Nhịp sống số

Công nghệ ngày ấy và bây giờ

Công nghệ ngày ấy và bây giờ

Thời gian làm thay đổi mọi thứ: 20 năm trước rất ít người sử dụng điện thoại di động. Ngày nay chúng ta chẳng thể nào sống thiếu chúng. Hãy cùng chúng tôi đi ngược theo dòng thời gian, nhìn lại những thời điểm mà các nhà phát minh đã sáng tạo ra, đã phát triển, tạo ra những bước nhảy vọt trong công nghệ; cùng nhau so sánh những sản phẩm điện tử trong quá khứ và hiện tại.

Martin Cooper (trái),người phát minh ra điện thoại di động bên cạnh
Steve Jobs (phải) người đưa điện thoại di động lên một tầm mới.
 

 

Trước đây: Điện thoại di động
 
Trước khi được tích hợp với máy nghe nhạc, máy ảnh, màn hình cảm ứng đa điểm, điện thoại di động chỉ khác điện thoại bình thường ở điểm có thể mang theo được.
Điện thoại Motorola DynaTAC (1983).

 

 
Ngày nay: Điện thoại thông minh
 
 
Hiện nay, những chiếc điện thoại thông minh không chỉ có chức năng thực hiện cuộc gọi, chúng còn là những thiết bị điện tử đa chức năng, giúp chúng ta kết nối, soạn thảo văn bản và giải trí. Ngày nay, điều chúng ta đang hướng tới là tăng thời gian sử dụng pin.
 
Máy chơi game ngày ấy
 
Mặc dù không có vẻ hào nhoáng và quyến rũ với đồ họa 3D nhưng máy điện tử 4 nút 8 bit của Nitedo đã mang đến rất nhiều niềm vui, đưa chúng ta tới với các nhân vật như Mario, Zelda và Mega Man cùng với những câu chuyện vinh quang của họ:
 
 

 

 

 

Ngày nay: Game tương tác

Chơi Nintendo bây giờ không chỉ còn là ngồi trên ghế sofa, vừa chơi vừa ăn khoai tây chiên-mà bây giờ bạn gần như phải sử dụng toàn bộ cơ thể. Và Xbox Kinect đã giúp chúng ta tới gần hơn với game. Với công nghệ cảm ứng có thể điều khiển từ xa bằng một thiết bị ghi nhận cử động, video game đã thực sự trở thành một hoạt động thể thao.

Ngày ấy: Pong (1972)
 

Chỉ có 2 vạch kẻ và một dấu chấm—bạn còn cần gì hơn nữa? Pong là một game đơn giản nhưng lại có một tầm ảnh hưởng đáng kinh ngạc.

 

Ngày nay: Top Spin 4
 
 
Các game ngày nay đều có đồ họa ấn tượng. Thay vì chỉ có cái vợt 2D, chúng ta có những nhân vật mô phỏng theo những vận động viên đang được mến mộ như Roger Federer, Rafael Nadal và Novak Djokovic—và chúng ta tùy ý điều khiển các nhân vật này trong hình ảnh 3D tuyệt đẹp.
 
 
Ngày ấy: những game bắn súng đầu tiên
 
 
Đây là game bắt đầu cho một thế hệ trò chơi, xứng đáng được mang tên là “ông tổ của game bắn súng 3D”. Nếu không có Wolfenstein 3D ( 1992), Halo hay Call of Duty sẽ không tồn tại ngày nay.
 
Ngày nay: Bùng nổ game bắn súng
 

 
Bạn sẽ khó lòng mà tìm được khuyết điểm trong công nghệ đồ họa của game bắn súng hiện đại. Sức mạnh của công nghệ xử lý hiện nay cần đến những người dày dạn kinh nghiệm làm việc, phù hợp với cái đang được coi là ngành công nghiệp hàng tỉ đô la. Phiên bản mới nhất của Call of Duty, Modern Warfare 3 đã đánh bại tổng doanh thu phòng vé của Avatar chỉ trong 16 ngày. Cũng không hề tệ chút nào.
 
Ngày ấy: băng video
 

 
Băng VHS thực sự đã ( đang) rất tuyệt vời. Chúng đã giúp chúng ta tiện hơn trong việc xem phim ở phòng khách, chính khả năng này đã dẫn đến kỷ lục trong lượng băng video được bán ra từ trước tới giờ.
 
Ngày nay: Blu-ray
 

Chỉ có đúng 4 từ: độ phân giải cao. Thế là đủ nói lên tất cả.
 
Ngày ấy: trò chơi cầm tay
 
 
Game Boy của Nintendo đã giới thiệu một video game tới công chúng vào năm 1989. Có lẽ điều thú vị nhất là bạn có thể kết nối 2 máy và đấu với bạn bè ( hoặc đối thủ) trong một game khốc liệt mang tên Tetris—tất cả trong đồ họa đơn sắc 8 bit.
 
Bây giờ: Nintendo 3DS
 
 
Hai màn hình, hiệu ứng 3D, và…bút chấm? Game cầm tay chắc chắn đã trải qua một chặng đường dài nhưng đây đang là thời điểm khó khăn cho các nhà sản xuất máy game kiểu truyền thống như Nintendo hay Sony, khi mà chơi game trên điện thoại thông minh đang được ưa chuộng.
 

 

Ngày ấy: Máy tính cá nhân IBM (1981)
 
 
Sự ra đời của IBM 5150 đã chính thức gắn liền “PC”với IBM và đã đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới của máy tính cá nhân, một bước nhảy vọt giúp những người đang phải xử dụng các máy đánh chữ lỗi thời.
 
Ngày nay: Thinkpad
 
 
Sau một thời gian, IBM đã bán các bộ phận máy tính của họ cho người Trung Quốc. Có được sự tin cậy của họ, Lenovo đã làm việc hết sức mình để duy trì và phát triển dòng laptop huyền thoại Thinkpad, ban đầu được tạo ra bởi IBM. Dòng X1 mới nhất chỉ mỏng như dao cạo, siêu di động và rất mạnh.
 

 

Ngày ấy: máy tính xách tay Apple
 
 
Máy tính xách tay Macintosh (1989) đã thực sự đi đầu trong thời điểm đó. Những thiết kế giúp cho máy có thể mang theo được đã không phù hợp với nhu cầu sử dụng của đại chúng và đã bị ngưng sản xuất chỉ sau có 1 năm.

 

Ngày nay: Apple Macbook
 

Hai thập kỷ sau, chúng ta đã làm cho ổ cứng trở nên thanh mảnh hơn bởi chúng ta đang sống ở thời kỳ hiện đại. Chiếc MacBook Air mỏng một cách khó tin và cực nhẹ trong khi vẫn cung cấp sức mạnh vượt trội hơn cả mong đợi của bạn-tất cả đều dưới 1000 đô( chính xác là 999 đô la).

 

Trước đây: Máy nghe nhạc
 

Chỉ có một loại máy duy nhất giúp chúng ta có thể nghe nhạc trong lúc hoạt động: Sony Walkman (1979)

Ngày nay: iPod
 
 
“Vị vua” trị vì làng thiết bị nghe nhạc di động trong thời gian dài đã không còn tồn tại. Hiện nay, không có thiết bị nào có tiềm năng “ đoạt ngôi” iPod của Apple.
 

 

 

Trước đây: Tivi
 
 
Mặc dù là một cuộc cách mạng, nhưng tivi của những năm 1950 với màn hình nhỏ, cong, chỉ có hai màu đen trắn, không có nhiều nội dung thú vị, và đặc biệt là lại có giá bán tương đối cao.
 
Bây giờ: Tivi màn hình siêu mỏng, công nghệ cực cao
 

Tivi ngày nay đã có những màn hình cực mỏng. Chúng cũng có độ nét khá cao và một số loại TV đã có thể xem ở dạng 3D. Hơn nữa bây giờ chỉ cần chúng ta tìm hiểu đúng loại thì giá cả TV bây giờ rất phải chăng.
 
Trước đây: đĩa Vinyl
 

Các đĩa Vinyl đang tạo nên một sự khác biệt khi mặc dù đã xuất gần 100 năm nay nhưng vẫn còn được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong giới những người đam mê âm nhạc, những người cho rằng âm thanh của đĩa Vinyl phong phú và ấm áp hơn.
 
Sau đó: đĩa Compact
 
 
Đĩa CD, một trong những công nghệ đầu tiên, bắt đầu chuyển đổi từ analog sang kỹ thuật số. Chúng vẫn được sử dụng rộng rãi nhưng doanh số đĩa CD được bán ra đã giảm 50% từ sau khi đạt mức đỉnh năm 2000.
 
Ngày nay: kỹ thuật số
 

 
Ngày nay, đại đa số chúng ta đều thưởng thức âm nhạc mà không cần phải sử dụng bất cứ loại băng đĩa nào. Các dịch vụ âm nhạc kỹ thuật số cho phép người dùng mua hoặc nghe nhiều bài hát một lúc như iTunes Store của Apple hay Spotify ( ảnh).
 
Trước đây: máy kỹ thuật số cá nhân
 

Phiên bản iPAQ đầu tiên của Compaq được thiết kế một cách vụng về và đơn sắc. Nó đã không được nhiều người sử dụng.

 

Ngày nay: Máy tính bảng