Ngay từ trước khi phóng những con tàu thăm dò mang theo robot tự hành lên sao Hỏa, các nhà khoa học đã từng đặt ra những giả thuyết về sự tồn tại của nước trên bề mặt hành tinh đỏ. Và với những thông tin mới thu thập được từ tàu thăm dò Curiosity, có vẻ như giả thiết này đang dần trở thành sự thật.
- Camera chụp ảnh của NASA trên sao Hỏa
- Sao hỏa và trái đất xích lại gần nhau hơn nữa
- ESA phát hiện dấu vết về đại dương trên sao Hỏa
Trong một bản báo cáo khoa học, các nhà khoa học ở NASA đã nhận định rằng hình dạng tròn của những hòn sỏi trên hành tinh đỏ và cách chúng chồng lên nhau có vẻ khá giống với sự hình thành của những hòn sỏi được tìm thấy trong các con song trên trái đất. Điều đó cũng có nghĩa là, những hòn sỏi này đã từng chịu sự tác động của nước. Các sắc thái đa dạng của những hòn sỏi này cũng cho thấy chúng đã được di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau, tuy nhiên kích thước của chúng lại quá lớn để có thể chịu sự tác động của gió. Và điều đó dẫn các nhà khoa học đến nhận định rằng, có thể một dòng chảy cổ xưa là tác nhân gây ra những biến đổi đó.
Hình ảnh thu được từ tàu thăm dò Curiosity cho thấy có khá nhiều hòn đá có bề mặt được mài nhẵn giống như những hòn sỏi ở trên bề mặt hành tinh đỏ
Trong nhiều thập kỉ qua, loài người đã suy đoán về sự tồn tại của nước trên hành tinh đỏ và có lẽ đây là lần đầu tiên những suy đoán của chúng ta đang dần được chứng minh bằng những nhận định dựa trên cơ sở khoa học.