Nhịp sống số

Ảnh hưởng từ chiến thắng của Apple lên các đối thủ như thế nào?

Ảnh hưởng từ chiến thắng của Apple lên các đối thủ như thế nào?

Phán quyết của tòa án đã đem lại niểm vui cho Apple và khiến nhiều đại gia công nghệ khác phải “méo mặt” và tác động sâu rộng lên tương lai ngành công nghiệp sản xuất điện thoại cũng như giới công nghệ nói chung

Vào ngày hôm qua thì hàng loạt các trang tin đã đăng tải kết quả vụ kiện giữa Apple và Samsung mà theo đó, quyết định cuối cùng của tòa án đã xử Samsung phải đền bù thiệt hại cho Apple số tiền lên đến 1,05 tỉ đô. Thất bại ê chề này làm Samsung thiệt hại cả về tài chính lẫn danh tiếng và chắc chắn ảnh hưởng của nó sẽ còn dài trong thời gian tơi.

Vậy, câu hỏi được đặt ra là, ngoài sự thay đổi tương lai chắc chắn của Samsung ra, giới công nghệ sẽ đón nhận kết quả vụ kiện này ra sao, ai là người lo, ai mừng? Hãy cùng TechZ điểm mặt một số anh tài trong bài viết dưới đây.

Google

Google cũng được coi là một “người khổng lồ” của giới công nghệ với hàng loạt sản phẩm đình đám như Google Search, Youtube, trình duyệt Chrome và đặc biệt là hệ điều hành Android.

Google v&agagrave; Android có lý do để lo ngại

Sở dĩ chúng tôi nhấn mạnh đến hệ điều hành Android của Google là bởi đây đang được coi là đối trọng duy nhất đủ sức “lấn lướt” iOS của Apple. Nhưng trớ trêu thay, Android lại bị Apple tố cáo là một “bản sao” chính đối thủ iOS của họ. Và với chiến thắng từ vụ kiện tranh chấp bản quyền với Samsung vừa qua, ai dám chắc Apple sẽ không thừa thắng xông lên và kiện nốt cả Google?

Chúng ta đều biết từ lâu CEO quá cố của Apple là Steve Jobs đã cật lực lên án hệ điều hành Android và coi đó là “sản phẩm ăn cắp trắng trợn” của Google. Và nếu như một đại gia như Samsung cũng thua kiện trước Apple trong cuộc chiến tranh bản quyền này thì chưa có gì đảm bảo Google sẽ “an toàn” một khi Apple thực sự muốn “chơi đến cùng”.

RIM

RIM và Blackberry có vẻ là "miễn nhiễm" với các nguy cơ đến từ Apple

Có vẻ như trong cuộc chiến công nghệ và thị phần smartphone gần đây thì các đại diện của RIM (Blackberry) không được đánh giá cao cho lắm. Đó có thê vì sự cũ kĩ trong thiết kế và xây dựng hệ điều hành nhưng chắc chắn không thể loại bỏ RIM ra khỏi giới công nghệ được. Và với kết quả chiến thắng cho Apple lần này, RIM có lẽ sẽ có nhiều niềm vui hơi là phải lo lắng. Blackberry được thiết kế với “riêng một bản sắc”, chạy hệ điều hành “cây nhà lá vườn” từ RIM, nên chẳng có lý do gì phải đề phòng Apple kiện tụng bản quyền. Hơn nữa, RIM hoàn toàn có thể lựa chọn bán những phát minh, bằng sáng chế của mình cho Apple, Google hay bất cứ đối tác nào và thu được nguồn tài chính đáng kể.

Liên minh Nokia và Microsoft

Thật đúng là “nỗi buồn của người này lại là niềm vui của kẻ khác”. Khi mà Nokia đang thất thế và loay hoay với hệ điều hành Windows Phone của Microsoft thì cơ hội lại mở ra cho họ. Với phán quyết lần này của tòa án, chắc chắn Samsung sẽ phải thay đổi rất nhiều trong việc thiết kế cũng như lựa chọn phần mềm của các mẫu smartphone hay tablet trong thời gian sắp tới.

Cơ hội mở ra cho liên minh Nokia - Microsoft

Và đặt biệt với việc bị cấm bán các thiết bị đã làm nên tên tuổi cũng như đem về doanh thu hàng tỉ đô la cho Samsung trên đất Mỹ, đây là cơ hội tuyệt vời cho Nokia. Thị trường Mỹ vốn dĩ đang bị “phủ sóng” bởi iPhone của Apple và hàng loạt sản phẩm chạy Android khác của Samsung. Sự vắng mặt của Samsung chính là cơ hội không thể tốt hơn cho Nokia giành lại thị phần và gây dựng lại danh tiếng.

Nokia Windows Phone sẽ có cơ hội mở rộng thị phần tại Mỹ

Chứng minh Steve Jobs đúng

Cuối cùng thì phán quyết của tòa án đã chứng minh quan điểm của Steve Jobs là đúng. Vị CEO quá cố huyền thoại của Apple  được coi là một người có định kiến cực đoan đối với Samsung và Google, đặc biết là những sản phẩm bị cho là “sao chép” của 2 hãng này như hệ điều hành Android và hàng loạt sản phẩm của Samsung.

Samsung và Google từng bị Steve Jobs "chỉ mặt gọi tên" vì hành vi sao chép

Bạn cần phải biết điều này để hiểu vì sao Steve Jobs lại “gay gắt” với Samsung và Google đến vậy.Đó là trước đây, cả 2 hãng trên đều được coi là đối tác làm ăn tin cậy của Apple khi Samsung chuyên cung cấp phần cứng còn Google hợp tác với Apple về phần mềm. Chính vì thế khi bị 2 đối tác “phản thùng”, tạo ra các sản phẩm sao chép, thật khó để một người như Steve Jobs “ngồi im”.

Steve Jobs có thể mìm cười ở thế giới bên kia

 Giờ đây các cáo buộc của Steve Jobs đã được chứng thực, ít nhất là trong trường hợp của Samsung. Và biết đâu, trong thời gian tới, nhận định của Steve Jobs sẽ lại một lần nữa được chúng minh, khi Apple kiện Google về việc ăn cắp bản quyền  để tạo ra hệ điều hành Android?

Kết luận

Vụ "đụng độ" giữa Samsung và Apple để lại nhiều hệ lụy

Vụ kiện tụn tốn kém giấy mực giữa Apple và Samsung cuối cùng đã đi đến hồi kết với chiến thắng của Apple và thất bại lịch sử của Samsung. Sẽ còn rất nhiều điều để nói xung quanh sự kiện này nhưng có thể khẳng định chắc chắn, ảnh hưởng của nó sẽ còn lớn hơn cón số 1,05 tỉ đô la tiền bồi thường của Samsung kia nhiều. Tương lai của ngành sản xuất điện thoại nói riêng và công nghệ nói chung sẽ phải thay đổi. Nếu muốn phát triển lâu dài và bền vững, bạn phải có lối đi riêng, bản sắc riêng, không thể dựa vào một cái có sẵn, cho dù có tinh vi cơ nào, sao chép vẫn là sao chép, thất bại chắc chắn sẽ đến với bạn!