Laptop

Bí quyết đi sửa laptop cũ

Với những thông tin kiểu “90% linh kiện laptop đi sửa có thể bị luộc, thợ laptop với những chiêu “bùa” hay đi sửa laptop coi chừng lợn lành thành lợn què”… trên các diễn đàn công nghệ thật sự khiến người dùng hoang mang mỗi khi có nhu cầu sửa laptop. Có lẽ vì vậy mà sửa laptop cũ trở thành một nỗi ám ảnh, lo sợ của không ít người dùng. 

 





 

 

Đầu tiên, bạn chọn nơi sửa thực hiện đầy đủ các công tác: có bảng báo giá chi tiết những linh kiện, thiết bị thường hay hư hỏng trên laptop; ghi rõ thời gian thay thế, sửa chữa; thời gian bảo hành sau khi sửa, thay thế. Những sửa chữa nhanh trong khoảng 1 giờ trở lại sẽ thực hiện ngay trước mặt khách hàng. Đặc biệt, với những máy cần phải giữ lại lâu, một hai ngày để sửa thì phải cho khách hàng ký tên niêm phong vào tất cả các thiết bị, linh kiện trên máy để tránh bị đánh tráo. Đ&aciracirc;y là công tác bắt buộc mà những chỗ sửa uy tín đang triệt để áp dụng. Vì vậy nếu nơi nào đó có vẻ giấu giấu, không công khai quy trình kiểm tra, mập mờ trong việc ký niêm phong thì bạn có thể từ chối không sửa nữa.

         

Sau khi chọn được nơi uy tín, bản thân người dùng cũng cần trang bị thêm một số kiến thức nhất định để tránh tình trạng hiểu nhầm giữa hai bên. Chẳng hạn, thường thì khi đi hàn hoặc thay bản lề, cable màn hình sẽ bị ảnh hưởng dễ dẫn đến tình trạng bị sọc, bị mờ, không hiển thị nữa. Nhiều người dùng không nắm vấn đề này nên đổ thừa cho nơi sửa thay, tráo màn hình. Chia sẻ vấn đề này, anh Linh cho biết thêm: Thật ra chỉ có màn hình của Mac và một số dòng máy mới thường dễ bị đánh tráo vì màn hình đẹp, đắt tiền. Còn lại dòng máy cũ rất ít khi bị tráo màn hình. Việc đánh tráo, nếu có sẽ diễn ra nhiều trên các thiết bị: CPU, Ram, HDD, pin, sạc. Trang bị kiến thức còn giúp bạn không bị thợ “vẽ” bệnh (một hình thức kiếm tiền khách hàng tinh vi). Bởi nhiều bệnh đơn giản chỉ cần vệ sinh là xong những lại được chuẩn đoán bệnh khá nặng buộc phải thay mới. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn “pro” hơn khi đi sửa laptop.


 

Như đã nói, Ram là thiết bị dễ bị đánh tráo, “luộc” nhiều nhất. Có thể Ram mới của bạn bị thay bằng Ram cũ, sắp hỏng. Hoặc máy bạn có 2 thanh Ram nhưng  khi kiểm tra chỉ còn 1 thanh. Biện minh cho điều này, nơi sửa sẽ giả vờ là quên lắp vào chứ không phải “luộc”. Bạn cần lưu ý Ram vì có khi chỉ cần vệ sinh Ram chứ chưa chắc Ram đã hỏng nhưng cũng bị đè ra thay mới.

 


Ngoài Ram, ổ cứng là thiết bị kế tiếp dễ bị “luộc”. Ví như ổ cứng của bạn nguyên thủy là 500GB nhưng sau đó về mới phát hiện ra là chỉ còn 250GB. Bí quyết khôn ngoan nhất như đã khẳng định ở trên: Bạn thực hiện ký tên niêm phong vào tất cả những thiết bị buộc phải tháo ra khi sửa như Ram, ổ cứng, ổ quang, pin... Khi ký, nhớ lưu ý xem hiệu, model, dung lượng từng thiết bị để khi lắp vào không bị tình trạng quên hay nhầm lẫn. 

 


 

 

 


Để laptop cũ của bạn luôn như mới, bền bĩ với thời gian không chỉ nằm ở vấn đề “tăng lực” bằng một số thiết bị mới mà chính ở sự quan tâm chăm sóc và biết cách sửa chữa, bảo trì. Trước khi đưa máy đi sửa, bạn có thể nghiên cứu một số kiến thức như máy không khởi động được là do Ram, mainboard hay ổ cứng; máy sạc không vào điện là do hỏng sạc hoặc hỏng mạch sạc, máy hay treo là do Ram bẩn hay Ram hỏng... Khi thấy bạn tỏ ra am hiểu, dù có thể bạn tự đoán chưa chính xác bệnh nhưng chắc chắn nơi sửa không dám qua mặt bạn. Đặc biệt là sẽ hạn chế tối đa tình trạng “vẽ” bệnh của nơi sửa.