Khác với bo mạch chủ, những chiếc CPU cũng mang lại một lượng bạc khá nhiều. Ngoài ra thì vàng cũng thường được mạ trên các chân và các đế gắn vi xử lý với một hàm lượng tương đối cao so với các linh kiện khác.
Ở phần một của bài viết, chúng ta đã hiểu rõ được cách thức thu hồi vàng từ bo mạch chủ. Ở phần hai của bài viết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thức chiết xuất vàng và bạc từ những chiếc CPU cũ. Khác với bo mạch chủ, những chiếc CPU cũng mang lại một lượng bạc khá nhiều. Ngoài ra thì vàng cũng thường được mạ trên các chân và các đế gắn vi xử lý với một hàm lượng tương đối cao so với các linh kiện khác.
Vẫn là lời khuyên cũ dành cho bạn nhưng nó không bao giờ thừa: Các công việc liên quan đến các loại hóa chất là rất nguy hiểm. Thế nên bạn đừng cố gắng thử nghiệm công việc này tại nhà.
Đầu tiên chúng ta sẽ ngâm các bộ vi xử lý vào dung dịch axít nitric đậm đặc trong một khoảng thời gian.
Ở quá trình này axít nitric sẽ phản ứng mạnh mẽ với các kim loại như bạc và đồng. Vàng sẽ không phản ứng với axít nitric nên sẽ bị giữ lại.
Hãy so sánh hai chiếc bình thủy tinh trong hình bình bên trái có chứa CPU vừa mới được cho vào dung dịch axít nitric đậm đặc còn bình bên phải có CPU đã được cho vào axít trong vài phút. Ở bình bên phải, dung dịch axít đã chuyển sang màu xanh đặc trưng do có sự xuất hiện của đồng nitrat và giải phóng ion Cu2+, nếu để ý kỹ hơn, bạn sẽ thấy một chất khí màu nâu sinh ra đó là NO2 (nitrogen dioxide). Phương trình phản ứng sau đây sẽ diễn ra.
Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO2 + H2O.
Phản ứng hóa học này sẽ diễn ra ngày càng nhanh và mạnh hơn vì thế bạn cần phải cẩn thận để tránh hít phải khí NO2 có thể gây ngộ độc.
Sau một vài tuần, dung dịch axít đã chuyển sang màu xanh thẫm, màu sắc đặc trưng của ion Cu2+. Đồng và bạc đã bị tan ra trong dung dịch axít trong khi vàng thì vẫn bị giữ lại.
Tiếp theo chúng ta tiến hành lấy các bộ xử lý ra khỏi dung dịch.
Sau đó ta sẽ lọc các tạp chất trong dung dịch axít.
Tiếp đến chúng ta cho muối ăn (NaCl) vào dung dịch này.
Dung dịch bạc nirat sẽ bị kết tủa thành bạc clorua do có phản ứng sau xảy ra.
AgNO3 + NaCl -> AgCl + NaNO3.
Bây giờ chúng ta cho thêm vào đó một chút axit HCl rồi cho một miếng kẽm vào dung dịch. Phản ứng này sẽ tỏa nhiều nhiệt.
Sau một vài giờ, kim loại bạc đã xuất hiện. Trong hình bạn có thể thấy các kết tủa bạc clorua đã bắt đầu bị đen đi trong ánh sáng do tính chất của bạc clorua. Kẽm đã phản ứng với axit HCl và tạo thành khí H2 và kẽm clorua.
Zn + HCl -> H2 + ZnCl2.
Sau đó H2 sẽ tác dụng với bạc clorua và tạo thành bạc kết tủa.
H2 + 2AgCl -> 2Ag + 2HCl.
Bước tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành lọc dung dịch để lấy ra bột kim lọai bạc. Bạn hãy để khối bột này khô.
Khi bột bạc đã khô, chúng ta cần phải nung loại bột này bằng ngọn lửa oxy-butan (đèn khò).
Cuối cùng chúng ta đã có một thỏi bạc nho nhỏ với kích thước gần bằng một đồng xu! Tất nhiên là nó không phải là bạc tinh khiết 100% vì phương pháp này vẫn còn thủ công và có nhiều hạn chế.
Vậy là ta đã kết thúc việc chiết xuất bạc, bây giờ thì hãy quay trở lại với những chiếc CPU để cùng lấy vàng ra. Bạn hãy rửa sạch đống CPU ở trên bằng nước cất rồi ngâm chúng trong hỗn hợp axít HCl và nước Oxy già nồng độ 3% với tỉ lệ 2:1.
Ngâm đống CPU trong dung dịch này khoảng vài giờ.
Sau đó ta tiến hành lọc để thu hồi vàng và các tạp chất khác.
Trong giấy lọc sẽ là một hỗn hợp của kim loại và các tạp chất khác nhau. Chúng ta sẽ cho tất cả mọi thứ vào hỗn hợp của axit HCl 35% và nước giaven 5% với tỷ lệ 2:1. Phản ứng này tỏa và sinh ra khí Clo cực kỳ nguy hiểm nên các bạn phải hết sức cẩn thận.
HCl + NaClO -> Cl2 + NaCl + H2O.
Khí Clo sẽ phản ứng với vàng để tạo thành vàng clorua. Chúng ta tiếp tục tiến hành lọc một lần nữa, các tạp chất sẽ bị giữ lại chỉ còn lại dung dịch vàng clorua.
Để chiết xuất vàng ta sẽ cần làm kết tủa dung dịch muối vàng bằng dung dịch NaHSO3. Bạn cần hòa tan một loại bột nhỏ màu trắng có tên là Sodium metabisulfite vào nước, phương trình sau sẽ xảy ra.
Na2S2O5 + H2O -> NaHSO3.
Sau khi đã có NaHSO3 bạn có thể tiến hành làm kết tủa vàng bằng phản ứng:
NaHSO3 + AuCl3 + H2O -> NaHSO4 + HCl + Au.
Khi phản ứng đã kết thúc, bạn có thể thấy bột vàng lắng đọng lại dưới đáy của bình thủy tinh.
Cũng giống như với bạc, ta sẽ lấy bột vàng ra để khô rồi dùng ngọn lửa Oxy-butan để làm tan chảy nó.
Bột vàng để khô.
Nung bột vàng bằng ngọn lửa oxy-butan.
Và cuối cùng chúng ta đã có vàng được lấy ra từ CPU.
Vậy là qua hai phần của bài viết các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về cách thức con người thu hồi và tái chế để sử dụng lại các kim loại quý trong các linh kiện điện tử. Đây là một việc làm khá là cần thiết vì số lượng tài nguyên bạc và vàng trên trái đất là có hạn và nếu không có một cách thức tái chế hợp lý thì lượng tài nguyên này sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt. Hơn nữa đây cũng là một cách để giảm rác thải và bảo vệ môi trường.