- Đọ tài 5 mẫu SSD SATA III nổi bật nhất trên thị trường hiện nay
- Foremay TC166: Ổ SSD 2 TB đầu tiên thế giới
Chắc hẳn chúng ta đều biết lợi ích khi sử dụng SSD: mang lại tốc độ truy xuất cao. Tuy nhiên, vì giá thành khá cao, nên việc lựa chọn SSD có dung lượng phù hợp cho nhu cầu sử dụng thực sự là một vấn đề nan giải. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn sáng suốt hơn trong việc lựa chọn SSD phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Kết hợp SSD/HDD truyền thống
Đây vẫn là cách làm kinh tế nhất
Khi dùng tới biện pháp kết hợp này, SSD sẽ được dùng cài hệ điều hành, các phần mềm thường xuyên sử dụng, còn HDD được dùng để chứa dữ liệu, phim ảnh... Với laptop, một số dòng máy được trang bị đến hai hộc ổ cứng, một hộc để đựng SSD và một hộc đựng HDD.
ASUS G75 có đến 2 ổ cứng
Phụ kiện Caddy Bay cho phép gắn thêm 1 ổ cứng vào laptop
Nếu bo mạch có hỗ trợ RAID thì bạn hãy kích hoạt để cải thiện hiệu năng. Tuy nhiên, thông thường các laptop chỉ có 1 hộc ổ cứng. Trường hợp này bạn có thể mua thêm phụ kiện Caddy bay để đựng ổ cứng, gắn thông qua ổ quang, để sử dụng với SSD gắn trong máy. Dung lượng thích hợp cho lựa chọn này: Tầm 60GB – 120GB. Đây là cách được đông đảo người lựa chọn.
Chỉ sử dụng ổ SSD
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn chỉ sử dụng SSD. Đa số các laptop chỉ có một hộc ổ cứng, và bạn có nhu cầu lưu dữ liệu trên SSD để sử dụng thường xuyên. Nếu như bạn có nhu cầu như thế này thì đây là lựa chọn thích hợp. Bạn nên chọn SSD có dung lượng tối thiểu nhất là 128GB, khuyến khích là trên 180GB vì bạn còn chứa nhiều dữ liệu cần thiết bên cạnh việc chứa hệ điều hành.
SSD làm bộ đệm (cache)
Một lựa chọn khác là sử dụng SSD làm bộ đệm. Thay vì để cài hệ điều hành, SSD được dùng để làm cache (bộ đệm). Nhiều loại laptop hiện nay đều sử dụng để nhằm tăng tốc độ như resume chẳng hạn. Tại cache, những file thường xuyên truy xuất như tập tin hệ thống, hệ điều hành sẽ chủ động chuyển những file này lên SSD. Vào những lần sử dụng kế tiếp, Windows sẽ nạp các file ấy từ bộ đệm và kết quả tốc độ truy xuất nhanh hơn rất nhiều. Để sử dụng SSD làm cache, bạn cần phải kích hoạt công nghệ SSD Cache hay Intel Smart Respond Technology (đây là điều kiện để xác định xem bo mạch có hỗ trợ SSD làm cache không). Đối với một số laptop như ASUS có 24GB SSD làm cache, bạn cần cài phần mềm Express Cache đi kèm để kích hoạt.
Nhiều bạn có thắc mắc là có thể cài đặt được hệ điều hành lên SSD cache này có được không? Thì câu trả lời là không (vì đã làm cache rồi thì không thể cài hệ điều hành lên được, còn trường hợp cài hệ điều hành lên SSD là khác). Một dạng ổ cứng gọi là ổ cứng lai cũng phù hợp cho nhu cầu này, vì chỉ cần 1 hộc ổ cứng là bạn có thể sử dụng ổ cứng lai. Ngoài ra, đối với các dòng Ultrabook, Macbook siêu mỏng thì hầu như nhà sản xuất đã thiết kế SSD khá đặc thù cho những dòng máy này (đặc biệt là những dòng Macbook) để đảm bảo độ mỏng cho máy, vì thế việc thay thế SSD loại khác là điều rất khó thể thực hiện được.
Ngoải ra, còn một số loại ổ SSD được sản xuất với mục đích làm caching là chính. Chúng chỉ cho phép sử dụng 50% dữ liệu, còn lại 50% để sử dụng làm caching cho ổ cứng truyền thống, nhờ đó tăng tốc độ chung lên cao.
Một số dòng SSD chỉ chuyên làm chức năng Caching
Với người chơi game
Bạn cần lưu ý một điều: Vì SSD có tốc độ cao nên sẽ giúp cải thiện truy xuất dữ liệu rất rõ, load các tập tin nhanh chóng. Tuy nhiên chúng không cải thiện các tác vụ xử lý đòi hỏi ở CPU/card đồ họa như xử lý video, không cải thiện số khung hình khi chơi game (có thể cải thiện một chút đối với những game thường xuyên load dữ liệu)... Vì thế, nếu bạn có nhu cầu cải thiện khả năng xử lý đồ họa, chơi game mượt hơn… thì lựa chọn SSD dung lượng cao là không phù hợp. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần lựa chọn SSD có dung lượng thấp để cài đặt hệ điều hành nhằm giúp máy khởi động nhanh hơn.
Lưu ý khi dùng SSD
Ổ SSD còn khá đắt, nên bạn hãy sử dụng một cách thông minh
Vì giá thành SSD khá mắc nên việc quyết định mức dung lượng cho phù hợp với nhu cầu sử dụng quả là một điều khó khăn. Với lại, khi ổ SSD càng đầy thì tốc độ càng giảm. Vì thế, theo trang công nghệ Anandtech, để ổ SSD luôn đạt hiệu suất cao nhất thì lời khuyên bạn nên để trống ¼ trên tổng dung lượng SSD. Bên cạnh đó, dung lượng thực tế của SSD luôn thấp hơn so với dung lượng ghi trên bao bì, chẳng hạn như SSD 240GB thì dung lượng thực tế bạn sử dụng chỉ khoảng 223GB. Phần hao hụt này là phần dung lượng dự phòng, người dùng không thể sử dụng được. Nó có nhiệm vụ đảm bảo rằng SSD thực sự không bao giờ bị lấp đầy để giúp hiệu suất luôn ổn định, và nó sẽ bù đắp cho những ô nhớ bị lỗi nếu có xảy ra trong quá trình sử dụng.
Đọc thêm: HDD, SSD và ổ cứng lai so tài