Nhịp sống số

Chiết xuất vàng từ linh kiện máy tính, tại sao không?

>Tuy là một trong những kim loại quý hiếm và đắt tiền nhưng với những đặc tính quan trọng như dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và không bị ô xy hóa, vàng còn được con người còn sử dụng trong các thiết bị điện tử và ngành công nghiệp máy tính. Số lượng vàng được sử dụng cho ngành công nghiệp máy tính có thể lên đến hàng trăm tấn mỗi năm. Với sự phát triển nhanh đến chóng mặt của công nghệ thông tin, số lượng các linh kiện bị hỏng hóc và thay thế cũng không ít, chính vì lý do này mà đã có cả một ngành công nghiệp chiết xuất vàng từ các linh kiện máy tính cũ. Nếu bạn cũng tò mò về cách thức thu hồi vàng từ các linh kiện máy tính cũ này thì hãy cũng theo dõi loạt bài viết về vấn đề này. Trước tiên chúng ta sẽ đến với cách chiết xuất vàng từ bo mạch chủ.
 
 
 
Trên bo mạch chủ, vàng có thể được tìm thấy nhiều nhất ở các cổng kết nối IDE, khe cắm PCI Express, PCI, AGP, ISA, slot cắm bộ vi xử lý (đời cũ) và khe cắm DIMM dành cho RAM (còn được gọi là SIMM trên bo mạch chủ cũ). Hầu hết những bộ phận này được phủ một lớp vàng dày từ một đến vài micron.
 
 
 
Trước khi bắt đầu tiến hành công việc này xin các bạn hãy lưu ý rằng những loại hóa chất được sử dụng trong quá trình này là cực kỳ nguy hiểm. Chính vì vậy lời khuyên hữu ích nhất cho bạn đó là đừng cố gắng thử nghiệm công việc này tại nhà.
 
Bước đầu tiên bạn hãy lấy ra tất cả các thanh kim loại từ các chân cắm và các kết nối của bo mạch chủ bằng cách sử dụng kìm, kìm cắt, tuốc nơ vít và dầu bôi trơn.
 
 
 
Bạn hãy cố gắng lấy ra càng nhiều thanh kim loại càng tốt vì số lượng thanh kim loại bạn thu được càng nhiều thì số lượng vàng được thu hồi cũng càng nhiều.
 
 
 
Để chiết xuất được vàng bám trên các thanh kim loại này chúng ta sẽ sử dụng phương pháp điện phân bằng dung dịch axít sunfuric 90% với cực dương là than chì và cực âm là đồng. Cực dương sẽ được uốn thành hình một cái muỗng để có thể đặt được các thanh kim loại tháo ra từ bo mạch chủ lên đó. Cho các thanh kim loại của bo mạch chủ lên chiếc thìa bằng đồng này rồi nhúng chúng vào dung dịch axít.
 
 
 
Nguồn điện sử dụng cho quá trình điện phân sẽ được lấy từ một chiếc ắc qui (12V). Bạn hãy cắm các cực than chì và đồng vào các cực tương ứng của ắc qui. Dòng điện sẽ chạy qua các cực và quá trình điện phân sẽ diễn ra: Đồng ở cực âm và các thanh kim loại sẽ tan ra và bám vào cực dương là than chì còn vàng và các tạp chất khác sẽ được lắng đọng thành cặn ở phía dưới. Bạn sẽ nhận thấy nhiệt độ của dung dịch axít tăng lên khi quá trình điện phân diễn ra.
 
 
 
Khi tất cả lượng vàng đã được tách ra khỏi các thanh kim loại, bạn sẽ thấy dung dịch axít trở lại bình thường. Chúng ta sẽ tiến hành pha loãng dung dịch axít này.
 
 
 
Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ cách pha loãng dung dịch axít sunfuric đã được học trong trường phổ thông. Phản ứng ngậm nước (hyđrat hóa) của axít sunfuric là một phản ứng tỏa nhiệt cao. Nếu nước được thêm vào axít sunfuric đậm đặc thì nó sẽ bị sôi và bắn ra rất nguy hiểm. Do vậy, khi pha loãng axít phải thêm axít vào nước chứ không phải thêm nước vào axít. Hiện tượng này xảy ra là do tỷ trọng tương đối của hai chất lỏng, trong khi nước có tỷ trọng thấp hơn axít sunfuric nên sẽ có xu hướng nổi lên trên. Công việc này cần phải được thực hiện một cách cẩn thận nếu không axít sẽ bị bắn ra ngoài và gây nguy hiểm cho người tiến hành.
 
 
 
Sau đó ta sẽ thực hiện việc lọc dung dịch axít đã được pha loãng. Đây cũng chình là lý do cần phải pha loãng dung dịch axít vì nếu không giấy lọc sẽ không chịu được axít có nồng độ cao.
 
 
 
Khi đã lọc dung dịch axít những thứ còn lại trong giấy lọc là hỗn hợp các kim loại và tạp chất khác nhau. Ta sẽ cần phải hòa tan chúng bằng hỗn hợp axít HCl 35% và thuốc tẩy Javen 5% (NaClO) với tỷ lệ 2:1. Phương trình phản ứng sau đây sẽ được diễn ra.
 
HCl + NaClO -> Cl2+ NaCl + H2O
 
 
 
Vì phản ứng có sự sản sinh ra khí Clo, một loại khí cực nguy hiểm và đã từng được sử dụng trong chiến tranh thế giới nên bạn phải vô cùng cẩn thận để tránh hít phải khí Clo.
 
 
 
Khí Clo được sinh ra sẽ tác dụng với vàng ở trong lớp giấy lọc để tạo thành muối vàng clorua thông qua phương trình phản ứng.
 
Au + Cl2 -> AuCl3 
 
 
 
Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành lọc lại các tạp chất một lần nữa. Giấy lọc sẽ giữ lại các tạp chất còn dung dịch muối vàng sẽ chảy xuống phía dưới của bình.
 
 
 
Để chiết xuất vàng ta sẽ cần làm kết tủa dung dịch muối vàng bằng dung dịch NaHSO3. Bạn cần hòa tan một loại bột nhỏ màu trắng có tên là Sodium metabisulfite vào nước, phương trình sau sẽ xảy ra.
 
Na2S2O5 + H2O -> NaHSO3
 
 
 
 
Sau khi đã có NaHSO3 bạn có thể tiến hành làm kết tủa vàng bằng phản ứng:
 
NaHSO3+ AuCl3 + H2O -> NaHSO4 + HCl + Au
 
Khi phản ứng đã kết thúc, bạn có thể thấy có một loại bột lắng lại phía dưới của ống thủy tinh. Tuy rất ít nhưng đó chính là bột vàng.
 
 
 
Sau khi lấy ra và làm khô bột vàng, chúng ta cần làm cho nó tan chảy trong một nồi nấu kim loại. Ngọn lửa Oxy-butan sẽ làm nóng chảy vàng ở nhiệt độ khoảng 1064 ° C.
 
 
 
Và cuối cùng ta đã thu được thành phẩm là vàng.
 
 
 
 
Đây chỉ là phương pháp thu hồi vàng trong phòng thí nghiệm nên vì thế lượng vàng thu được sẽ còn bị lẫn tạp chất và đó cũng là một trong những lý do giải thích cho việc các hoạt động trích xuất vàng trong qui mô lớn và các ngành công nghiệp sử dụng các quy trình nguy hiểm hơn nhưng đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Ngoài ra bạn cũng còn có thể thu hồi vàng từ các thành phần khác của máy tính như các loại card và bộ xử lý. Ở phần hai của bài viết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qui trình thu hồi vàng và bạc từ những chiếc CPU cũ.