kỳ thi có tính chất quan trong của các trường đại học vào một tội danh có mức án phạt. Cũng trong nỗ lực nhằm ngăn chặn tiêu cực trong thi cử, một công ty đã đưa ra một công nghệ nhận dạng thí sinh đi thi bằng một phân tử ADN thực vật được cấy vào thẻ sinh viên.
 
Tiến sĩ James Hayward, chủ tịch và cũng là giám đốc điều hành của trung tâm khoa học và ứng dụng ADN có trụ sở đặt tại Long Island cho rằng đây là một hệ thống "hoàn toàn không thể bị vượt qua". Chiếc thẻ sinh viên mới sử dụng phân tử ADN thực vật này có khả năng xác minh được chính xác danh tính của thí sinh. Chúng sử dụng hình ảnh của sinh viên cùng với một hoặc hai yếu tố nhận dạng nữa được đi kèm với phân tử ADN thực vật để tránh tình trạng thi hộ và làm thẻ giả.
 
 
"Chúng tôi đã bắt đầu bằng cách thử gen của từng loại cây cho đến khi tìm được loại gen thích hợp", tiến sĩ Hayward chia sẻ: "Thực vật là một trong những sự lựa chọn về gen tốt vì chúng có ADN khá là phức tạp. Trong một số trường hợp thì gen của thực vật có độ phức tạp tương đương và thậm chí là hơn cả gen của con người. Chúng cũng có khả năng chống lại những tác động được coi là mà con người vẫn hay gọi là stress".
 
Khi được cấy ghép vào những chiếc thẻ sinh viên, phân tử ADN số này sẽ được quét bởi một chiếc điện thoại. Sau quá trình này, chúng sẽ gửi những tín hiệu tới một cơ sở dữ liệu nền đám mây để được phân tích và xử lý nhằm xác định rõ danh tính của người đi thi.
 
 
"Chúng tôi đang cố gắng thiết kế sao cho các phân tử này có thể chứa được nhiều dấu hiệu nhận biết thí sinh hơn nữa và những dấu hiệu này sẽ được mã hóa dưới nhiều định dạng khác nhau để nâng cao tính chính xác và giảm thiểu khả năng làm giả. Công nghệ này sẽ giúp các thiết bị làm thẻ giả trở nên vô dụng bởi để có thể tạo được những chuỗi ADN này ta cần phải biết được chính xác cấu tạo của chúng".
 
"Chi phí dùng để ứng dụng nghiên cứu này sẽ được tính toán một cách hợp lý dựa trên giá của mỗi chiếc thẻ và số lượng thẻ sinh viên được sản xuất và đây là một cách rất hay để giảm giá thành của những chiếc thẻ này. Chúng tôi tin rằng chúng sẽ nhanh chóng sẽ trở nên phổ biến" tiến sĩ Hayward cho hay. Hiện tại thì tòa án Mỹ cũng đã chính thức phê chuẩn cho sự hoạt động những chiếc thẻ sinh viên thế hệ mới này.
 
Tiến sĩ Hayward đã giới thiệu công nghệ này trong một buổi điều trần trước ủy ban giáo dục cao học New York. Ông cho biết trung tâm công nghệ thông tin và không dây của đại học Stony Brook đang trong quá trình làm việc với những người đứng đầu trung tâm ETS (Educational Testing Service) và hội đồng các trường cao đẳng vốn là hai bộ phận chịu trách nhiệm về kỳ thi SAT, một trong những kỳ thi có tính chất quan trọng đối với nền giáo dục Mỹ.
 
 
Buổi điều trần này cũng đã nhắc đến một vụ bê bối về thi cử của trường Nassau County ở New York diễn ra vào tháng 9. Trong vụ việc này, đã có tới 20 sinh viên bị tố cáo đã tham gia vào một đường dây thi hộ, họ đã phải trả một khoản tiền lên tới 3,600 USD để có thể được vượt qua một kỳ thi được tổ chức tại một trường trung học. Tất cả những sinh viên bị phát hiện vẫn chưa chịu cúi đầu nhận tội và họ sẽ phải ra hầu tòa vào tháng tới.
 
Trong khi đó thì thượng nghị sĩ nhà nước Kenneth LaValle kiêm chủ tịch ủy ban giáo dục đại học New York đã kiến nghị đưa gian lận thi cử thành một tội danh có mức án phạt nặng để nâng cao tính răn đe và ngăn chặn phần nào hoạt động gian lận thi cử. Ông cũng đã kêu gọi sử dụng các công cụ xác nhận cao cấp hơn trong các kỳ thi bao gồm quét dấu vân tay và võng mạc mắt. Những hành động kể trên cho thấy những quyết tâm đẩy lùi vấn nạn thi cử của Mỹ.
 
 
Drew Biondo, phát ngôn viên của nghị sĩ LaValle đã cho biết thêm rằng các nhà làm luật luôn muốn áp dụng các biện pháp công nghệ cao để giải quyết tận gốc vấn đề này. Nếu hệ thống sinh trắc học dựa trên những phân tử ADN thực vật này có thể thành công, nó chắc chắn sẽ đẩy lùi các tệ nạn của thi cử mà cụ thể là nạn thi hộ.
 
"Hiện tại thì chỉ cần một tấm thẻ sinh viên là cũng có thể được đi thi và thẻ sinh viên có thể bị làm giả một cách dễ dàng với chỉ một chiếc máy tính”. Biondo bày tỏ sự quan ngại của mình.
 
Tháng mười tới đây, hội đồng các trường cao đẳng đã thuê một công ty có tên Freeh Group International Solutions để điều tra về các vấn đề liên quan đến gian lận trong thi cử. Đứng đầu công ty này là cựu giám đốc của FBI, Louis Freeh đã từ chối bình luận các thông tin của cuộc điều tra này.
 
Trước khi buổi điều trần hôm thứ ba diễn ra, phát ngôn viên của ETS là Tom Ewing đã nêu lên những quan điểm của mình về vấn nạn thi cử. Ông cho rằng các đường dây tổ chức thi hộ cùng với nạn gian lận trong thi cử đang ngày càng trở nên tinh vi và khó bị phát hiện hơn.
 
 
Ewing đã viết trong một email trả lời các câu hỏi của các phóng viên, trong đó ông viết: "Trung tâm ETS và hội đồng các trường cao đẳng đã áp dụng một số các giải pháp công nghệ nhằm giải quyết các nạn thi hộ. Tuy nhiên thì chúng không đem lại nhiều hiệu quả và là nguyên nhân góp phần làm tăng mức phí tham gia kỳ thi SAT vì thế nên chúng tôi sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn để lựa chọn ra công nghệ tốt nhất”.
 
Tom Rudin, phó chủ tịch của hội đồng các trường cao đẳng cũng đã có những phát biểu trong buổi điều trần này nói về việc chỉ một số ít các đường dây gian lận thi cử bị phát hiện là được xử theo đúng luật. Ông còn cho biết thêm: "Hầu hết các vụ việc này chỉ được xử lý bằng cách buộc thôi học người tham gia".
 
 
Rudin nhấn mạnh quan điểm của mình: "Chính quyền các địa phương cũng cần phải có trách nhiệm trong việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hành pháp”. Ông còn cho biết thêm rằng các công ty đang hoàn thiện những giải pháp chống tiêu cực trong thi cử của mình nhưng lại từ chối đề cập cụ thể đến những thông tin này cho đến khi có được sự xác nhận của Feeh Group.
 
"Các thông tin liên qua đến những công nghệ phòng chống tiêu cực trong thi cử sẽ được đề cập trong bản báo cáo cuối cùng của Freeh Group, những công nghệ này sẽ sớm được đưa vào thử nghiệm vào khoảng năm 2012 và 2013".