Điện thoại

Apple tự tay dâng thị trường Trung Quốc cho Samsung?

Trong một nỗ lực để bắt kịp thị phần điện thoại di động của Samsung trên thị trường được coi là lớn nhất thế giới, mới đây Apple đã đạt được thỏa thuận với đối tác bán hàng thứ hai của mình tại Trung Quốc để có thể thúc đẩy doanh số cũng như thị phần của iPhone. Thế nhưng động thái này của Apple vẫn được giới chuyên môn nhận định là quá trễ để có thể đuổi kịp Samsung, khi mà hãng điện tử Hàn Quốc đang có thị phần lớn gấp 3 lần thị phần của Apple và vẫn đang trên đà phát triển.
 
 
  • Baidu phát triển OS cho thị trường Trung Quốc, dựa trên Android
  • Trung Quốc: thị trường quan trọng bậc nhất của Apple ngoài Mỹ
  • Trung Quốc là thị trường béo bở cho các công ty công nghệ của Mỹ

 

Đối tác bán hàng thứ hai của Apple tại Trung Quốc là nhà mạng China Telecom Corp đã bắt đầu phân phối các sản phẩm iPhone từ tuần trước. Apple hi vọng rằng hãng có thể đẩy mạnh được con số 7,5% thị phần smartphone của mình tại Trung Quốc. Theo một báo cáo của Gartner Inc thì Samsung hiện đang nắm giữ tới 24,3% thị phần smartphone của Trung Quốc thông qua chiến lược liên kết với tất cả các nhà mạng di động thế hệ thứ ba kể từ khi dịch vụ mạng này xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2009.
 
 
Apple coi việc thành công ở Trung Quốc là một điều khá quan trọng bởi theo như dự đoán thì thị trường smartphone tại đất nước này sẽ tăng tới 52% trong năm nay, đạt mức 137 triệu chiếc và vượt qua cả Mỹ để trở thành thị trường smartphone lớn nhất thế giới. Tuy nhiên không giống như cách mà Samsung đã thực hiện, Apple lại tự làm khó mình khi mà sản phẩm của hãng không tương thích với nhà mạng lớn nhất của Trung Quốc là China Mobile.
 
"Trong thời gian tới, tôi không nghĩ rằng Apple sẽ có thể vượt qua Samsung", một trong những nhà phân tích của Gartner, Sandy Shen cho hay. "China Telecom chỉ là một nhà mạng nhỏ của Trung Quốc vì thế nên sẽ khó có chuyện nhà mạng này sẽ giúp doanh số bán hàng của Apple tăng cao được".
 
 
Với khoảng cách chênh lệch đến 16,8% thị phần ở Trung Quốc so với Samsung thì Apple hiện đang xếp vị trí thứ 5 về thị phần smartphone tại quốc gia này. Tuy vậy khi nhìn ra thế giới, câu chuyện lại hoàn toàn khác, theo báo cáo của Gartner, Apple đã vượt qua Samsung để trở thành nhà phân phối smartphone lớn nhất thế giới. Đã chinh phục được cả thế giới nhưng tại sao Apple vẫn chưa thể xảy ra tại đất nước có dân số lên tới con số tỉ người này, câu trả lời thực sự là ở đâu?
 
Nhà mạng China Mobile
 
Quan hệ đối tác của Apple với các nhà mạng lớn thứ hai và thứ ba của Trung Quốc chỉ giúp cho hãng có thể tiếp cận được 34% thuê bao trên tổng số 988 triệu thuê bao di động của Trung Quốc. Trong khi đó thì táo khuyết lại bỏ qua nhà mạng lớn nhất bởi hiện tại iPhone vẫn chưa được phân phối cho China Mobile, nhà mạng đang sở hữu tới 655 triệu thuê bao, một con số lớn hơn cả tổng số dân của Mỹ, Brazil và Mexico cộng lại.
 
 
"Tiếp cận được với số lượng thuê bao lớn là một trong những lợi thế đối của Samsung" Teck Zhung Wong, một nhà phân tích của Trung Quốc cho hay, ông cũng là người đã dự báo thị trường smartphone của Trung Quốc sẽ tăng tới 52% trong năm nay. "Nếu Apple muốn thành công tại Trung Quốc, họ cũng sẽ phải xem xét tới việc liên kết với nhà mạng China Mobile". Xét theo những nhận định đó ta có thể thấy rằng China Mobile là một trong những chìa khóa dẫn tới thành công của Apple.
 
Thế nhưng thay vì liên kết với China Mobile để tạo nên bước nhảy vọt thì Apple lại lựa chọn China Telecom, một nhà mạng mới chỉ đạt được tổng cộng 129,3 triệu người sử dụng mạng không dây tính đến tháng 1-2012 trong đó bao gồm 38,7 triệu thuê bao 3G.
 
"Tiếc con săn sắt, mất con cá rô"
 
Lý do Apple đã nói không với China Mobile là nhà mạng sử dụng chuẩn 3G riêng biệt có tên gọi TD-SCDMA. Điều này khiến Apple sẽ phải thay đổi iPhone của mình nếu muốn liên kết với nhà mạng này. Đó là một việc mà Apple sẽ không thích và không muốn làm bởi ngay cả khi chủ tịch của China Mobile, Jianzhou đã gặp và trao đổi trực tiếp với Steve Jobs vào năm 2010 về vấn đề này, thì CEO của Apple vẫn nói không.
 
Chính vì thế mà hoạt động của Apple tại thị trường đông dân nhất thế giới vẫn chỉ gói gọn lại với nhà mạng China Unicom kể từ khi nhà mạng này trở thành nhà phân phối iPhone đầu tiên của Apple vào tháng 10 năm 2009.
 
Mặc dù vậy thì sức hút của iPhone quả thực là rất lớn bởi tuy Apple phải cạnh tranh gay gắt với Samsung hay Nokia chỉ để đạt được một tỷ lệ kha khá trong miếng bánh thị phần smartphone Trung Quốc thì người dùng di động của đất nước này dường như vẫn “phát cuồng” lên chỉ vì iPhone.Thậm chí là một cửa hàng lâu năm nhất của Apple tại Bắc Kinh đã bị người dân ném trứng khi không mở cửa vào ngày iPhone 4S chính thức được bán ra. Cảnh sát đã phải phong tỏa khu vực này để giải tán gần 500 người quá khích.
 
Những quả trứng tức giận của khách hàng
 
Chưa đủ độ liều
 
Hành động ném trứng vào cửa hàng của Apple tại Trung Quốc cũng có một phần nguyên do là nhà sản xuất iMac và iPad này đã đánh giá quá thấp tiềm năng của iPhone 4S khi nó bắt đầu được bán ra ở Trung Quốc vào tháng 1. Chính CEO Tim Cook đã phải thừa nhận rằng Apple chưa đủ độ “liều” để có thể bán ra một số lượng lớn iPhone 4S.
 
 
Điều tương tự cũng đã xảy ra trên thế giới khi mà chiếc iPhone mới nhất của Apple đạt được doanh số bán hàng cao kỷ lục dẫn tới tình trạng cung không đủ cầu. Và nếu Apple mạnh tay hơn trong việc sản xuất và phân phối iPhone 4S tại Trung Quốc thì mọi chuyện đã trở nên khác chứ không chỉ là con số 7,5 % thị phần.
 
Ngừng các hoạt động bán lẻ iPhone
 
Tuy rằng không đạt được thỏa thuận với Apple về việc cho ra một chiếc iPhone có thể tương thích với mạng 3G tốc độ cao Trung Quốc nhưng nhà mạng China Mobile vẫn có tới 15 triệu thuê bao sử dụng iPhone dù cho không thể sử dụng được mạng 3G và chấp nhận sử dụng 2G hay WiFi với tốc độ thấp hơn.
 
Sau sự kiện người dân ném trứng vào cửa hàng của Apple, hãng đã ngừng các hoạt động bán iPhone tại Trung Quốc, ngưởi dùng chỉ có thể đặt mua máy qua mạng. Thực sự thì đây là một chinh sách sai lầm bởi nó không những làm giảm doanh số bán hàng của iPhone mà còn giúp cho Samsung có thêm thời gian để củng cố và gia tăng thêm thị phần smartphone của hãng trên đất nước này đối với Quả Táo. Có thể nói rằng khoảng cách lớn về thị phần của Apple với Samsung cũng đến từ một phần chính sách bán hàng không hợp lý của Apple.
 
Thông báo ngừng bán iPhone 4S tại các cửa hàng của Apple
 
"Tuy là chỉ là 1 đất nước nhưng Trung Quốc còn có ý nghĩa nhiều hơn như thế, bởi đây là đất nước đông dân số và được coi là một thị trường béo bở với rất nhiều hãng điện thoại không chỉ về lợi nhuận mà còn tạo đà tốt trong việc chiếm lĩnh thị trường toàn cầu và đó cũng là những điều khiến cho Samsung nhanh chóng chiếm lĩnh lấy thị phần của Trung Quốc. Khả năng thích ứng đối với các tiêu chuẩn mạng khác nhau đã tạo nên cho nhà sản xuất Hàn Quốc một lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ", nhà phân tích Hàn Quốc, Kim Young Chan cho hay.