Tư vấn

Cảnh giác khi sửa chữa iPhone

Cảnh giác khi sửa chữa iPhone

Lỗi loa


 

 

Với các lỗi loa bị rè, người dùng thông thường không thể biết lỗi này là do hư loa hay hư IC Audio. Thế nên, các cửa hàng sửa chữa sẽ tự do mà phán bệnh. Thường thì giá sửa loa khoảng 200.000 đồng còn IC Audio thì trên dưới 1 triệu đồng tùy theo cửa hàng. Do vậy phải xác định được là loa lỗi do đâu.

 

Lỗi màn hình

 


 

Với lỗi màn hình không hiển thị sáng. Lỗi này đôi khi là do lỏng cable, chỉ cần vệ sinh giắc cắm nhưng cửa hàng báo là hư màn hình để thay màn hình mới. Bằng cách này, những cửa hàng sửa chữa không uy tín vừa bán được màn hình mới và lại “luộc” được màn hình zin của khách.

 

Lỗi phím Home



 

Với lỗi liệt phím Home, có thể do dùng lâu ngày, bụi bẩn vào nhiều gây tình trạng nghẽn và phím Home hoạt động không nhạy. Đôi khi chỉ cần mở máy vệ sinh không quá 20 phút là có thể khắc phục được.

 

Coi chừng bị “luộc đồ”

 

 

 

Sở dĩ có tình trạng “luộc đồ” là do linh kiện thay thế chính hãng không có nhiều. Trong khi đó, iPhone cũ, hàng nhái, hàng dựng, Trung Quốc lại quá nhiều. Những cửa hàng làm ăn chộp giật  sẽ “luộc đồ” vì còn dùng linh kiện zin này lắp ráp, sửa chữa cho nguồn hàng iPhone dựng, nhái hoặc để qua mắt những khách “sành hàng”... Những linh kiện ưa chuộng luộc nhất là: khay sim, ốc máy, chỗ cắm sạc, pin, chip wifi, camera... Đây là những linh kiện nằm phía bên trong, iPhone lại khó tháo lắp nên khi bị luộc, người dùng rất ít khi phát hiện ra được ngay vì không thể mở ra ngay đẻ kiểm tra xem ốc, vít của mình có bị thay thế hay không.

 

Chữa lành thành què

 



 

Chính vì bị luộc mà nhiều chiếc iPhone sau khi đem đi sửa, dùng thời gian ngắn lại từ bệnh này đổ sang bệnh khác. Chẳng hạn, sau khi sửa thay loa cho hết rè thì khi dùng bỗng dưng thấy sóng wifi chập chờn, chụp hình không nét, nhanh hết pin, sạc không ăn điện... Phần lớn nguyên nhân là do linh kiện zin đã bị đánh tráo và thay bằng hàng Trung Quốc hoặc từ nguồn linh kiện của những chiếc máy iPhone cũ, hàng dựng khác. Việc sửa máy tốt xấu phụ thuộc vào lương tâm của từng cửa hàng.

 

Ngoài lương tâm thì vấn đề đáng quan tâm nữa là do tay nghề của thợ sửa. Có khi thợ không cố ý bệnh nhẹ phán nặng nhưng do trình độ chẩn đoán bệnh kém hoặc do vô ý làm hư hỏng máy của khách rồi tìm cách “đổ vạ”. Dù ở khía cạnh nào, người dùng cũng đang chịu thiệt mỗi khi iPhone truc trặc.

 

Phòng chống bằng cách nào

 

Trước khi mang máy đi khám bệnh, người dùng nên search thông tin các bệnh thường gặp, cách khắc phục được chia sẻ từ những anh em trên các diễn dàn chuyên về Táo. Tình trạng bất khả kháng như buộc phải mang máy đi sửa thì yêu cầu nơi sửa bảo hành phần đã chỉnh sửa, đồng thời yêu cầu cam kết các linh kiện bên trong máy phải là hàng zin. Nếu phát hiện ra những linh kiện như pin, camera, , chip Wifi có sự đánh tráo sẽ phải bồi thường. Việc này mất thời gian nhưng các cửa hàng uy tín sẽ sẵn sàng cam kết.