Nhịp sống số

Cảm biến trên vô-lăng giúp kiểm tra nhanh tình trạng của lái xe

Cảm biến trên vô-lăng giúp kiểm tra nhanh tình trạng của lái xe
id="post_message_11926535">
Cảm biến trên vô-lăng giúp kiểm tra nhanh tình trạng của lái xe

Vào những năm đầu thập niên 1900, Oliver Lucas - cháu nội của nhà sáng lập hãng phụ tùng xe hơi nổi tiếng của Anh Joseph Lucas Ltd đã phát triển thành công chiếc vô-lăng tích hợp còi điện đầu tiên và nó dần trở thành một tiêu chuẩn thiết yếu trong ngành công nghiệp xe hơi. Trong suốt nhiều năm sau đó, còi vẫn là một nút bấm đơn giản trên vô-lăng nhưng ngày nay, vô-lăng đã được cải tiến rất nhiều với đủ loại nút bấm cho phép tài xế điều khiển mọi thứ trên xe từ hệ thống âm thanh, điều hòa nhiệt độ cho đến máy tính và điện thoại. Tuy nhiên, dường như vẫn chưa đủ, các nhà nghiên cứu đến từ đại học công nghệ Munich (TUM) của Đức đã cùng với BMW mở rộng tính năng của vô-lăng với việc trang bị thêm một hệ thống cảm biến cho phép kiểm tra nhanh tình trạng sức khỏe của tài xế khi đang lái xe.

Không mới về ý tưởng nhưng những hệ thống giám sát tình trạng tài xế đang được phát triển hiện nay lại khá phức tạp và không phù hợp để trang bị cho các phương tiện sản xuất đại trà. Vì vậy, với việc tích hợp các cảm biến vào vô-lăng, hệ thống do TUM phát triển cho phép thu thập dữ liệu một cách kín đáo và nhanh chóng. Dữ liệu thu được sau đó được truyền đến một bộ điều kiểu siêu nhỏ và chuyển tiếp các kết quả đo lên màn hình hiển thị thông tin trên xe.

Hệ thống sử dụng 2 cảm biến để kiểm tra liệu tài xế có quá căng thẳng hay huyết áp có quá cao hay không. Cảm biến đầu tiên sẽ chiếu ánh sáng hồng ngoại lên các ngón tay và đo nhịp tim cũng như độ bão hòa oxy thông qua ánh sáng phản chiếu. Trong khi đó, cảm biến thứ 2 sẽ đo độ dẫn điện của vùng da tại điểm tiếp xúc. Cảm biến đều yêu cầu 2 tay của tài xế phải tiếp xúc với vô-lăng để thu thập dữ liệu.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành những bài kiểm tra đầu tiên với các đối tượng đến từ Hội đồng cố vấn dân sự cấp cao Munich và thu lại kết quả trong suốt 4/5 thời gian lái xe. Hơn 1 nửa tình nguyện viên cho biết họ cảm thấy phấn khích khi được kiểm tra sức khỏe liên tục với hệ thống cảm biến. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết tầm ứng dụng của hệ thống còn rộng lớn hơn là giám sát tình trạng sức khỏe.

Giáo sư Lueth dẫn đầu nhóm nghiên cứu phát biểu: "Mục tiêu của chúng tôi là giúp phương tiện nhận biết tình trạng tài xế khi họ không còn cảm thấy ổn và thực hiện những phép đo phù hợp. Trường hợp hệ thống nhận thấy tài xế đang căng thẳng thông qua các giá trị về độ dẫn điện của da thì hệ thống sẽ tự động khóa chức năng gọi điện thoại hoặc giảm bớt âm lượng radio. Với các vấn đề nghiêm trọng hơn, hệ thống có thể bật đèn cảnh báo, giảm tốc độ phương tiện hay thậm chí dừng xe khẩn cấp."

Nhằm mở rộng lượng dữ liệu thu thập và tăng độ tin cậy đối với mỗi quyết định đưa ra, hệ thống cũng cho phép các thiết bị phụ như máy đo huyết áp kết nối qua sóng vô tuyến. Qua đó, các nhà nghiên cứu sẽ phát triển một ứng dụng dành cho bộ điều khiển siêu nhỏ để xử lý dữ liệu và truyền ngược dữ liệu về xe.

Đước biết, nghiên cứu của TUM là một phần thuộc dự án Fit4Age do quỹ nghiên cứu Bavarian (BFS) tài trợ. Các cộng sự đến từ BMW sẽ chịu trách nhiệm lắp đặt kĩ thuật cho các cấu thành hệ thống vào phương tiện.