Tư vấn

Các hãng laptop ở vị trí nào trong mắt người dùng?

Máy tính của Dell và HP được đánh giá cao về độ bền trong nhiều năm qua nhưng hiện tại, người dùng máy của 2 hãng đang ngày càng kêu ca về độ tin cậy. MacBook của Apple trong khi đó chiếm được nhiều cảm tình của người dùng. Trang PCWorld của Mỹ đã tiến hành khảo sát với khoảng 63.000 độc giả và kết quả cho thấy người dùng laptop của Apple đánh giá cao sản phẩm của mình về độ bền, dịch vụ hỗ trợ và hầu hết các tính năng ngoại trừ hiệu năng so với giá. Asus ngược lại được hoan nghênh là hãng bán laptop với mức giá hợp lý.
 
 
 
 
Được đánh dấu trong 3 bảng dưới đây là các mức độ hài lòng của người tham gia bình chọn về hãng sản xuất ở 3 điểm chính: độ tin cậy, tính năng và dịch vụ/hỗ trợ. 
 
Mức độ hài lòng tổng quan (“cực kì hài lòng”, rất hài lòng) về laptop của tất cả các hãng đã tăng lên từ 67,6% trong năm 2008 lên 81,9% trong năm nay. Riêng với máy tính của Apple, mức độ hài lòng đã tăng từ 82,3% năm 2008 lên 90,6% trong năm 2011.
 
- 31,7% số người tham gia bình chọn cho biết họ dùng laptop cho công việc cá nhân và cả để làm việc. 
 
- Xấp xỉ 1 trong 5 rắc rối mà người dùng laptop muốn tìm sự giúp đỡ của các hãng sản xuất không bao giờ được giải quyết.
 
- Xét về tổng thể, số người dùng gặp rắc rối với laptop của các hãng sản xuất đã giảm từ 31,8% trong năm 2007 xuống 22,6% trong năm 2011. Một số hãng đã có sự cải tiến đáng kể như HP từ 36,1% trong cuộc khảo sát năm 2007 xuống còn 24,1% trong năm 2011, Dell từ 30,3% xuống còn 26% trong năm nay.
 
- 10 vấn đề phổ biến nhất mà người dùng laptop gặp phải là hệ điều hành (19,2%), ổ cứng (17,8%), nguồn (10,6%), đồ họa hoặc video (8,8%), bàn phím (8,6%), bo mạch chủ (8,5%), màn hình (6,1%), kết nối không dây (6%), ổ quang (5%), RAM (3,9%).
 
- “Ổ cứng của 2 chiếc laptop Dell tôi mua hỏng chỉ sau 1 tháng hết hạn bảo hành” - một người dùng laptop của Dell cho biết.
 
- “Máy cho chất lượng tốt, không giống như các laptop dùng nhựa mà bạn thường thấy”
 - một người dùng MacBook phát biểu. 
 
Độ tin cậy
 
4 hãng được cho điểm khá trong cuộc khảo sát về độ tin cậy từ người dùng, trong đó Apple là công ty dẫn đầu. Laptop Samsung được đánh giá cao về chất lượng khi mở hộp, phần cứng tốt, độ ổn định xét về tổng thể.
 
 
5 điểm để đánh giá độ tin cậy gồm: 1. Gặp vấn đề về giao hàng. 2. Gặp vấn đề nghiêm trọng khi sử dụng. 3. Phải thay linh kiện. 4. Hỏng phần cứng. 5. Độ ổn định tổng thể. 
Ô toàn đen là thang điểm khá, nửa đen nửa trắng: điểm trung bình, toàn trắng: kém.


 
Toshiba được đánh giá cao ở phần cứng, cũng như độ bền của chúng, độ ổn định xét về tổng thể. 
 
(Lưu ý: phần cứng được hiểu là các yếu tố chính cấu thành laptop bao gồm CPU, bo mạch chủ, RAM, chip đồ họa, ổ cứng và nguồn).
 
Asus cũng rất đáng được biểu dương ở đây. Theo các đánh giá của người dùng thì laptop của Asus không gặp lỗi gì đáng kể trong suốt thời gian sử dụng máy. Laptop Asus cũng được đánh giá cao ở mức độ ổn định xét về tổng thể.
 
Theo bảng đánh giá thì dòng laptop cho doanh nhân của Dell và dòng laptop dành cho gia đình của HP nhận được nhiều bầu chọn kém nhất về độ ổn định (dưới trung bình). Dòng laptop dành cho gia đình của Dell tệ nhất khi có 3 điểm bị cho dưới trung bình.
 
 Dòng laptop HP cho doanh nhân bao gồm; EliteBook, Mini và ProBook. laptop Dell cho doanh nghiệp bao gồm Latitude, Precision và Vostro. Dòng HP cho gia đình gồm Envy, Pavilion và TouchSmart. Dòng Dell cho gia đình gồm Adamo, Inspiron, Studio và XPS.
 
Tính năng
 
Apple nhận được đánh giá khá ở 8 trong số 10 tiêu chí được đưa ra để bình xét. Có 2 điểm chỉ được đánh giá trung bình là “hiệu năng so với giá” và “cổng kết nối”. Ba hãng khác được đánh giá đặc biệt cao về tính năng gồm Asus, Sony và Toshiba. Asus, Sony có 5 tiêu chí được đánh giá “khá” còn Toshia có 3 điểm được đánh giá ở mức này.
 
Digital Storm có 2 điểm, laptop HP cho doanh nhân có 4 điểm, laptop Dell cho doanh nhân có 8 điểm bị đánh giá là “kém”. Máy tính HP dành cho gia đình có 3 điểm bị đánh giá kém nhưng nhận được mức đánh giá khá cho loa máy. Máy của Acer nhận 5 điểm kém nhưng lại được đánh giá khá khi xét đến tiêu chí "giá tốt so với hiệu năng".
 
Dịch vụ
 
4 điểm đánh giá dịch vụ gồm: 1. Thời gian người dùng phải chờ để nhân viên bốc máy. 2. Khả năng hiểu và giải thích vấn đề của nhân viên kĩ thuật. 3. Khả năng giải quyết vấn đề. 4. Trải nghiệm dịch vụ. Ô toàn đen là thang điểm khá, nửa đen nửa trắng: điểm trung bình, toàn trắng: kém.

Apple tiếp tục giành điểm ở mảng dịch vụ khách hàng. Điểm dịch vụ của Táo khuyết là điểm khá ở cả 4 tiêu chí. Dòng laptop cho doanh nhân của Dell được đánh giá khá ở 2 điểm là giải quyết vấn đề và kinh nghiệm dịch vụ. Toshiba được đánh giá cao ở khả năng hỗ trợ trực tuyến trên internet và điện thoại cũng như thời gian trả lời điện thoại nhanh chóng.