Câu chuyện thú vị về chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới những năm thế chiến thứ 2 đã giúp quân Đồng Minh kết thúc chiến tranh mà phải đổ máu ít hơn như thế nào.
<>
Vào những năm 1942, khi cuộc chiến tranh thế giới lần 2 lan sang Anh, Colossus được phát triển nhằm phá vỡ hoạt động của đài truyền thanh NAZI được mã hóa bằng hệ thống mật mã NAZI Lorenz của Đức quốc xã. Colossus hoạt động ở Anh suốt năm 1941, khoảng 2 năm trước khi máy tính ENIAC được phát minh. 10 chiếc máy Colossus được một đội do Tommy Flowers - người phát minh ra Colossus đứng đầu. Tommy Flowers, đã xây dựng Colossus có khả năng giải mã các thông điệp của Đức quốc xã trong thời gian tính bằng phút, cho phép quân đồng minh nhanh chóng tìm ra phương pháp để giải cứu nước Anh, chiếm lại châu Âu và ngăn chặn các hoạt động của trùm phát xít Đức Adolph Hitler.
Colossus là hậu duệ của công nghệ tự động hóa mà Tommy Flowers phát triển trong những năm 1930 cho cơ quan điện toán của Anh. Một sứ mệnh cao cả của Colossus mà ít người biết đến là nó đã từng là cỗ máy đóng vai trò then chốt giúp ngăn chặn các hoạt động tội ác của Đức quốc xã.
Câu chuyện lịch sử
Chiếc máy tính lập trình đầu tiên này được Harold Thomas Flowers phát minh ở Anh trong cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940. Những thông tin trước đây cho rằng ENIAC do trường đại học Pennsylvania, chứ không phải Colossus mới là cha đẻ của máy tính lập trình. Chiếc ENIAC của đại học Pennsylvania xuất hiện sau Colossus phải đến 2, 3 năm và chỉ có thể coi là máy tính thương mại “kinh doanh” lần đầu tiên được sản xuất. Lịch sử đôi khi đã có những sai lệch. Những sự thật đáng chú ý này và sự kiện phát minh ra Colossus của Sir Harold Thomas Flowers, chiếc máy tính có thể nói đã có một sứ mệnh cao cả là cứu cả thế giới đã bị thất lạc theo thời gian, bị chôn vùi phía sau suốt 55 năm.
Những nỗ lực marketing thất bại của Tập đoàn Unisys, ACM và trường đại học Pennsylvania đã khiến họ bị ACSA cáo buộc đã cấu kết với nhau thực hiện một hành động phản khoa học, làm sai lệch lịch sử mà cụ thể là những sự kiện xung quanh máy tính ENIAC và Univac/Unisys. Đã đến lúc sự thật phải được làm sáng tỏ và cha đẻ của máy tính phải được tôn vinh: Tommy Flowers.
Khi còn là một kĩ sư quèn tại Sở điện thoại Anh (British Telephone Establishment), Tommy Flowers đã nảy ra ý tưởng sử dụng băng giấy và các thiết bị chuyển mạch làm bằng các ống chân không để tạo ra 1 thiết bị có khả năng lập trình nhằm tự động chuyển đổi các cuộc gọi. Dù ý tưởng của ông không thể thành hiện thực tại British Telephone Establishment, vào năm 1941, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 lan sang Anh, Tommy Flowers đã thuyết phục đội giải mã (Code Breaker) ở Bletchley Park Mansion, dự án Ultra tại Anh nhằm góp quỹ giúp ông xây dựng 1 model lớn hơn có tên gọi Colossus để giải các mật mã Lorenz mà Đức quốc xã sử dụng với các bức điện tín để Đô đốc Durnetz gửi tin nhắn đến bộ chỉ huy lưu động của Đức ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Nếu nắm bắt được hệ thống liên lạc này, quân Đồng Minh sẽ dễ dàng theo dõi được các hoạt động của Đức quốc xã và đưa ra các giải pháp đối phó. Tommy mất 6 tháng để hoàn thành cỗ máy của mình, và với sự giúp đỡ của các nhà toán học cùng đội giải mã của Bletchley Park, ông bắt đầu viết các chương trình đầu tiên để giải mã các thuật toán mật của Lorenz vào cuối năm 1942. Trong khi đó Eniac chỉ lần đầu được nhắc tên vào năm 1946.
Đến đầu 1943, máy tính của Tommy Flower được hoàn thành. Thêm nhiều máy Colossus được xây dựng cho những công việc giải mã phức tạp hơn. Colossus lần đầu tiên giải mã được hệ thống đài phát thanh - điện báo tin nhắn NAZI Lorenz vào đầu 1944. Đây là thời điểm mà trường đại học Pennsylvania bắt đầu phát triển chiếc máy tính mà sau này được biết đến với tên gọi ENIAC (được hoàn thành vào cuối năm 1945, đầu 1946).
Những hình ảnh hiếm hoi về chiếc máy tính lập trình đầu tiên trên thế giới Colossus.
Colossus mới chính là chiếc máy tính lập trình đầu tiên trên thế giới. Trước khi chiến tranh thế giới 2 kết thúc, 10 máy tính Colossus đã được xây dựng cho Cục chiến tranh Anh (British War Department) và chúng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phá vỡ hệ thống thông tin radio Nazi của Đức quốc xã, bằng việc vô hình làm vô hiệu hóa khả năng đánh chìm tàu hộ tống của Mỹ của Đô đốc Durnetz, phá hoại hoạt động của thống chế lừng danh Irwin Rommel ở Bắc Phi cùng những chiếc công phá vỡ hệ thống thông tin của Nazis khiến Đức quốc xã không thể nhận được các thông tin chính xác về tình hình chiến sự.
Khả năng của Colossus được Văn phòng tình báo khoa học của Bộ chiến tranh Mỹ biết đến và sau đó được cơ quan này xem là cỗ máy đã giữ một vai trò quyết định trong các hoạt động quân sự chống lại nước Đức vào 1944. Cơ quan này sau đó mang Colossus cho Drs. Eckley và Mauckert tại trường đại học Pennsylvania tìm hiểu các thiết kế của Colossus để phát triển ENIAC.
ENIAC không phải là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới.
Do người Anh xếp Colossus vào một trong những bí mật quân sự, sự tồn tại của nó chưa từng được công khai cho đến khi Colossus được khỏi danh mục các bí mật quân sự vào cuối 1970, khá lâu sau khi thế giới phong tặng danh hiệu chiếc máy tính lập trình đầu tiên cho ENIAC (sau được đổi tên thành UNIVAC) của trường đại học Pennsylvania, Eckley và Mauckert.
Người Anh sau đó phát triển một máy tính khác có tên AJAX với các tính năng như bộ nhớ ảo, dùng đĩa lưu trữ cùng khả năng liên lạc nhanh chóng.
Dr. Flowers, người hùng phát minh ra cỗ máy từng cứu giúp nhân loại cũng như Sở điện thoại Anh nơi ông làm việc, đã giữ bí mật những việc làm của ông trước khi Colossus được phép công khai. Ông chỉ nói ngắn gọn về quá trình phát minh cho một số người, đồng thời giúp đỡ trong việc xây dựng một cỗ máy khác vào giữa những năm 1990 trước khi qua đời.
Người Anh xem bí mật của Colossus nhạy cảm đến nỗi ngay sau khi đưa Colossus ra khỏi danh sách các bí mật chiến tranh, họ không muốn bất kỳ ai khám nghiệm nó. Đến đầu 1980, chính phủ Anh đã quyết định phá hủy tất cả 10 chiếc máy Colossus. Sau đó, vào năm 1994, Tommy Flowers và một nhóm những nhà cách tân đã xây dựng lại một phiên bản Colossus mới chính xác như nó từng tồn tại từ bản vẽ và sơ đồ, và hiện tại cỗ máy đó đang nằm tại bảo tàng Bletchley Park nước này.