Nhịp sống số

Asus Pro P53E SO102X: Giá rẻ cho mọi nhà

Asus Pro P53E SO102X: Giá rẻ cho mọi nhà

Thân máy
 
Asus Pro P53E SO102X có vẻ ngoài không đến nỗi tệ với các đường nét, góc cạnh cứng cáp, đơn giản và khá lịch lãm. Toàn thân máy được bao phủ bởi lớp nhựa dày chắc chắn, được mài xước trông khá giống chất liệu kim loại thường thấy ở các dòng máy cao cấp. Được thiết kế để dùng trong môi trường văn phòng, P53E có kích thước vừa phải: 35 x 378 x 253 mm (độ dày, bề rộng, chiều dài), trọng lượng 2,6 kg không quá nặng cho việc mang vác.
 
 
Khớp màn hình của máy cũng rất tuyệt, chắc chắn, cứng cáp nhưng lại có thể dễ dàng  mở màn hình ra chỉ với một tay. Độ mở tối đa có thể đạt được là 150 độ, phù hợp trong đa dạng hoàn cảnh sử dụng laptop như đặt trên bàn, trên đùi khi ngồi hay trên bụng khi nằm.
 
Cấu hình
Processor: Intel Core i3 2330M 2.2 GHz.
Mainboard: Intel HM65.
Memory: 2048 MB, PC3-10700 667MHz.
Graphics adapter: Intel HD Graphics 3000.
Display: 15.6 inch 16:9, 1366x768 pixel, AUO B156XW02 V3, glossy: no.
Harddisk: WDC WD3200BPVT-80ZEST0, 320GB 5.400rpm.
Soundcard: Realtek ALC269 @ Intel Cougar Point PCH - High Definition Audio Controller.
Networking: Atheros AR8151 PCI-E Gigabit Ethernet Controller (10/100/1000MBit), Atheros AR9285 Wireless Network Adapter (bgn).
Optical drive: Slimtype DVD A DS8A5SH.
Webcam: 0.3MP 640x480.
Operating System: Microsoft Windows 7 Professional 64 Bit.
Giá: 449 euro.
Ngoài ra bạn có thể chọn phiên bản đặc biệt với cấu hình chip core i5 và ram 4GB, giá 600 euro.
Bảo hành: 24 tháng, có thể mua thêm một năm với 70 euro.
 
Cổng giao tiếp
 
 
 
 
 
Cổng giao tiếp trên Asus Pro P53E SO102X khá đầy đủ: 3 USB 2.0, 1 VGA, 1 HDMI, 1 Kensington Lock, Audio Connections: line out, microphone, Card Reader: SD/MMC/MS/MS Pro. Đáng tiếc model này không có những cổng kết nối với tốc độ truyền tải dữ liệu cao như USB 3.0, eSata hay Thunder Bolt.
 
Bàn phím và TouchPad
 
Do phải nhồi nhét bộ bàn phím số rất cần thiết đối với dân văn phòng vào nên bàn phím của P53E có phần hơi chật chội. Bên phía những ký tự, kích thước các nút vừa phải, và dễ bấm, tuy nhiên bên số thì hơi bé. Hành trình phím vừa phải nhưng phản lực hơi yếu nên đôi lúc gõ nhanh có cảm giác bấm hụt.
 
 
TouchPad to, rộng và khá nhạy, tạo cảm giác thoải mái khi điều khiển con trỏ chuột. Ngoài ra Asus cũng tích hợp công nghệ cảm ứng đa điểm vào đây nên các thao tác zoom, cuộn trở nên rất dễ dàng. Tuy vậy, nút chuột lại khá là tệ, bấm rất cứng và kêu cực to.
 
Màn hình
 
Màn hình của Asus Pro P53E SO102X có kích thước 15,6 inch với độ phân giải 1366 x 768 pixels (16:9), vừa phải để có thể thoải mái sử dụng các phần mềm văn phòng hay lướt web, giải trí như xem phim. Độ sáng ở mức trung bình, tương phản kém nhưng màu sắc thì khá tốt, đáp ứng gần đủ không gian màu sRGB, đem lại cảm giác trung thực khi xem phim, ảnh.
 
 
Một điểm đặc biệt của model này là màn hình được phủ lớp AR có khả năng chống phản chiếu ánh sáng. Vì vậy người sử dụng có thể dùng P53E ngoài trời một cách thoải mái mà không sợ bị loá không nhìn thấy gì. Tuy nhiên bạn nên tìm chỗ có bóng cây hay chỗ mát mẻ, lớp phủ AR trên màn hình này không thể chống lại ánh sáng quá mạnh chiếu trực tiếp từ phía sau.
 
 
Góc nhìn của màn hình không rộng lắm, chỉ khoảng 40 độ, phù hợp với môi trường làm việc văn phòng.
 
Loa
 
Loa tích hợp trên máy Asus Pro P53E SO102X được đánh giá là ở trên mức “chống điếc” một chút, đủ cho người dùng là dân văn phòng giải khuây đôi chút giờ nghỉ, lúc nhàn rỗi. Âm thanh từ đôi loa ẩn này thiên sáng, thi thoảng có xuất hiện đôi chút bass và hầu như không có trebles. Có một điểm cộng nữa là bạn có thể tăng max volume trên máy mà không sợ vỡ tiếng hay bị rè rè.
 
Hiệu năng
 
Với bộ vi xử lý Core i3 2330M chạy ở xung nhịp 2.2 GHz và chip đồ hoạ tích hợp HD 3000 đều của Intel, bạn không thể trông đợi một hiệu năng vượt trội ở Asus Pro P53E SO102X được. Chơi game 3D nặng, render hình ảnh, dựng phim là những tác vụ quá sức đối với model này. Cũng dễ hiểu bởi Asus đang ngắm đến dân văn phòng.
 
P53E thừa sức đáp ứng các phần mềm nhẹ nhàng như chỉnh sửa văn bản bằng word, tính toán bằng excel, trình chiếu bằng power point hay lướt web check thông tin, gửi nhận mail, giải trí đơn giản như nghe nhạc, xem phim HD.
 
 
HDD dùng trên P53E là WD3200BPVT-80ZEST0 có dung lượng 320G thừa thãi để lưu tài liệu, có đủ chỗ để cop vài bộ phim giải trí. Quay 5400 vòng một phút, tốc độ đọc dữ liệu của model này khá nhanh và ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu vận hành của máy.
 
Độ ồn
 
Độ ồn của máy ở mức bình bình, không ở mức âm thầm vận hành và cũng chẳng bao giờ quá ồn ào. Asus Pro P53E SO102X luôn phát ra tiếng động đủ để cho người dùng biết rằng mình đang chạy nhưng không gào rú đến mức làm phiền họ.
 
Nhiệt độ
 
 
Có thể nói rằng đây là một chiếc laptop lạnh như kem. Bất kể bạn làm gì trên Asus Pro P53E SO102X, nhiệt độ của máy cũng không bao giờ lên cao, vỏ máy luôn luôn mát mẻ. Kể cả trong tình trạng full load với các ứng dụng benchmark khá nặng như Furmark hay Prime95, chỉ có duy nhất khu vực trên cùng bên phải phía dưới là nhiệt độ hơi tăng cao một chút, còn các phần khác vẫn không hề nhích lên nổi 30 độ C.
 
Thời lượng pin
 
 
Pin của Asus Pro P53E SO102X phải nói là siêu trâu bò nếu như so với các laptop có cùng kích thước màn hình 15,6 inch. Cụ thể hơn, máy duy trì được tới gần 9 tiếng trong trạng thái chạy nhẹ nhàng với độ sáng màn hình thấp nhất, không bật wifi. Nếu bạn xem phim hoặc lướt web qua mạng không dây thì pin đủ đáp ứng cho khoảng 4 tiếng. Còn với các ứng dụng nặng, huy động khả năng tối đa của phần cứng thì P53E sẽ tắt sau khoảng 1 tiếng 49 phút không cắm điện.
 
Tổng kết
 
Asus Pro P53E SO102X là một chiếc laptop rẻ mà rất tuyệt. Thiết kế, hiệu năng, thời lượng pin đều ổn cho hầu hết các trường hợp sử dụng thông thường. P53E có thể đáp ứng tốt nhu cầu của dân văn phòng cũng như giới học sinh sinh viên với mức chi phí rất phù hợp.
 
 
Ưu điểm:
 
- Thiết kế vỏ ngoài và khớp màn hình tốt, chắc chắn, đẹp mắt và tiện dụng.
- Độ ồn vừa phải và nhiệt độ thấp.
- Pin khỏe.
 
Nhược điểm:
 
- Bàn phím chưa thật sự tốt.
 
Tham khảo: notebookcheck.net.