Thiết bị công nghệ

[CES 2012] Sigma 19mm F2.8 và 30mm F2.8 Digital Neo cho máy mirrorless

[CES 2012] Sigma 19mm F2.8 và 30mm F2.8 Digital Neo cho máy mirrorless
id="post_message_13490392">
[CES 2012] Sigma 19mm F2.8 và 30mm F2.8 Digital Neo cho máy mirrorless
Sigma 30mm F2.8 EX DN

Sigma vừa chính thức giới thiệu một dòng sản phẩm mới mang tên Digital Neo (DN) tại CES 2012. Đây là những ống kính dành cho các hệ máy ảnh thay ống kính không gương lật Micro Four Thirds (MFT) và Sony NEX. Hai ống kính mới được hãng ra mắt lần này đó là ống 19mm F2.8 EX và 30mm F2.8 EX. Mặc dù khẩu độ F2.8 chưa phải là rất nhanh nhưng nó đã đánh dấu cho việc Sigma bắt đầu tham gia vào thị trường của máy ảnh không gương lật, một thị trường máy ảnh đang phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. Hiện giá cả và thời điểm ra mắt chính thức của hai sản phẩm này chưa được tiết lộ. Trước Sigma, Tamron và SLR Magic đã giới thiệu một mẫu ống kính đầu tiên đến từ hãng thứ ba dành cho Sony NEX. Trong tương lai, chắc chắn người dùng sẽ có nhiều lựa chọn ống kính hơn cho máy ảnh mirrorless của mình với mức giá phải chăng hơn hàng chính hãng rất nhiều.

Sigma cho biết thiết kế và công nghệ cao cấp của hai ống kính dòng DN cho ra chất lượng quang học cao nhưng cấu trúc nhẹ và gọn gàng. Thiết kế viễn tâm (telecentric) giúp ảnh sắc nét và chất lượng cao trên toàn bộ khung hình. Lớp tráng Super Multi-Layer của Sigma trên hai ống 19mm F2.8 và 30mm F2.8 sẽ giảm hiện tượng lóa và bóng ma cũng như tăng cường độ nét và độ tương phản cao cho ảnh, ngay cả khi ở khẩu độ lớn nhất. Mô-tơ lấy nét tuyến tính mới được Simga phát triển để di chuyển thấu kính trực tiếp mà không cần dùng đến bánh răng hay sự di chuyển của các bộ phận cơ khí khác. Kết quả là việc lấy nét chính xác và im lặng hơn nên thích hợp hơn cho việc quay phim. Riêng ống 30mm F2.8 có một thấu kính hai mặt phi cầu (khác với thấu kính phi cầu bình thường được ghép từ mặt phi cầu này với thấu kính cầu thông thường) nên độ biến dạng ảnh và quang sai được giảm thiểu. Hệ thống lấy nét bên trong (inner focus) cũng góp phần vào việc giảm sự biến động của quang sai trên cả hai sản phẩm.

Cấu hình của Sigma 30mm F2.8 EX DN:
  • Tiêu cự: 30mm
  • Tiêu cự quy đổi máy phim 35mm: MFT: 60mm, Sony NEX: 45mm
  • Số lá khẩu: 7
  • Khoảng lấy nét gần nhất: 29,9cm
  • Độ phóng đại lớn nhất: 1:8.1
  • Có hai thấu kính phi cầu, trong đó một thấu kính có hai mặt phi cầu

Cấu hình của Sigma 19mm F2.8 EX DN:
  • Tiêu cự: 19mm
  • Tiêu cự quy đổi máy phim 35mm: MFT: 38mm, Sony NEX: 28,5mm
  • Số lá khẩu: 7
  • Khoảng lấy nét gần nhất: 20cm
  • Độ phóng đại lớn nhất: 1:7.4
  • Có ba thấu kính phi cầu

[CES 2012] Sigma 19mm F2.8 và 30mm F2.8 Digital Neo cho máy mirrorless
Sigma 19mm F2.8 EX DN

Thông tin thêm về hệ thống ống kính viễn tâm (telecentric lens system):

[CES 2012] Sigma 19mm F2.8 và 30mm F2.8 Digital Neo cho máy mirrorless
Trên đây là sơ đồ đường đi ánh sáng của hệ thống ống kính viễn tâm thương mại đơn giản. Đối tượng ở điểm O, ảnh ở điểm I (cũng là nơi đặt cảm biến, phim) và S là khẩu độ của ống kính. Ở ống kính thông thường, có một vị trí tối ưu cho cả đối tượng và cảm biến/phim để đạt được độ sắc nét tối đa trên ảnh. Nếu đối tượng di chuyển gần hoặc xa hơn hệ thống thấu kính, kích thước tương đối của ảnh trên cảm biến bị thay đổi nên chất lượng ảnh giảm đi (chủ yếu là độ sắc nét và ảnh bị biến dạng), chỉ khi ở độ mở nhỏ thì điều này mới được giảm thiểu. Trong khi đó, với hệ thấu kính viễn tâm, các thông tin về hướng của đối tượng được giữ nguyên. Các đường song song trên đối tượng sẽ vẫn là song song trên cảm biến. Khi đối tượng đi ra xa hoặc gần hơn, kích thước tương đối của ảnh trên cảm biến không đổi, và chất lượng vẫn được giữ nguyên.

[CES 2012] Sigma 19mm F2.8 và 30mm F2.8 Digital Neo cho máy mirrorless

Hình minh họa bên trên được chụp bằng ống kính thông thường, trong đó các vật thể ở gần có xu hướng bị phóng lớn so với những vật ở xa thấu kính. Ống sắt có vẻ như bị thu nhỏ lại. Trong khi đó, ảnh dưới, chụp bằng thấu kính viễn tâm, phần ruột của ống sắt không bị hiện ra. Rìa ống sắt cũng không bị lệch hay phóng to ra.