Các lãnh đạo thuộc nhiều lĩnh vực như công nghệ, khối chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận cùng tham dự hội nghị Phát triển Châu Á Thái Bình Dương 2011 của Microsoft tại Kuala Lumpur.
Ngày 6-7/12/2011, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 của Microsoft cho việc phát triển Châu Á Thái Bình Dương 2011 đã được tổ chức tại thành phố Kuala Lumpur, Malaysia. Hội nghị này nhằm làm nổi bật sự kết hợp giữa công nghệ của Microsoft cùng các đối tác tại quốc gia bản địa, và sự ảnh hưởng tích cực của công nghệ Microsoft nhằm hỗ trợ hoặc giải quyết các vấn đề xã hội như giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo tiền đề cho các cơ hội kinh tế, phát triển lực lượng lao động và ứng phó với các thảm họa và thiên tai trên toàn Châu Á.
Có thể nói, việc Malaysia đã tăng 5 bậc, đứng vị trí thứ 21 về chỉ số cạnh tranh trên Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới năm 2011 kèm nỗ lực của Châu Á muốn trở thành khu vực kinh tế toàn cầu đã đóng góp những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện tiêu chuẩn sống của người dân trong khu vực toàn Châu Á. Tuy vậy, Châu Á vẫn là khu vực có chỉ số người nghèo cao nhất – gần 40 triệu người sinh sống tại đây có thu nhập ít hơn US$1.25 một ngày. Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng không đồng đều tại đây, liệu có tiếp tục thành công hay không phụ thuộc đa phần vào quá trình cải thiện công nghệ và cơ sở hạ tầng tại Châu Á.
“Nỗ lực của hoạt động cộng đồng của Microsoft là nền tảng kiến tạo niềm tin về sự kỳ diệu của phần mềm ứng dụng có thể thúc đẩy sự thay đổi, tạo ra cải tổ cho cuộc sống của người dân tại Malaysia và khu vực. Microsoft thông qua nhân viên, mối quan hệ đối tác và các công nghệ hiện đại đã, và sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy và dài hạn của Malaysia trong việc hỗ trợ phát hiện tiềm năng. Hơn thế công nghệ Microsoft giúp hỗ trợ thúc đẩy đất nước, phát huy tất cả tiềm năng quốc gia đem sự tiến bộ đến cho toàn bộ nền kinh tế, xã hội và môi trường”, ông Ananth Lazarus, Giám Đốc Điều Hành của Microsoft Malaysia chia sẻ.
“Microsoft đã và đang làm việc chặt chẽ với các mạng lưới đối tác mở rộng, nhằm phát huy tối đa những nỗ lực của chính phủ Malaysia, tạo đòn bẩy công nghệ cho toàn bộ các cải tiến nhằm xây dựng đất nước. Có thể kể đến những nỗ lực về trang bị dịch vụ công dân trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây của chính phủ, giúp hành chính công trở nên hiệu quả, minh bạch, trách nhiệm và dễ tiếp cận hơn”, bà Clair Deevy, giám đốc phụ trách chương trình Phát triển Châu Á, Thái Bình Dương nhấn mạnh.
“Tác động của Microsoft tại Châu Á là thực sự to lớn – các công ty trong hệ sinh thái của Microsoft tạo ra gần US$125 tỷ doanh thu và sử dụng gần 3 triệu nhân viên trong năm 2009. Mỗi một đô la doanh thu mà Microsoft thu được tại khu vực Châu Á, thì các đối tác thuộc hệ sinh thái của Microsoft tại đây, sẽ thu được khoảng 10.97 đô la, theo nghiên cứu của IDC năm 2009”, ông Lữ Thành Long, chủ tịch công ty Misa nhận định.
“Hội nghị phát triển Châu Á Thái Bình Dương là hội nghị duy nhất, cung cấp tầm nhìn sâu sắc về một khía cạnh hiếm khi được nhìn thấy của công nghệ và có ảnh hưởng sâu rộng—từ sự tác động đến chính sách quốc gia để tăng cường khả năng làm việc của con người - vượt ra khỏi những đối thoại truyền thống, chia sẻ phương thức công nghệ có thể đưa lại lợi ích và lợi nhuận cho các tổ chức và doanh nghiệp!” bà Clair Deevy, giám đốc phụ trách chương trình Phát triển Châu Á, Thái Bình Dương nhận xét.
Hai ngày của hội nghị phát triển Châu Á Thái Bình Dương sẽ bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, xoay xung quanh các vấn đề thực tiễn tại các quốc gia trong khu vực, và việc áp dụng công nghệ để giải quyết các bài toán thực tế. Các phần trình diễn và trao đổi này được đảm nhiệm bởi các chuyên gia của Microsoft như: Lori Harnick, giám đốc khối Quan hệ công chúng toàn cầu, Lynne Stockstad, Tổng giám đốc của khối Chính phủ, Microsoft và Akhtar Badshah, Giám đốc cao cấp của khối Cộng đồng Microsoft.
Ngoài ra, các phần thuyết trình và tham luận còn có sự tham dự của các chuyên gia đến từ TechSoup Châu Á, Cộng Đồng Dân Số và Phát Triển (PDA) của Thái lan, Quỹ AbleGamers, và nhiều tổ chức khác nữa.
Thông tin về hội nghị phát triển Châu Á Thái Bình Dương 2011 và các bài thuyết trình, sẽ được cập nhật tại Twitter