Bài viết chỉ là cảm nhận riêng của bản thân mình, cũng có thể đây là 1 câu chuyện: mình đến với Apple như thế nào và mình đã có đc Macbook như thế nào; dành cho mọi người và các bạn lần đầu sử dụng máy tính, sản phẩm của Apple như iPhone, iPad, iPod, .... để giúp các bạn có cái nhìn tốt hơn, thu thập được những kinh nghiệm, những sự chuẩn bị tốt để bắt đầu sử dụng sản phẩm mà ko phải bỡ ngỡ. (Sau bài viết này là tổng hợp các Applications, Games, Wallpaper,..... cho Mac mà mình biết và có được)
Nếu các bạn thấy thật sự bài viết này giúp ích được cho các bạn, hãy click "cảm ơn" để ủng hộ mình nhé, xin cảm ơn mọi người rất nhiều
Thú thật là trước giờ chưa bao giờ viết đc 1 bài nào hay cả, chỉ đi trả lời giúp mọi người các thắc mắc mà mình biết đc khi sử dụng macbook trong 1 thời gian nhất định (1 năm) thôi, hôm nay vì sinh nhật tinhte tròn 5 năm và giải thưởng hấp dẫn quá hehehe. Mình sẽ viết thử xem coi tới đâu.
Xin lưu ý đây là topic phi lợi nhuận, có chăng thì cũng chỉ là tham gia cuộc thi THÁNG CHIA SẺ cùng với ae, mọi thứ tất cả không phải của riêng mình, mình đã tổng hợp từ bài 1 số điều hành viên của diễn đàn như Dihuta, Cuhiep, Vuhai6,...... (có ghi nguồn và trích dẫn đầy đủ) đây ko phải là bài của riêng bản thân mình, mình chỉ đóng góp ý kiến, chắt lọc thôi, nên có 1 số hình ảnh mình vẫn để tên của người chủ hình đó, mình ko thay đổi vì như thế thì ko hay. 1 Topic có thể nói là hoành tráng như thế này thì phải có sự đóng góp của nhiều người thì mới có thể tốt đc, 1 diễn đàn phải có sự đóng góp của nhiều thành viên thì mới mạnh mẽ được .
Các thủ thuật, hướng dẫn mình tổng hợp ở đây mình đã làm đc, có thành công, có thất bại, nên mình chia sẻ, có những cái mình chưa thử vì cảm thấy không cần thiết lắm, nên mình ko chia sẻ ở đây (vì mình ko biết), nếu ai có thắc mắc gì cứ trực tiếp hỏi, mình sẽ tìm hiểu và chia sẻ cho các bạn. Vì mình biết nên mình mới dám nói và chia sẻ được (mình sợ có nhiều bạn xem bài của anh Hải xong hỏi tại sao mình lại không tổng hợp hết mà lại có cái này mất cái kia) lo xa tí thôi.
Và mình xin phép được bắt đầu:
Quá trình đến với các sản phẩm Apple nói chung và MacBook nói riêng:
Kể từ khi bước vào học ở Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Đa Phương Tiện, học về truyền thông đa phương tiện, nghe bạn bè nói là phải có MacBook thì làm mới ngon được, nhưng thật sự là mình cũng chẳng nghĩ như thế, vì cái nào làm cũng được, quan trọng là do cái đầu mình thôi. Nhưng từ khi thấy nhỏ bạn xài MacBook, thật sự là mình mê mẩn, ăn ngủ, làm cái gì cũng nghĩ đến nó, ko phải vì đua đòi cho bằng anh bằng em, mà vì trước đó mình cũng đã xài iPod, iPhone rồi, và cũng nhờ chiếc iPod đầu tiên mình sỡ hữu là iPod Mini 8Gb mà mình mới biết thế nào là công nghệ và mình cũng đã đam mê công nghệ từ đấy. Thế là cố gắng xin cho được Macbook, và kết quả là ba mẹ đã đồng ý và đổi cho con laptop cũ và rước về em MacBook Pro 15 inches MB986LL/A cấu hình Core 2 Duo 2.8Ghz, HDD 500Gb, Geforce 9600GT 512Mb và 9400GT 256Mb, Ram 4Gb. Trải nghiệm, Mò Mẫm, Thú Vị, Thất Bại, Thành Công: Phần bên ngoài: Ưu điểm: Thiết kế hoàn toàn bằng nhôm nguyên khối màu xám bạc, Ngay khi nhìn vào thực sự bắt mắt, máy khá mỏng, nhìn thấy cảm giác mát lạnh, và thực sự lạnh vì làm bằng kim loại nên khi thời tiết mát mẻ hoặc lạnh thì máy sẽ rất lạnh, ôm rất đã Với logo Apple đơn giản ngay phía sau màn hình, theo mình như thế là quá đủ cho một sản phẩm với mục đích thể hiện sự đơn giản và tinh tế của nó.
Khoan vội mở máy lên. Xem xét bên ngoài cho thật kĩ, và đó chính là kinh nghiệm của mình, với những bạn thật sự đam mê thì đó là những trải nghiệm thú vị nhất bên cạnh phải là ổ đĩa quang dạng nuốt, rất đẹp, rất tinh tế
bên cạnh trái gồm có nguồn, cổng mạng, firewire, minidisplay port, 2 cổng USB, khe cắm thẻ SD (đối với 15 inch), 13 inch không có khe cắm thẻ và 17 inch thì khe cắm thẻ bự hình vuông (em không biết gọi là gì), cổng âm thanh vào, và cổng âm thanh ra, ... nhít 1 tí thì có 1 nút bấm thì sẽ có dòng đèn xanh sáng lên => đó là báo hiệu dung lượng pin đấy.
Nhược điểm: Máy khá nặng so với vẻ ngoài của nó, tầm phải 2,3 Kg. Và bộ vỏ nhôm nguyên khối tuy đẹp, nhưng cực kì dễ bám bẩn, và rất dễ trày, dễ móp. Kinh nghiệm ở đây là các bác hãy dán da (khắctên) mua case nhựa hay dán bảo vệ máy, vừa đẹp lại vừa tránh cho máy khỏi bị tác động từ bên ngoài làm xước hay móp. Nhưng đối với các bác muốn giữ vẽ đẹp hoang sơ của máy thì hãy bảo quản cẩn thận, mua một cái túi đựng laptop xịn hay dỏm gì cũng được (ngoài các tiệm bán balo thì chỉ tầm 45 60k 1 cái thôi, nhưng các túi xịn như crumple hay ….. thì giá hơi cao 200 300 -> 1tr hơn đấy, hãy cân nhắc kĩ nhé), đút “em nó“ vào khi nào xài thì lấy ra mà phải giữ cho thiệt kĩ nhé. Nếu trày thì sẽ rầu lắm đấy ạ ! Máy có khá ít cổng kết nối USB, chỉ có 2 cho 15 inch và 3 cho 17 inch
Từ từ vào bên trong: Nhẹ nhàng mở máy lên rồi ấn nút power, chờ máy chạy, hãy xem bàn phím của MacBook đc Apple thiết kế hoàn hảo như thế nào, hầu như không có khoảng thừa, mà tất cả dường như vừa đủ cho mọi thao tác của người dùng. Apple rất hay và tinh tế khi làm các dòng MacBook từ Pro đến Air đến White tất cả đều chung một kích cỡ bàn phím.
Màn hình máy chạy clip Welcome bằng nhiều thứ tiếng, nhìn và nhớ, clip tuy ko có gì đặc sắc nhưng đối với mình đó là hay đấy
Máy sẽ hỏi mình một số thông tin cần thiết và làm theo như thế sẽ vào được bên trong desktop.
Hệ Điều Hành: Đối với những người dùng Windows đã quen, nay chuyển sang Mac thì đó là một sự thay đổi lớn, không phải nói là thay đổi hoàn toàn. Một giao diện hoàn toàn khác Taskbar thì nằm phía trên và phía dưới là 1 thanh dock với các ứng dụng nằm trên đó. Hoàn toàn màn hình desktop không có một folder hay chương trình nào.
Bắt đầu, click vào Finder (Finder bên Mac thì chính là My Computer bên Windows), tất cả các mục đều nằm trong Finder này. Có một phần mềm luôn chạy cùng với Mac OS, đó là Finder, đây chính là phần cơ bản nhất của Mac OS. Finder có chức năng quản lý files, folders, quản lý các công việc, thao tác …. của bạn. Desktop là một phần trong Finder, và trong Finder cũng có 1 folders là Desktop. (mình nói có hơi khó hiểu quá không?). Khi ta mở một thư mục nào đó thì đó chính là Finder:
Phía bên trái cửa sổ là Sidebar, nơi hiển thị các thông tin, Devices, Places (ở đây các bạn có thể bỏ các thư mục các bạn thích như là Dock)
Ta có thể cho hiện đường dẫn của File or Folders – tại thanh bar phía dưới – bằng cách: thanh Menu – View -> Show Path Bar
Preference của Finder (phím tắt là Command + , [tất cả các ứng dụng nào khi ấn tổ hợp này là sẽ vào Preference của ứng dụng đó dùng để tinh chỉnh nhiều thứ, giống như là Options bên Windows vậy])
Và để coi thông tin của File hay Folder thì ta click chuột phải vào file hay folder đó, chọn Get Info, hoặc tổ hợp phím Command + I, nếu muốn xem 1 lúc nhiều file hoặc folder gộp lại thì thâm alt (option) vậy tổ hợp phím là option + command + I
Bên ngoài desktop thì có 2 phần chính: Top Menu và Dock:
Dock:
Là nơi chứa các Alias (win gọi là shorcut) của các phần mềm chúng ta hay sử dụng. Alias của một phần mềm có thể để ngoài Desktop, hoặc gom chúng lại trên Dock. Khi ta kéo icon một phần mềm vào Dock thì Alias của nó cũng sẽ hiện lên trên Dock. Ta có thể xóa hoặc thêm các Alias này ra khỏi Dock (khi đó phần mềm vẫn có trong thư mục Application, không bị mất đi) bằng cách nhấn giữ và kéo alias đó ra khỏi Dock hoặc là kéo từ Application vào Dock Và phía dưới Alias có 1 chấm sáng trắng, thì điều đó có nghĩa là Apps đó đang chạy. Từ phiên bản MacOS 10.5 Leopard trở đi trên Dock chúng ta có thêm các Stack (mặc định có sẵn 2 stack phía bên trái thùng rác). Stack là alias link đến một thư mục nào đó, ta có thể thêm hoặc bớt các stack (thao tác giống như alias của phần mềm vào Dock), được chia ra bởi 1 hình vạch trắng phần này để chứa gọi nôm na Stack là các folder chứa các file.
Khi Kich chuột phải vào một stack, có một menu hiện ra và ta có thể chỉnh các thông số của stack
Top Menu:
Ở ngay đầu bên trái là logo quả táo . Logo này là cố định, dù bạn đang chạy phần mềm nào thì icon này cũng hiện ở đây. Và đây cũng là menu để truy cập nhanh vào các chức năng cần thiết của hệ điều hành. Một số chức năng qua trọng là: • About This Mac: Dùng để check thông tin, cấu hình máy • Software Update: cập nhật phiên bản mới nhất cho các phần mềm trong máy (chỉ áp dụng cho các phần mềm của apple) • Force Quit: tắt tất cả các phần mềm đang chạy (trong trường hợp phần mềm đó bị treo, không tắt bình thường được)
Kế tiếp chính là tên phần mềm đang chạy và mình đang sử dụng. Khi kick và tên phần mềm thì sẽ xuất hiện một menu (bất cứ phần mềm nào cũng có menu này). Chúng ta có thể coi thông tin về phần mềm này và quan trọng nhất là truy cập được vào Preferences của phần mềm đó.
Phần còn lại chính là các menu của phần mềm. Mac OS có một điểm đăc biệt khác win đó là các phần mềm đang chạy, dù đang ở vị trí nào trên màn hình thì menu cuả nó cũng hiện ở trên Top menu này (khi ta chọn một phần mềm nào đó thì đồng thời menu của nó cũng hiện hiện Top menu ở vị trí này) Phía bên phải của Top Menu _ Ngoài cùng phía bên phải chính là Spotlight - chiếc kính lúp kỳ diệu: có chứ năng search, máy tính, tra từ điển…... Nếu bạn chưa biết nó là gì thì hãy đọc nhé. Tại đây nè
_ Các icon từ phải qua trái lần lượt là: Spotlight, Date time, pin, volume, tắt mở wifi, tắt mở Bluetooth và cuối cùng là Time Machine.
_ Ta có thể cài thêm iStat menus để thay thế cho các icon mặc định và thêm một số các tính năng khác như thông tin về nhiệt độ máy, thông tin ram, tốc độ quạt... Coi thêm ở đây mình sẽ chia sẽ cho các bạn vào cuối bài.
Để tinh chinh như Desktop, Screen Saver, Độ phân giải màn hình, Trackpad, Chuột, Wifi, Bảo mệt dữ liệu, font chữ, bàn phím Anh hay Việt, Dock……. => tất cả đều nằm trong mục Preferences (Alias hình bánh răng cưa ngay phía dưới dock hoặc Quả Táo góc trái trên cùng và -> System Preferences
Ở đây mình xin hướng dẫn các bạn những cái khó hiểu, cần sự giải thích nhiều hơn, chứ VD như Dock, Desktop, hay Screen Saver thì rất dễ rồi, mình xin phép để các bạn tự mò, hihi.
Các phần mình xin phép hướng dẫn dưới đây:
1. Expóse & Spaces 2. International 3. Energy Saver - thiết lập về chế độ sử dụng pin để pin được tốt hơn 4. Keyboard & Mouse 5. Trackpad 6. Universal Access
1.Expóse & Spaces
1.1 Expóse: Các các cửa sổ thể hiện trên màn hình. Để giúp việc chuyển đổi cửa sổ làm việc một cách hiệu quả bạn hãy thiết lập Expóse cho phù hơp với mình nhất. • Active Screen Corners: phần này cho ta lựa chọn việc thể hiện trên màn hình sẽ thế nào khi ta di chuyển chuột đến 4 góc của màn hình. Trong hình minh họa trên, ở góc trái bên dưới mình chọn là All Windows. Có nghĩa là mỗi khi mình di chuyển vào góc đó thì tất cả các cửa sổ sẽ được sắp xếp lại để mình cùng 1 lúc có thể thấy hết các cửa sổ đó trên màn hình và có thể chọn cửa sổ nào mình muốn cho nó hiện lên trên cùng để làm việc. • Expóse: Tương tự như bên trên nhưng thay vì ta di chuyển chuột đến 4 góc thì ta chọn phím tắt. Mặc định là các phím. F9 để sếp tất cả các ứng dụng lên màn hình, F10 để hiện ứng dụng bạn đang làm việc rõ lên, các ứng dụng khác sẽ mờ đi, F11 để hiện ra màn hình desktop các cửa sổ ứng dụng sẽ chạy ra 4 cạnh. • Dashboard: Phần này quy định phím, nút để mở và tắt Dashboard. Dashboard là một khu vực chứa nhiều tiện ích nhỏ nhưng là Widgets bên Windows Vista. Hiện đã có hàng ngàn ứng dụng nhỏ khác nhau cho Dashboard mà bạn có thể tải về từ đây.
1.2 Spaces: Kích hoạt chức năng Spaces trên Leopard sẽ giúp bạn có nhiêu nhiều không gian việc hơn. Bạn có thể thêm 1 hoặc 15 màn hình ảo khác. Bạn có thể dùng phím tắt hoặc chuột để truy cập nhanh chóng đến các màn hình ảo này để làm việc. • Kích hoạt Spaces: Đánh dấu vào ô Enable Spaces. Ta có thể chọn ô Show Spaces in menu bar để truy cập nhanh các màn hình ảo từ thanh công cụ. Số hiện lên bên trong biểu tượng Spaces là số thứ tự màn hình đang được kích hoạt. • Application Assignments: Chọn ứng dụng chạy mặc định tại màn hình ảo nào đó: Ta có thể chọn một hay nhiều ứng dụng khác nhau mà mỗi lần mở lên các ứng dụng đó tự động chạy vào một màn hình ảo nhất định. • Kích hoạt nhanh Spaces bằng bàn phím hoặc chuột (Keyboard and Mouse Shortcuts): Ta có thể đặt phím tắt từ bán phím, chuột để khởi động nhanh Spaces. Mặc định là nhấn F8 để kích hoạt Spaces, nhấn phím Control + phím mũi tên để di chuyển qua lại giữa các cửa sổ. ở đây mình khuyên các bạn chỉ sử dụng dưới 3 màn hình, nếu hơn thì máy sẽ nóng và giật nếu làm việc nhiều quá, các máy khác mình không biết nhưng theo mình thấy thì máy mình như vậy. 2. Language & Text: Ta có thể chỉnh ngôn ngữ của hệ thống (mặc định là Eng). Ngoài ra có thể chỉnh định dạng của số, đồng hồ, ngày tháng trong tab Formats. Quan trọng nhất ở phần này là Input Sources , tại đây ta có thể kick hoạt các bộ gõ có sẵn của mac để phục vụ nhu cầu của mình. Với các máy Mac mới, bản gõ Tiếng Việt kiểu Telex và VNI đã có sẵn trong máy, các bạn chỉ cần chọn vào thôi (sau đó nó sẽ đc tự động kích hoạt và để thay đổi kiểu đánh, các bạn chọn vào icon ngay sát cục pin trên thanh Top Menu phía phải)
3. Energy Saver - thiết lập về chế độ sử dụng pin để pin được tốt hơn • Ở mục này có thể chỉnh thời gian sử dụng máy, thời gian sleep, hoặc chọn cái có sẵn trong mục: Optimization • Khi kick vào Schedule... ta có thể đặt thời gian mở máy và tắt máy (hoặc sleep)
4. Keyboard & Mouse:
• Mặc định của MacOS là khi bạn nhấn F1, F2 ... thì nó không ra F1, F2 mà nó là phím chức năng, như chỉnh sáng tối, âm lượng, đèn bàn phím.... Để F1 chính là F1 thì ta chọn vào "Use all F1, F2, ect. keys as standard function keys". Khi đó muốn chỉnh sáng tối, âm lượng... thì ta dùng Fn + F1 (hoặc Fn + F2 .....) • Illuminate keyboard in low light conditions: nếu mục này được chọn thì tức là chức năng tự động bật đèn và chỉnh độ sáng của đèn bàn phím đã được bật lên.
5. Trackpad: Những chiếc MAC mới ngày càng thông minh hơn với nhiều tiện ích được kèm theo. Bạn có thể dùng 1 ngón để click chuột, 2 ngón để trượt, xoay, phóng to thu nhỏ và 3 ngón để qua bài, qua hình. Vào đây sẽ thấy và có thể bật lên, tùy vào máy của bạn và phiên bản hệ điều hành mà bạn sẽ thấy ít hay nhiều ngón:
• Vào System Preferences • Chọn Keyboard & Mouse rồi click thẻ TrackPad (với Leopard 10.5.6 trở lên thì TrackPad được mang riêng ra ngoài). • Bấm vào Tap to Click nếu bạn muốn 1 ngón click chuột (nên chọn cái này). • Bấm vào Dragging nếu bạn muốn 1 ngón để di chuyển cửa sổ. • Chọn Secondary Tap nếu bạn muốn 2 ngón bật menu (chuột phải). Các chức năng khác của 2 ngón được bật mặc định.
6. Universal Access:
• VoiceOver: Khi bạn thấy tự nhiên cái máy bạn lại phát ra những tiếng nói khó hiểu (thực ra là chức năng phát âm định hướng dành cho người mù) • Zoom: Khi bạn bật On chức năng này thì bạn có thể phóng to thu nhỏ màn hình bằng cách nhấn alt + command + - (hoặc alt + command + =) • Enable access for assistive devices: bật chức năng phát âm của mac. Như khi cài translateIT sẽ yêu cầu bạn chọn cái này để có thể chạy chế độ phát âm
7. Cách cài đặt ứng dụng, game cho Mac:
File setup cho Mac là DMG, các bạn khi down về sẽ thấy (EXE là cho Windows, nhưng file nào có đuôi là *.exe thì không chạy đc trên Mac nhé)
Khi click vào file DMG đó, sẽ có 2 trường hợp cho các bạn cài:
1 là nó sẽ ra file *.mpkg, đối với file này, các bạn click vô, cài bình thường, chọn "continue" như là next bên Windows vậy đó, khi cài xong app nó sẽ nằm trong mục Application thôi
2 là nó sẽ ra như dưới hình, bạn chỉ việc kéo nó vào mục Application ngay đó hoặc dưới thanh Dock, mọi thứ hoàn tất sau khi nó copy xong, bạn chỉ việc click vô xài
Đó là những phần cơ bản nhất dành cho những người mới bước đầu dấn thân vào con đường Mac OS của Apple. Khá là thú vị đấy phải không, hãy có gắng làm quen, vì Mac OS nổi tiếng là thân thiện với người sử dụng với giao diện đẹp, mọi thứ đều rất đơn giản, dễ thực hiện. Đối với mình Mac OS khá tiện dụng, sử dụng nó còn tránh đc việc diệt Virus (vì Virus hiện này có cho Mac OS rất ít, theo mình biết thì chỉ có 2 con trojan mà thôi, và không ảnh hưởng gì đến máy cả) và hạn chế tối đa việc cài lại hệ điều hành nên mình rất thích, mày mò tìm tòi nhiều để có thể xài hết chức năng của máy, đó là một điều mà người đam mê công nghệ hay mới tập tành xài Mac OS nên biết, hoặc có thể 1 hệ điều hành nào khác như Windows, Android, iOS, ……. Mình có thể nói là fan ruột Apple, rất thích các sản phẩm của Apple, từ trong ra đến ngoài, cho nên bảo mình về Windows bây giờ thực sự là một quyết định khó khăn, không phải vì mình có mới nói cũ, nhưng thực sự xài Windows phải lo rất nhiều thứ. Và công việc chính của mình là thiết kế, hay sử dụng phần mềm Photoshop, AutoCad, Âm nhạc …. nên mình nghĩ Macbook Pro là sự lựa chọn khá đúng đắn và hợp lý.
To be continue ……
1.Sự khác nhau giữa MAC OS và Windows 2.Hướng dẫn cài Windows bằng Bootcamp cho Mac OS 3.Cách Share Wifi cho các thiết bị khác bằng Macbook Pro 4.Những kinh nghiệm của bản thân (thủ thuật) về Mac muốn chia sẻ với các bạn 5.Những phần mềm và công dụng của nó (kèm link down và hướng dẫn) mà mình có được sau 1 thời gian sử dụng 6. Cách sử dụng và bảo quản Pin cho MacBook 7........... 8.............. Bài viết có nguồn từ chính bản thân em và của bác Vuhai6 đó là các topic Phần I - Những cái nhìn đầu tiên Phần II: System Preferences - Chỉnh cấu hình hệ thống và Lời nói đầu - Chào mừng bạn đến với thế giới của Apple
xin cám ơn bác Hải rất nhiều
E xin phép được tiếp tục ở đây
Đối với mình, từ trước đó đã rất đam mê rồi, nên mình cũng đã tìm hiểu, xem clip, đi off cùng ae tinhte để học hỏi kinh nghiệm, lúc chưa có máy, niềm đam mê quá mãnh liệt nên phải tìm mọi cách để được tiếp cận với Mac. Cũng giống như trước khi mình có đc iPhone 3G, mình cũng đã tìm hiểu, unlock như thế nào, jailbreak ra sao, cài app ..... như thế nào, cách restore, vào SSH, ...... Tất cả cũng chỉ xuất phát từ niềm đam mê, nên khi được tiếp cận với sản phẩm, mình cũng ko bỡ ngỡ lắm.
Sau gần 1 năm sử dụng, mình nhận thấy Mac thân thiện với người dùng hơn, tuy mới chuyển qua khá bỡ bỡ (với nhiều người) nhưng giao diện cách thức sử dụng ko phải là rào cản lớn, mà ở đây chính cái giá chính là rào cản lớn cản trở nhiều người đến với sở thích của riêng mình. Nếu có điều kiện, bạn hãy thử dùng Mac xem, bạn sẽ thích ngay đấy, tuy hiện h số phần mềm của Mac không đươc như bên Windows, Games còn rất hạn chế không chơi được game online, game offline thì ít (nhưng không phải là ko có), đa số các phần mềm làm việc về âm thanh, hình ảnh, văn phòng khá là đầy đủ: ví dụ như đã có bộ Adobe CS5 cho dân đồ họa, AutoCad 2011, Office cũng 2011 luôn (nhưng theo nhiều người và theo mình thì Office cho Mac vẫn không mượt mà và bằng bên Windows) chỉ có giao diện đẹp và nhiều templates dễ lựa chọn hơn. Chỉ duy nhất là chưa có 3DsMAX cho MAC mà thôi Song song đó thay thế Office thì Apple đã có bộ iWork: gồm có Keynote = Powerpoint, Pages = Word, Number, .... và bộ iLife 11: gồm có Garage Band (cho phép bạn soạn thảo nhạc với 6 dụng cụ cùng 1 lúc, hay học piano, guitar .....), iPhoto là 1 nơi để bạn có thể lưu giữ hình ảnh, chỉnh sửa nhanh ảnh, chia sẻ với các mạng xã hội,....... và iMovie là phần mềm chỉnh sửa Video với giao diện thân thuộc cho người sử dụng, với nhiều chức năng độc đáo, ...... Tóm lại, những ai lần đầu tiên đến với Mac luôn luôn nói 1 câu, "sao mà khó xài thế", dĩ nhiên khi thay đổi một cái gì đó mà chúng ta không quen trong cuộc sống hằng ngày, điều đó chính là khó, nhưng với Mac, bạn hãy xài thử đi, hãy cảm nhận và rồi bạn sẽ thấy: Mac cực kì đơn giản, thuận tiện, gọn gàng và tinh tế. Bạn sẽ khó có thể quay lại xài Windows lắm (trừ những trường hợp cần thiết và bắt buộc thôi)
Mình xin đi tiếp nhưng cái ở trên sau vài lời:
1. Sự khác nhau cơ bản giữa Mac OS và Windows
Việc đầu tiên sau khi mở MacBook ra lần đầu tiên hay mới cài lại hệ điều hành cho máy:
Đó chính là cho chạy phần mềm Software Update, bằng cách: Kick vào hình trái táo ở góc trên trái của màn hình và chọn Software Update
Công việc này nhằm giúp cho máy có thể cập nhật được những version của phần mềm, hệ điều hành mới nhất mà Apple cập nhật và cung cấp cho chúng ta. Điều này mang lại sự hoạt động ổn định cho máy, bớt nóng, và hơn hết là chúng ta có một cái gì đó luôn luôn mới mẻ trong máy tính, tạo sự hứng thú khi sử dụng.
LƯU Ý CẦN THIẾT:
Những phần mềm chạy trên windows thì không chạy được trên MacOS và ngược lại. Phần mềm trên win có dạng *.exe còn trên mac định dạng của của nó là *.app. Và định dạng file cài các app của Mac là *.dmg còn Win là *.exe.
Thư mục Application là nơi chứa các phần mềm trong MacOS (giống như Programs bên win).
Restart Mode, Sleep va Shutdown: MacOS có chức năng sleep rất hay. Khi dùng chức năng này thì tất cả các cửa sổ, công việc mình đang thực hiện đều được lưu lại, và bạn có thể kích hoạt lại máy tính bằng cách kick vào phím chuột hoặc Spacebar. Chức năng này ít hao pin và có thể gập máy lại trong quá trình di chuyển.
1 lời khuyên: những bạn nào có công việc hay di chuyển, thì mỗi khi đóng máy, đừng nên tắt máy làm gì, vì như thế khi bật lên sẽ ảnh hưởng đến thời gian của chúng ta. Mình cũng như các bác khác xài Mac, đều đóng máy cho máy ngủ bằng cách gập màn hình, khi nào ngưng sử dụng trong 1 thời gian dài thì shut down, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến máy, nên các bạn cứ yên tâm nhé.
Trong MacOS không có khai niệm fullscreen, nếu bạn muốn một cửa sổ hiện to hơn thì chỉ cần di chuyển chuột xuống bên phải của cửa sổ đó, kick giữ và thay đổi kích thước cửa sổ theo ý của bạn.
2. Hướng dẫn cài Windows thông qua Bootcamp dành cho Mac:
Cài Windows cho Mac có 2 loai khác nhau. 1 là cài thông qua Bootcamp, chạy Windows song song với Mac, 2 là Parallel là xem như chạy 1 chương trình trong Mac vậy (mình chưa thử, vì tuy có ưu điểm là nhanh, ko phải mắc công restart máy nhưng nhược điểm của nó rất lớn là không hổ trợ tối ưu hết hiệu năng mà Windows mang lại [vì windows bên này chạy dạng như là máy ảo]) vì thế mình khuyên các bạn cài Windows qua Bootcamp đi, tuy nó mất công restart nhưng tiện lợi hơn cho chúng ta sau này.
Ở đây, mình xin hướng dẫn các bạn cài windows qua phần mềm có sẵn trong máy là Bootcamp, vì Parallel mình chưa thử và không biết cách làm :
Các bước tiến hành:
1 - Khởi động trình Boot Camp Assistant: vào Applications/Ultility hoặc tại Finder nhấn tổ hợp phím Shift+Command+u. Boot Camp Assistant sẽ giúp bạn chia ổ cứng và chuẩn bị cài Windows.
Tạo phân vùng ổ cứng cho Windows: Boot Camp sẽ tạo thêm một phân vùng nữa cho ổ cứng trong máy Apple của bạn. Mặc định là 5Gb cho phân vùng này, 5Gb là dung lượng tối thiểu để cài WinXP, nếu bạn cài Vista thì bạn phải chọn nhiều hơn. 5Gb là quá ít, bạn nên chọn dung lượng cho riêng bạn hoặc dùng mặc định 2 là 32Gb. Sau khi cài Windows ta có thể dùng phần mềm để có thể khai thác ổ MAC và ngược lại.
2 - Bắt đầu cài đặt: Sau khi đã tạp xong phân vùng cho Windows, ta bỏ đĩa cài đặt hệ điều hành Windows và nhấn Start Installation để bắt đầu cài đặt Windows. Máy tính của bạn sẽ được khởi động lại và tự động khởi động cài đặt Windows.
3 - Cài đặt Windows: Phải chọn đúng phân vùng với dung lượng mà bạn đã chia cho Windows để cài lên. (các bạn cứ yên tâm ở đây, vì tất cả đa số là Auto và máy chỉ hỏi các bạn những cái nhỏ như cài đặt giờ, ngày, rồi hỏi có muốn connect internet ko thôi, cứ next và xơi nước).
Đối với Windows Vista hay 7 thì tai phải định dạng (format) lại phân vùng đó thì mới cài đặt được. Ta chọn ổ cứng rồi nhấn vào nút Format như bên dưới.
4 - Cài driver cho Windows:Sau khi cài xong, các bạn thắc mắc là làm thế nào để cài Driver. Vô cùng đơn giản, để cài Driver cho Windows ta bỏ đĩa cài đặt OSX kèm theo máy của bạn vào máy để cài. Khi bỏ đĩa vào máy nó sẽ tự động chạy, nếu không tự động thì bạn vào ổ đĩa và chạy tập tin Setup.exe để cài Driver cho Windows. Xong máy sẽ tự khởi động lại và bạn sử dụng Windows như 1 máy tính hệ điều hành Windows như bình thường rồi đó. 5 - Chọn hệ điều hành khi khởi động: Ngay khi mở máy lên hay khởi động lại máy bạn nhấn phím Atl/Option trên bàn phím để chọn hệ điều hành mà bạn muốn máy chạy. Việc chọn này chỉ nhất thời, lần sau máy sẽ tự động chọn hệ điều hành đã được chọn mặc định. (mình thì để mặc định là Mac OS, khi nào cần qua Windows thì sẽ restart lại và chọn vào Windows)
6 - Chọn hệ điều hành mặc định: BootCamp cho phép bạn chọn hệ điều hành mặc định khi máy khởi động vào. Hoặc vừa bất máy lên bạn nhấn phím Alt/Option trên bàn phím để chọn hệ điều hành mà mình muốn máy chạy. Để chọn hệ điều hành mặc định cho máy ta làm như sau:
Trên OSX: Vào System Preferences chọn Startup Disk, chọn ổ đĩa (hđh) mà bạn muốn máy dùng mặc định.
bất kể từ h trở về sau, khi mở máy thì máy sẽ tự động vào hệ điều hành mà bạn đã chọn khi nãy. Trên Windows: Nếu bạn đang ở trên Windows bạn vào Control Panel, tìm biểu tượng Startup Disk và chọn giống như bên OSX.
7 - Sơ đồ phím Apple trên Windows: Với bảng sơ đồ dưới đây, bạn có thể biết được các phím trên bàn phí Apple tương ứng với phím nào trên bàn phím Windows khi chạy Windows.
8 - Gõ bỏ Windows: Để xoá bỏ một bộ Windows đã cài lên máy MAC để cài lại bộ khác hoặc không dùng Windows nữa ta chỉ cần vào OSX vào Applications vào Ultility chọn BootCamp Assistant và chọn "Restore startup disk to single volume". Sau khi làm bước này thì sẽ không còn một dấu hiệu nào của Windows trên MAC, bạn nhớ sao lưu các tài liệu, ứng dụng quan trọng lại trước khi làm bước này. Hoặc còn 1 cách nữa là các bạn chỉ cần vào Disk Utility và format hay gộp 2 phần vùng (1 Mac, 1 Win) lại thành 1 là xong (mình sẽ hướng dẫn phía dưới)
Một số lưu ý khi cài Windows (kinh nghiệm bản thân): 1. Khi cài win, máy chỉ có 1 Partition (phân vùng trong ổ cứng) thôi, nhiều hơn sẽ rất dễ báo lỗi. 2. Nếu chia làm 3 phân vùng: 1 Mac, 1 Win, 1 Data dùng chung thì nên .1 Mac: định dạng Mac OS Extended Journaled .1 Win: định dạng FAT hoặc NTFS (NTFS mình sẽ hướng dẫn cài sau) vì Mac chỉ có định dạng Fat mà thôi NTFS phải cài. .1 Data định dạng Mac OS Extended
Chỉ có 2 lưu ý như vậy thôi, mình làm y vậy và chưa gặp phải vấn đề nào, Chúc các bạn thành công.
2. Hướng dẫn cài lại MAC OSX:
Trong quá trình sử dụng, Mac hầu như rất ít khi nhiễm virus, hầu như không có, nên đó ko phải là lý do để chúng ta cài lại máy, ở đây cài lại máy giúp chúng ta giải phóng đc ổ cứng, tăng dung lượng đáng kể, xóa bỏ những phần mềm không cần thiết, nhằm tránh đụng app, gây nóng máy, và điều quan trọng là giúp cho máy vận hành 1 cách trơn tru hơn, tốt hơn, và mát hơn .....
Mình xin hướng dẫn các bạn cài lại MAC OS bằng đĩa 1 cách nhanh nhất:
1. Sao lưu dữ liệu cần thiết (lưu vào HDD hay vào đâu đấy tùy các bác) 2. Khi cài máy: chúng ta có 2 lựa chọn: a. Bỏ đĩa OSX số 1 vào máy đang chạy rồi chọn Install MAC OSX và nhận Restart để bắt đầu quá trình cài đặt. Bạn phải nhập mật mã(password) để được cài lại máy.
b. Bỏ đĩa vào máy, sau đó ấn nút C, máy sẽ tự động đi vào trình cài đặt
3. Chọn lựa ngôn ngữ, chia ổ cứng...Ổ cài OSX nên để ít nhất là 30G - Chọn ngôn ngữ mà bạn dùng trong quá trình cài đặt cũng như sẽ sử dụng mặc định cho HĐH sau khi cài xong. - Sau khi bạn chộn ngôn ngữ và nhấn tiếp tục bạn chọn mục Utility trên thanh công cụ bên trên trong mục này có Disk Utility dùng để chia ổ đĩa. - Sau khi máy chia ổ đĩa xong các bạn đóng mục Disk Utility lại và bắt đầu cài
4. Chọn ổ cứng để cài hệ điều hành: Bạn sẽ thấy số lượng đĩa cứng bạn chia có trong bảng chọn. Hãy chọn một ổ để cài đặt.
(vì em ko thể cài lại máy trong lúc này, nên em xin vài tấm hình bên topic của bác CUHIEP, Topid đấy ở đây
Nếu bạn không muốn chia lại ổ cứng thì chọn nút Option trong mục chọn ổ đĩa và chọn cách bạn muốn cài đặt: Bạn nên chọn Erase and Install để xoá sạch ổ cứng.
5. Lựa chọn các phần mềm được cài đặt vào máy, nhằm tiết kiệm HDD cho máy:
1 - Phần driver máy in: không cần để lại, xoá tất cả, nếu cài máy in nào vào thì sẽ tải driver của máy đó. 2 - Phần ngôn ngữ: Đây là ngôn ngữ của toàn bộ hệ điều hành chứ khôngphải là ngôn ngữ hiểu thị, do đó có bỏ đi thì máy vẫn thể hiện tốt các ngôn ngữ trên website hay mail...Để lại gói ngôn ngữ này giúp ta có thể dễ dàng chuyển từ osx tiếng anh sang các thứ tiếng khác sau này nếu cần. - Phần iWork: ko cần thiết - Phần iLife: bạn có thể thử, nhưng cũng không cần - Phần Garage band gì đó thì là phần soạn nhạc, không cần thiết, cả những dữ liệu liên quan ngay kế bên dưới nữa. - Phần MS Office 2004 Test driver: không cần, có đĩa cái thật thì hay hơn là test driver. ... Các bạn chọn để chuột vào phần nào thì ở dưới có giải thích ứng dụng đó, nên đọc và biết là mình đang chọn hay bỏ cái gì.
6. Máy tự động cài đặt và khởi động lại.
7. Chọn quốc gia: Sau phần chào bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì ta được yêu cầu nhập nước mà mình đang ở, chú ý là nhập đúng VietNam nếu bạn đang ở VN, bảng danh sách chọn có thể sẽ không hiện ra lựa chọn VietNam, bạn bấm vào nút Show all thì nó sẽ hiện ra.
Việc này hết sức quan trọng, nếu bạn chọn nước khác sẽ rất khó điền số đt và địa chỉ cho phần sau.
8. Chọn ngôn ngữ bàn phím: Có hai lựa chọn 1 là usa và 2 là Vietnam (cờ vn). Chúng ta chọn USA và VN luôn, gồm có VNI là Telex.
9. Điền thông tin cá nhân: Chú ý: Area Code là mã bưu điện thành phố. VN HCM là 08, HN là 04...đây không phải là mã quốc gia 084. Phần điện thoại thì bạn phải đánh đúng: VD: 0988.009.005 ta đánh như sau: 98 - 8009005
10. Chúc mừng bạn, bạn đã thành công.
Hãy bắt đầu lại với 1 chiếc máy với hệ điều hành hoàn toàn mới, và hãy kéo topic này lên trên và khám phá lại từ đầu. kakakakakak
3. Về vấn đề Pin cho MacBook Pro hay các MacBook khác: Đối với thế hệ MBP mới, Apple đã laptop cho pin dính liền vào với máy và không tháo ra được, vì thế chúng ta nên có 1 chế độ sử dụng hợp lý, như vậy vì pin mới có thể "trâu", ít bị giảm health, và bền lâu đc.
Khi mới mua máy về, việc đầu tiên là khi mở máy, làm những công việc cần thiết và sử dụng cho hết pin, cho máy tắt hẳn, sau đó cắm sạc hơn 8 tiếng (theo mình tốt nhất là hãy cắm qua đêm), khi pin đầy, tiếp tục cắm thêm tầm 1 -> 2h nữa, rồi rút ra và sử dụng cho đến khi hết và tiếp tục cắm lại như lần đầu. Công việc như vậy liên tục trong 1 tuần. Việc làm này giúp pin giãn nở đều đặng và có 1 dung lượng tốt nhất. Sau đó, các bạn sử dụng bình thường, theo như khuyến khích của Apple thì chúng ta nên cắm điện lúc nào có thể, khi nào thực sự ko thể cắm được thì thôi, nhưng nếu có ổ nguồn thì cứ cắm cho MacBook
Và cứ 2 tháng, thì các bạn Calibrate (tức là xả pin) 1 lần. Cách Calibrate như sau:
a. Cắm sạc vào và sạc đầy b. Sau khi sạc báo đầy pin, tiếp tục để pin đc sạc thêm 2 tiếng hoặc hơn. c. Đối với máy đang bật, ngắt sạc ra và tiếp tục sử dụng d. Khi thấy pin sắp hết, save lại công việc đang làm dở và đóng tất cảc các ứng dụng. Dùng pin cho đến khi máy sleep e. Để máy sleep thêm 5 tiếng hoặc hơn. f. Cắm sạc cho đến khi pin báo đầy. (Khi cắm sạc, các bạn có thể mở máy xài như bình thường, ko sao)
như thế là xong phần pin, nhưng em sẽ hướng dẫn thêm những thứ có liên quan đến Pin của MacBook
- Khi ngưng sử dụng máy trong 1 thời gian dài (hơn 6 tháng), Apple khuyên chúng ta nên để máy còn ở khoảng 50% pin. thấp hơn thì máy sẽ mất khả năng sạc và cao hơn thì sẽ giảm tuổi thọ của pin - Chu kì sử dụng pin của MacBook :
1.Macbook, macbook pro pin rời: 300 chu kỳ 2.Macbook Air: 750 chu kỳ 3.Macbook pro pin liền: 1000 chu kỳ
.1 chu kỳ đc tính khi bạn xài đúng 100% pin của máy, VD: máy đang 100%, các bạn xài 30% và cắm sạc, sau đó máy lên lại 100% các bạn lại rút ra xài 70% thì lần trước 30% và lần này 70% nữa thì là đc 1 chu kỳ.
- Nhiệt độ phù hợp với pin, theo công bố của nhà sản xuất là từ 10 -> 35*C, VN mình điều này chỉ biết thôi chứ lúc nào mình thấy máy cũng thấp nhất là 48*C, do môi trường và nhiệt độ ở VN nóng, nên các bạn đừng để ý đến vấn đề này. (các bạn nên có những biện pháp tản nhiệt cho máy nhé (quạt tản nhiệt, xài trong phòng lạnh, thời tiết lạnh) điều đó sẽ tốt hơn) - Nếu không dùng nhiều pin thì các bạn nên Calibrate 1 tháng 1 lần.
Chốt lại:
1. Khi mua máy mới, nhớ calibrate 1 tuần đầu tiên. 2. Sạc pin: sau khi pin báo đầy (khoảng 2 tiếng) nên để thêm 2 tiếng nữa pin mới thực sự đầy. 3.Nếu thường dùng đến pin thì calibrae mỗi 2 tháng 1 lần, ít dùng thì 1 tháng 1 lần. 3.Có thể sạc pin bất cứ lúc nào thuận tiện, có thể vừa xài vừa xạc (nhưng những lần đầu tiên nên để xạc khi máy ko hoạt động) 4.Nếu ko dùng máy trong khoảng 6 tháng, xạc pin hoặc dùng pin đến khi còn 50% --->đem cất.
Chúc các bạn có 1 viên pin trâu khỏe, bền lâu.
4. Một số thủ thuật, phần mềm cơ bản nhưng cần thiết cho Mac: (Update thường xuyên)
A. Cách dùng Mac share Wifi cho các thiết bị khác: .Các bạn vào System Preferences .Sau đó vào mục Sharing .Chọn vào ô Internet Sharing Chỉnh Share your connection from: Erthernet To Computers Using: Airport (hoặc cái khác mà bạn muốn)
Sau đó chọn vào Airport Options thì sẽ hiện ra khung này: Network Name: ........ (các bạn đặt tên tùy ý) Channel: Automatic nhớ Enable nó lên thì mình sẽ set Password đc, khỏi cho ai xài chùa và chọn là 40 bit. sau đó OK, và Start là xong, máy sẽ phát wifi cho các thiết bị khác
Khi đó, icon Wifi bên góc phải sẽ như thế này, nếu ko thích phát nữa, các bạn chọn và Off nó đi, và nếu khi muốn bắt wifi của người khác, các bạn lại vào sharing và bỏ chọn Internet Sharing là xong
B. 3 cách chụp nhanh màn hình Mac: Sau đây là 3 cách dùng tổ hợp phím để chụp màn hình và lưu nhanh thành file ảnh .png vào Desktop:
1. Chụp nguyên màn hình Command + Shift + 3, rồi buông ra.
2. Chụp một vùng trên màn hình Command + Shift + 4 , sau đó vẽ một hình chữ nhật khu vực cần chụp.
3. Chụp một thành phần giao diện (không dính nền, đẹp, chỉ dành cho Leopard trở lên) Giữ Command + Shift + 4, trong khi giữ 3 phím đó, ta nhấn thêm phím Spacer bar (thanh dài), con chuột sẽ biến thành hình Camera, ta di chuyển đến thành phần nào (thí dụ cửa sổ, menu, icon, ...) thì sẽ chụp thành phần đó và lưu lại thành file.
Thí dụ ta có thể chụp hình chiếc máy tính (Widget) như thế này mà không dính nền, không dính Wallpaper bằng cách thứ 3:
File ảnh được lưu xuống Destkop với định dạng PNG. Muốn chuyển sang định dạng khác bạn cần vào Terminal và nhập lệnh: Code:
defaults write com.apple.screencapture type killall SystemUIServer
VD: defaults write com.apple.screencapture type jpg killall SystemUIServer
-> file chụp ảnh màn hình sẽ có dạng JPG
C. Thay đổi màu sắc khi bôi đen
Mặc định khi bôi đen một đoạn văn bản, màu sắc là xanh dương nhưng bạn cũng có thể dễ dàng thay đổi màu khi bôi đen.
Vào Preferences, chọn Appearance ngay ở đầu, chọn Highlight Color và chọn màu mà bạn thích. Không riêng gì bôi đen, khi chọn một file nào đó, phần tên của file cũng sẽ có nền màu bạn chọn.
ở đây mình lấy ví dụ lúc mình đang viết bài này
D. Khi bạn có 1 file ảnh bạn muốn bỏ nó vào iPhoto, mà iPhoto nằm trên Dock, bạn chỉ việc kéo file đó và trỏ chuột vào Alias iPhoto ngay trên Dock Việc làm này tương tự với các file và chương trình phù hợp khác như Mail, .........
E. Đem Widget từ Dashboard ra màn hình Desktop
Mặc định widget chỉ xuất hiện khi bạn ấn vào nút Dashboard, tuy nhiên, với một số thủ thuật nhỏ, mọi widget trong Dashboard sẽ được mang ra Desktop một cách dễ dàng. Đầu tiên bạn hãy mở Terminal lên, gõ
defaults write com.apple.dashboard devmode YES,
nhấn Enter. Sau đó gõ tiếp
killall Dock
và nhấn Enter. Giờ mở Dashboard (nhấn F4) -> chọn widget muốn kéo ra Desktop -> nhấn và giữ chuột -> nhấn F4 để thoát khỏi Dashboard. Thế là xong, giờ widget đó đã xuất hiện ở Desktop.
Khi muốn Widget đó trở lại Dashboard thì các bạn làm ngược lại, tức nhấn và giữ chuột, nhấn F4, thả chuột và nhấn F4.
F. Cách vào Facebook cho Mac
Các bạn dùng file mình đính kèm bên dưới, sau đó vào Finder, Sau đó Command + Shift + G, nó sẽ hiện ra cái bảng, Bạn đánh vào /etc, Rồi bạn copy cái file mình gửi vào đó, authiriene gì đấy, đánh pass vào là xong Khi đăng nhập bằng firefox hay chrome bạn phải ghi địa chỉ đầy đủ là www.facebook.com Và khi đăng nhập vào nếu như nó hiện ra thằng cảnh sát thì bạn phải chọn bên firefox là Add expresion gì đấy, còn bên Chrome là Any Proceed gì đấy. (dạng như là nó bị chặn và nó hỏi mình có muốn tiếp tục vào không thì mình cứ chọn tiếp tục, đừng chọn thẻ có chữ back, hoặc out gì đấy là ok thôi) đừng lo về cái đấy Thế là vào FB vĩnh viễn, ở các trình duyệt và các mạng thôi Chúc bạn thành công
Vì mình vẫn chưa đính kèm File Hosts đc nên nếu cần các bạn pm vào mail của mình là [email protected] để nhận nhé hoặc hộp thư ở tinhte.vn
Kinh nghiệm giúp dọn dẹp máy tính MAC:
1. Loại bỏ các bản ghi cũ của iChat
Nếu bạn sử dụng iChat, bạn có thể đặt phần mềm này lưu trữ lại các bản ghi mỗi lần chat. (Vào iChat -> Preferences, kích vào Messages, rồi chọn Save Chat Transcripts To, và chọn một folder để lưu trữ). Theo mặc định, phần mềm anfy sẽ lưu lại các bản ghi trong một folder có tên iChat trong folder Documents, nhưng bạn có thể chọn một nơi lưu trữ khác để lưu trữ các file bản ghi.
Với cài đặt này, iChat sẽ lưu lại một file bản ghi của mỗi lần chat. Đây thực sự là một ý tưởng tuyệt vời (và thực sự tiện ích cho công việc) nếu bạn thường xuyên phải gợi nhớ lại về một cuộc hội thoại. Tuy nhiên, nếu bạn gửi các bức ảnh trong khi chat, các file này sẽ tốn khá nhiều dung lượng. Nếu bạn nhìn vào folder iChat, bạn sẽ thấy các file này được sắp xếp theo ngày. Mặc dù bạn có thể muốn lưu trữ những bản ghi chat gần đây, nhưng những file được ghi từ các tháng trước là thứ bạn có thể cho vào thùng rác, nhằm tiết kiệm rất nhiều không gian ổ cứng.
2. Xóa các bản sao lưu ứng dụng
Rất nhiều phần mềm cung cấp tính năng tự động sao lưu, và lưu lại các bản copy file vào một folder nào đó, giống như iChat lưu lại các bản ghi. 2 phần mềm chúng tôi thường sử dụng là BBEdit của Bare Bones Software hay OmniFocus của The Omni Group thực hiện công việc như vậy. Một số ứng dụng, ví như OmniFocus, cho phép bạn chọn nơi lưu trữ bản sao lưu, trong khi các ứng dụng khác như BBEdit, lại không cho phép. BBEdit lưu trữ các bản sao lưu của nó trong một folder có tên BBEdit Backups trong folder Documents.
Nếu bạn sử dụng bất kì ứng dụng nào có lưu bản sao lưu, bạn sẽ thấy chúng có hàng Gigabytes các file trùng, phụ thuộc vào cách phần mềm đó lưu chúng. (BBEdit lưu lại một bản sao lưu mỗi lần tôi lưu một file). Xóa những file sao lưu này có thể giúp bạn tiết kiệm không gian cũng như giúp việc tìm kiếm qua Spotlight của OS X dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi bạn xóa, hãy tích vào folder tennguoidung/Music/iTunes, bạn sẽ thấy một folder có tên Previous Libraries, có chứa các bản sao của thư viện iTunes được lưu lại sau khi bạn cài đặt một phiên bản mới.
3. Loại bỏ các bản download Mail Khi bạn nhận một bản đính kèm từ email message trong ứng dụng Mail của Apple, file này sẽ được lưu lại vào message trước tiên. Tuy nhiên, nếu bạn kích đúp vào một file đính kèm để mở nó, hoặc nếu bạn sử dụng QuickLook để xem qua chúng, Mail lưu lại một bản copy vào folder tennguoidung/Library/Mail Downloads. Bạn có thể có hàng tá file ở đây và chúng sẽ chiếm rất nhiều dung lượng của ổ cứng. Dẫu vậy, bạn vẫn có thể xóa chúng mà không lo ngại gì cả. Nếu bạn vẫn có message gốc, các bản đính kèm luôn là một phần của những message này. Nếu không, bạn vẫn có bản đính kèm trên ổ cứng của mình.
4. Xóa các bản ghi
Máy tính Mac của bạn lưu lại rất nhiều file bản ghi, hầu hết trong số chúng bạn không bao giờ cần phải xem lại. Mở ứng dụng Console (trong /Applications/Utilities), để xem một danh sách ở thanh biên cửa sổ Console Messages.Các file bản ghi khác nhau được lưu lại trên máy tính Mac sẽ được liệt kế ở thanh biên của cửa sổ Console.
Bạn có thể xóa rất nhiều file trong số chúng mà không làm ảnh hưởng gì tới máy tính của mình, cũng như tiết kiệm được khá nhiều dung lượng ổ cứng bởi một số file trong số chúng có dung lượng khá lớn. Ví dụ, ở bản chụp màn hình trên, bạn có thể thấy rất nhiều file bản ghi system.log. File system.log đầu tiên là file hiện tại, nhưng các file khác, có hậu tố .bz2, đều là các file lưu trữ.
Xóa các file này với công cụ miễn phí Onyx của Titanium Software. Chạy phần mềm, kích vào Cleaning trong thanh công cụ, và rồi kích vào thẻ Logs. Tích vào System Archived Logs, và rồi kích vào Execute. Trong khi sử dụng Onyx, hãy kiểm tra các file khác phần mềm này có thể xóa nhằm dọn dẹp không gian ổ cứng trên máy tính Mac.
5. Xóa bỏ tất cả các file trùng trên iTunes
Nếu bạn không hay thường xuyên giám sát thư viện iTunes của mình, bạn có thể sẽ có rất nhiều file trùng. Itunes có một tính năng được tích hợp sẵn nhằm giúp bạn tìm kiếm ra các file trùng, để biết được bạn có copy một file nào đó 2 lần hay không, hoặc bạn có cùng một bài hát trên album gốc và ở album khác hay không.
Để sử dụng tính năng này, chọn File -> Display Duplicates. Sau đó, tất cả các bài hát có cùng tên và tác giả sẽ được hiển thị. Nếu bạn giữ phím Option khi chọn menu File, menu này sẽ thay đổi sang Display Exact Duplicates. Cách này sẽ giúp bạn lọc các bản trùng có cùng tên, tác giả và album. Kiểm tra thật kỹ càng các file. Bạn có thể thấy một số file nên loại bỏ, giúp lấy lại không gian ổ đĩa quý báu của máy Mac, cũng như trên iPad,iPhone
6. Reset lại trình duyệt Safari
Nếu bạn sử dụng trình duyệt Safari của Apple, một số tính năng của phần mềm này có thể chiếm khá nhiều dung lượng không cần thiết. Ví dụ, file cache được dùng để giúp trình duyệt của bạn được gọn gàng hơn, nhưng nó lại chiếm khá nhiều dung lượng, có thể lên tới hàng Megabytes. Khi nó trở lên quá lớn, nó sẽ làm chậm tốc độc duyệt web của bạn. Các file bản ghi có thể khiến tìm kiếm Spotlight gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Top Sites, xem trước ảnh, icon Websites cũng có thể làm chậm phần mềm này.
Ngay từ bây giờ, hãy cài đặt lại cho trình duyệt Safari. Chọn Safari -> Reset Safari và tích vào các lựa chọn bạn thích.
Trong cửa sổ này, bạn có thể chọn c&aacutaacute;c mục của Safari để khởi động lại và xóa.
Trong bản chụp màn hình, bạn có thể thấy chúng tôi không chọn khởi động lại hoặc xóa tất cả mọi thứ. Chọn những gì là quan trọng nhất với bạn, và khởi động lại Safari thường xuyên sẽ giúp tăng tốc duyệt web cũng như tiết kiệm được dung lượng ổ cứng.
Mẹo nhỏ cuối cùng: Bạn có để ý đến folder Downloads của mình (tennguoidung/Downloads)? Có thể, bạn sẽ thấy rất nhiều bản copy không cần thiết có trong đó nữa. Hãy kiểm tra và xóa nếu không sử dụng tới các file này.
Bài viết tiếp theo đc tổng hợp từ bài của Bác Cuhiep, Vuhai6, noichantroi4 và Dihuta (em xin cảm ơn tất cả) link dẫn: 3 cách chụp màn hình nhanh trên Mac OS X - dihuta Hướng dẫn cài Windows trên Mac bằng Bootcamp - cuhiep Những lưu ý khi cài Windows bootcamp trên máy tính Apple - vuhai6 Kinh nghiệm giúp dọn dẹp máy tính Mac - noichantroi4
Phần tiếp theo: Cung cấp, chia sẻ các Applications, Games, Trang trí cho desktop Mac,... (có hướng dẫn đầy đủ, công dụng từng App) Chia sẻ một vài Wallpapers cho MacBook(chủ yếu là khổ 1440 x 900, nhưng có thể áp dụng cho tất cả các máy)
các bạn có thể xem và download thêm TẠI ĐÂY
Một số phần mềm tiện ích cho MacBook (update liên tục) 1. Paragon NTFS for MAC OS X
.Paragon NTFS là phần mềm hỗ trợ MacOS trong việc đọc, ghi trực tiếp lên phân vùng định dạng NTFS. Với phiên bản mới 8.0, Paragon NTFS tối ưu hoá tính năng, khắc phục các lỗi ở phiên bản cũ, hỗ trợ Snow Leopard 32-bit và 64-bit.
.Mặc định Mac chỉ cho các bạn format HDD và ổ cứng trong máy định dạng FAT32 mà thôi, cản trở lớn nhất là không cho các bạn chép file lớn hơn 4Gb, vì thế cho nên khi cài chương trình này vào, các bạn có thể format định dạng cho ổ cứng của máy, và ổ cứng di động của mình, để phù hợp với nhu cầu xai hơn (như chép game, phim HD dung lượng cao, .....
.Mong là phần mềm này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn.
.Mọi chi tiết các bạn tham khảo ở đây: Paragon NTFS for Mac OSX
2. Mindjet MindManager for MAC OS 8.0.201
Tác dụng của phần mềm này thì tùy vào mục đích sử dụng của mội người, có người để lập kế hoạch, sắp xếp công việc, còn mình mình chỉ dùng để vẽ sơ đồ website, cấu trúc một chương trình phần mềm khi làm việc, còn những thứ như trợ giúp trí nhớ, lập kế hoạch mình chưa nghĩ đến … Dù sao cũng là một phần mềm hữu ích
Các bạn vào đây tham khảo và DOWNLOAD nhé - Mindjet Mindmanager
3. Miro Video Converter - Phần mềm chuyển đổi định dạng video nhanh, gọn, nhẹ, lẹ, chuẩn Phần mềm Miro Video Converter dành cho Mac OSX em down trực tiếp từ App Store, nên dành cho các bác nào có máy Mac mà vẫn xài version cũ, ko up lên version đc. Những ai có App Store thì vào down nhé, Free mà
Có các định dạng cơ bản dành cho các thiết bị HTC hay Apple, Andoird hay iOS converter nhanh, và đặc biệt là cực kì chuẩn
Mọi thông tin chi tiết các bác xem tại nguồn ở đây - Miro Video Converter
Bro nào thấy bài em hay thì thanks và chia sẻ giúp em với nhé