Điện thoại

Android- Qua từng phiên bản (phần 2)

  • Google sắp ra mắt Android 5.0 
  • Android qua từng phiên bản
  • Lenovo sẽ ra mắt bản cập nhật Android 4.0 ICS cho tablet ThinkPad 

2.2 "Froyo"

Android 2.2 ra mắt vào giữa năm 2010, và ngay lập tức, chiếc Nexus được nâng cấp đầu tiên. Google đã thay đổi một số điểm về giao diện cũng như hiệu năng để giúp hệ điều hành trên nền tảng di động này tiếp tục phát triển. Đầu tiên phải kể đến lần khởi động đầu tiên của máy, màn hình chủ đã được thiết kế lại, thay vì chỉ có 3 màn hình như trước đây, Froyo có tới 5 màn hình, với từng nhóm chức năng phân biệt ở từng trang. Ở phía dưới là dock , bao gồm các biểu tượng điện thoại, trình duyệt web, và danh sách các ứng dụng (app draw). Thêm vào đó, sau khi chuyển sang các trang màn hình khác nhau thì lại xuất hiện các chấm, báo cho bạn biết bạn đang ở trang thứ mấy của màn hình ( Mặc dù tất cả những điểm này các hãng phần mềm thứ ba đã làm tất cả những điều này từ trước).

Froyo cũng bao gồm một Gallery được thiết kế lại cho khả năng hiển thị 3D, khi nghiêng màn hình đồng thời những hình ảnh cũng nghiêng theo, bên cạnh đó có nhiều hiệu ứng khá thú vị khi bạn di chuyển đổi giữa thư viện ảnh với bức ảnh.

Ứng dụng camera cũng được thiết kế lại khá đẹp mắt, với giao diện người dùng đơn giản. Nhiều chức năng mới như cân bằng sáng, flash, focus … Bạn cũng có thể thay đổi chất  lượng video cũng như chất lượng cho tin nhắn đa phương tiện MMS hay YouTube.

Android 2.2 cũng hỗ trợ flash (bản 10.1), nhưng theo nhiều ý kiến đánh giá thì khả năng thực thi còn chậm chạp tạo cảm giác nặng nề trên trình duyệt. Mặt khác, do sự tăng nhanh về số lượng ứng dụng, về cả chất lượng đồ hoạ cũng như giao diện người dùng cộng với kích thước ứng dụng càng ngày càng tăng nhanh, Froyo cho phép cài ứng dụng vào thẻ nhớ thay vì chỉ vào bộ nhớ trong như trước, tuy nhiên ứng dụng cần cài đặt phải hỗ trợ tính năng nay; phần lớn các ứng dụng như widgets, launcher… vẫn phải cài đặt vào bộ nhớ trong.

Một trong những tính năng mới trong bản cập nhật lần này đó chính là khả năng mobile hotspot, chia sẻ các kết nối internet qua wifi cũng như qua cổng USB. Số lượng thiết bị kết nối có thể lên đến 8 trong cùng một lúc.

 

2.3 "Gingerbread"

Sau khoảng một nửa năm từ bản cập nhật 2.2, Google quay trở lại với với dự án xung quanh chiếc Nexus và nâng cấp nó lên phiên bản Android 2.3. Vào thời điểm này, Google đã chọn đối tác là Samsung, nhà sản xuất điện thoại di động rất thành công với dòng điện thoại Galaxy S và sản xuất ra chiếc Nexus S. Mặc dù thật ra Nexus S không vượt trội hơn Nexus One quá nhiều, và nhìn hình dáng bề ngoài cũng có một nét gì đó khá tương đồng.

Gingerbread không có quá nhiều thay đổi, nhưng mỗi thay đổi đó lại có tác động lên toàn nền tảng. Ví dụ: các widget từ phiên bản Eclair đã được làm mới lại hoàn toàn, các giao diện người dùng ở màn hình chính mang phong cách màu xanh lá cây, và thanh trạng thái trên nền đen chữ trắng nổi bật hơn. Sự thay đổi này ảnh hưởng khá lớn đến toàn bộ hệ điều hành, làm cho nó có vẻ hiện đại cùng với nét chữ rõ ràng hơn, nhưng thực tế, theo giải thích của Google thì điều đó có tác dụng giảm lượng pin tiêu thụ cho việc hiển thị cùng với đó là tăng chất lượng hiển thị của màn hình AMOLED.

Android có khá nhiều cải tiến, ví dụ như:

Hệ thống kiểm soát Copy/Paste


Android hỗ trợ khả năng của clipboard chậm hơn so với iOS từ phiên bản iOS 3 vào giữa năm 2009, chức năng sử dụng kính lúp để thao tác dễ dàng, chính xác hơn với các đoạn text, với các kí tự một. Cho đến Gingerbread, Android mới cho phép sao chép một đoạn văn bản, điều mà bạn thường xuyên muốn làm nhưng không được. Gingerbread đã thêm vào 2 đầu đoạn văn bản một cái móc để đánh dấu giới hạn của đoạn văn bản được chọn, thay vì phải rê từ kí tự liên tục từ đầu đến cuối để select text thì giờ đây chỉ cần dùng một ngón tay để di chuyển 2 đầu đánh dấu. Google cũng bắt chước những nhà sản xuất khi cho vào hệ điều hành của mình khả năng thay đổi skin, giao diện giống như HTC đã từng làm trong một vài phiên bản trước đây

Cài tiến bàn phím.

Google một lần nữa thay đổi bàn phím mặc định của 2.3 và lần này có thể nhìn thấy bằng mắt thường, thiết kế  và màu sắc đã được thay đổi lần đầu tiên kể từ phiên bản Cupcake. Cảm ứng đa điểm chạm cho phép người dùng có thể gõ nhiều phím một lúc. Bạn cũng có thể ấn và giữ phím một lúc để hiển thị kí tự còn lại của phím.

Trình quàn lý pin và ứng dụng. 

Android được cho là khả năng chạy đa nhiệm khá thoáng, tức là cho phép các ứng dụng, phần mềm có thể chạy tự do ở chế độ nền trong khi đó, dung lượng pin có hạn, nên thường thấy các mẫu smart phones Android có hiện tượng pin tụt rất nhanh, đặc biệt khi sử dụng với các ứng dụng thiết kế không tốt. Gingerbread sẽ giúp cho người sử dụng giải quyết vấn đề này, Android 2.3 cung cấp một biểu đồ thiết kế theo thời gian về dung lượng pin sử dụng và thống kê chính xác ứng dụng nào cũng như thành phần nào của hệ thống đang mải miết ngốn pin. Từ đó, người dùng hoàn toàn có thể chủ động trong việc tắt ứng dụng hoặc xoá hẳn cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Hỗ trợ camera mặt trước

Mặc dù đến tận giữa năm 2010 Google Talk mới hỗ trợ video chat trên điện thoại, Gingerbread đã ngay lập tức mở rộng nền tảng của mình bằng việc hỗ trợ nhiều hơn một camera duy nhất. Vì vậy Google đã thiết kế thêm trên chiếc Nexus S một camera mặt trước

Một vài tính năng nữa của gingerbread được nhắm tới người sử dụng như: hỗ trợ NFC (near field communication), bằng một angten đặc biệt được gắn vào phía sau máy. Sau nhiều tháng được tung ra, tính năng này vẫn trở nên khá xa lạ với người dùng, bạn có thể quét các mã Google Places ở một số thành phố để tìm ra đường link URLs với các thông tin về địa điểm, phương tiện,.. trong thành phố đó giống như bạn làm với các QR code- nhưng ứng dụng mà Google cùng với các nhà mạng quan tâm hơn đó chính là khả năng thanh toán điện tử: Google Wallet- ví điện tử. Một hình thức thanh toán mới thông qua thiết bị di động hoàn toàn mới, chiếc điện thoại chạy Android tương đương cho một chiếc ví

Google cũng sử dụng Gingerbread như một bước đi chiến lược để có thể xâm nhập mạnh hơn vào thị trường trò chơi di động trên các thiết bị di động, nơi mà iOS đã chiếm lĩnh khá lâu. Phiên bản mới này giúp cho  người lập trình có khả năng lập trình sâu hơn tạo âm thanh, điều khiển thiết bị, đồ hoạ cũng như khả năng lưu trữ- tạo nên các ứng dụng có sức mạnh đồ hoạ 3D mạnh mẽ phong phú chất lượng cao hơn mà nền tảng còn thiếu

3.x "Honeycomb"

Honeycomb đã ra đời, một sự khác biệt trên con đường đi của mình- Google ra đời honeycomb không chỉ dành cho điện thoại thông minh. Một điều kì lạ nữa là Google đã quay trở lại đối tác Motorola (sau này Google đã mua lại Motorola)- công ty đã cùng làm việc với Google để cho ra Android 2.0 trên Droid- để tung ra bản cập nhật đầu tiên phiên bản Honeycomb này. Android 3.0 đã xuất hiện như thế, trên Motorola Xoom

Dù cho Honeycomb không thực sựnhận được nhiều sự chú ý trên thị trường mà Google đang nhắm tới, nhưng đó thể hiện một bước chuẩn bị cho những bước tiếp theo của  Android trên thị trường này.

Chuyển từ gam màu xanh lá sang xanh da trời


Màu xanh lá được coi như biểu tượng của Android. Logo của Android hình một chú người máy xanh lá cây nhạt và trên trang chủ Android cũng toàn tông màu xanh lá như vậy. Và có thể nói khi nhắc đến Android thì người ta sẽ nghĩ đến màu xanh như vậy cho đến khi Honeycomb ra đời. Bây giờ một màu xanh da trời bao phủ hầu hết nền tảng, các chỉ số pin, đồng hồ, và một số điểm khác của Honeycomb

Thiết kế lại màn hình chủ và nơi đặt widget

Thay vì lựa chọn những widget trên màn hình chủ từ một danh sách dài dằng dặc, Honeycomb đưa vào một sự thay đổi thân thiện hơn với người dùng bằng cách cho hộ nhìn thấy widget đó hiển thị lên trên màn hình chủ trông sẽ như thế nào và người dùng sau khi ưng ý với widget mình chọn rồi có thể hoàn toàn đặt nó lên bất kì một trong năm màn hình, hoặc có thể thu nhỏ lại nhìn thấy năm màn hình một lúc. Honeycomb còn hiển thị rất rõ ràng rằng một widget như vậy sẽ chiếm diện tích (thực ra là bao nhiêu ô) trên màn hình.

Nút ấn vật lý biến mất. 

Trên một chiếc máy tính bảng Honeycomb, thật sự không cần thiết phải có đầy đủ các phím vật lý như Back, Home, Menu và Search giống như các phiên bản trước. Thay vào đó các phím Back và Home được biến thành các phím ảo chiếm vị trí trên thanh hệ thống phía dưới màn hình. Bởi vì nó là phím ảo nên hoàn toàn có thể xuất hiện cũng như ẩn đi hoặc thay đổi rất linh hoạt- và do vậy kích thước máy cũng giảm đi rõ rệt phần không gian thường để đặt nút vật lý

Cải thiện menu Recent Apps. 


Danh sách những ứng dụng gần đây được hiện lên bằng cách ấn vào một phím ảo Recent Apps ngay từ phía dưới của màn hình chính và quan trọng hơn là hình ảnh của từng ứng dụng được chụp lại. Trên những phiên bản trước của Android, danh sách các ứng dụng vừa được bật được hiện lên khi ấn và giữ phím Home- và chỉ hiện lên biểu tượng của ứng dụng mà không có hình ảnh thu nhỏ khi chạy ứng dụng.

Trong từng ứng dụng. 

Honeycomb giới thiệu khái niệm thanh menu động (action bar), đó là một vị trí cố định ở phía trên mỗi ứng dụng mà người lập trình có thể sử dụng để hiển thị lên những tuỳ chọn, menu, v.v…-  Tính năng này phù hợp với máy tính bảng, với việc không có những nút bấm cần thiết, hỗ trợ giao diện nhiều cột cũng như hiển thị thông điệp cho từng ứng dụng

Thao tác copy và paste cũng được hỗ trợ tốt hơn với sự tham gia của action bar

Android 3.1 và 3.2 được tung ra sau đó để tăng thêm sức mạnh của nền tảng (vẫn được gọi là Honeycomb). Một số nâng cấp đáng kể trên Android 3.1 được nhắc đến bao gồm thiết kế lại và cho phép thay đổi kích thước widget và một loạt chế độ mới giúp người dùng nhập ảnh vào tablet trực tiếp từ máy ảnh kỹ thuật số. Ngoài ra, tablet chạy Android 3.1 mới cũng được cho là sẽ tận dụng được lợi thế từ các thiết bị USB, kể cả tay điều khiển của XBOX 360 hay PlayStation 3. Android 3.1 còn bao gồm cả ứng dụng phim Google Movies giúp người dùng thuê hàng ngàn bộ phim để theo dõi từ chợ Android Market, ứng dụng đọc sách Books mới và ứng dụng chỉnh sửa video mới Movie Studio. Trình duyệt web lần này được cải thiện tốc độ đáng kể, và bao gồm cả menu điều khiển nhanh quick controls.

Trình duyệt

Trình duyệt web mới bao gồm rất nhiều điểm mới và giao diện người dùng cũng được thay đổi khá nhiều theo hướng làm cho việc duyệt web được nhanh hơn, tiện lợi và đơn giản hơn trước. Thanh QuickControl được thiết kế nhằm giúp người sử dụng có thể điều khiển và chuyển đổi các tabs cũng như đóng tab nhanh cũng như là thực hiện các chức năng cơ bản reload hay back, forward…

Để đảm bảo khả năng hiển thị, trình duyệt của Android đã được mở rộng khả năng hỗ trợ các tiêu chuẩn web như CSS 3D, các giao diện đồ hoạ, animations, hỗ trợ các nội dung video sử dụng HTML 5. Google cũng hỗ trợ cho người dùng truy cập nhanh và đăng nhập vào nhanh chóng vào các dịch vụ trên web của Google. Trình duyệt cũng hỗ trợ các plugins giúp tăng tốc độ load web. Khả năng phóng to/ thu nhỏ diễn ra với tốc độ nhanh hơn trước, người dùng có khả năng dễ dàng thao tác hơn.

4.0 "Ice Cream Sandwich"

Và cuối cùng, Google đã tung ra phiên bản mới nhất của hệ điều hành Android 4.0 trên chiếc Galaxy Nexus, một sự quay trở lại của chương trình Nexus- và lần thứ hai quay trở lại với Samsung, nhà sản xuất của chiếc Nexus S với phiên bản Gingerbread. Ice Cream Sandwich còn được biết nhiều với các tên viết tắt ICS là một trong những phiên bản có sự thay đổi lớn nhất ảnh hưởng đến đến điện thoại thông minh, nhưng có khá nhiều thiết kế của Ice Cream Sandwich xuất phát từ phiên bản trước của nó Honeycomb, bao gồm các nút bấm ảo, sự thay đổi từ xanh lá sang màu xanh da trời, hỗ trợ widget đa dạng hơn, đa nhiệm cùng các chức năng khác như “action bar” được cải thiện đáng kể.

Đã từ rất lâu rồi, người sử dụng  làm quen với Droid , với những kiểu chữ được thiết kế từ phiên bản 1.0. Ice Cream Sandwich đã thay nó bằng một phông chữ khác : Roboto- được thiết kế dành cho những màn hình độ phân giải cao ngày naycó thể hiện thị một cách sắc nét và rõ ràng hơn. Người đứng đầu nhóm thiết kế ở Google đã cho rằng font chữ cũ không đủ để thể hiện nhiều thông tin cũng như khả năng hiển thị không còn phù hợp, trong khi Roboto có thể tránh được những nhược điểm trên, hiển thị rõ ràng ở mọi kích thước.

 

Một trong những tính năng (có thể nói là lâu đời nhất) đã có một sự thay đổi trong phiên bản 4.0. Những thông báo trong màn hình notifications vẫn là  một trong những tính năng vẫn ứng dụng khá tốt cho những nền tảng sau này, nhưng ICS đã có một sự cải tiến nho nhỏ những không kém phần tiện dụng, đó là bạn có thể xoá từng notifications một chỉ đơn giản bằng cách kéo nó ra ngoài màn hình. Trong những phiên bản cũ, khi muốn xoá thì bạn phải xoá tất cả- nhiều khi đó không phải là cách bạn muốn.

Google cũng có một vài thay đổi nhỏ trong bàn phím Android trong từng phiên bản kể từ Cupcake và ICS cũng không phải là một ngoại lệ, trong thực tế, nó có bước nhảy vọt từ phiên bản Gingerbread. Bàn phím được thiết kế và trình bày trong khi độ rộng các phím không thay đổi nhưng sự sửa lỗi thì thông minh hơn, có cảm tưởng như thông minh nhất trên các nền tảng cùng thời điểm. Bên cạnh đó, chất lượng bàn phím, hỗ trợ clipboard cũng cải thiện rất nhiều.

Một số điểm nhấn trong phiên bản lần này:

Thêm nhiều cải tiến trên màn hình chủ


Như chúng ta đã nói tự trước, màn hính home screen của ICS mang từ phiên bản Honeycomb mang lại, nhưng nó cũng có đôi chút chỉnh sửa. Folders có thể tạo một cách khá đơn giản  bằng cách kéo một icon này vào một cái khác, và biểu tượng này được chia làm ba phần, icon của hai ứng dụng và một vòng tròn đen bao quanh, thể hiện 1 folder. Trên màn hình chính cũng có khay hệ thống, chứa những ứng dụng từ bên thứ ba và một vài các ứng dụng của nhà sản xuất. Không giống như Froyo và Gingerbread, thường chứa ứng dụng gọi điện và trình duyệt ở phía dưới, favorite trays này sẽ do bạn quyết định tất cả ( mặc định của Android 4.0 là Phone, tin nhắn, trình duyệt..)

Android Beam. 


Với khả năng hỗ trợ NFC đã được giới thiệu khá nhiều trên Gingerbread và Nexus S, xung quanh dự án ví điện tử của GoogleWallet trước đây, hầu như chưa đem lại kết quả mong muốn. ICS muốn thay đổi điều này với một tính năng gọi là Android Beam cho phép hai chiếc smart phone có thể truyền dữ liệu dễ dàng chỉ phải cho chúng chạm vào nhau. Tinh năng này mở ra hàng loạt những ứng dụng cho người sử dụng cũng như người lập trình nếu biết cách xử lý.

Face unlock. 

Thêm vào sự bảo mật cho Android, Google đã ra mắt tính năng Face unlock, mở khoá điện thoại bằng khuôn mặt. Người dùng có  thể sử dụng camera mặt trước để ICS có thể nhận diện được khuôn mặt của bạn. Nó là một tính năng khá mới lạ nhưng cũng có thể dễ dàng bị qua mặt, tuy nhiên với những tình huống đòi hỏi mức độ bảo mật thấp, đó quả thật là một tuỳ chọn thú vị

Kiểm soát dữ liệu vào ra. 

Cũng giống như Gingerbread cải thiện khả năng sử dụng pin của ứng dụng, Android 4.0 cũng làm điều giống như vậy nhưng với dữ liệu vào ra trên điện thoại (mobile data). Bạn có thể nhìn thấy tổng thể các ứng dụng và khoảng thời gian hoạt động cũng như điều chỉnh dung lượng quá mức cho phép dành cho từng ứng dụng đó, thêm vào đó bạn có thể kiểm soát xem ứng dụng nào đang ngốn hết băng thông của bạn.

 

"JELLYBEAN"



Và Android tiếp theo sẽ như thế nào, điều đó vẫn còn đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. Google chưa nói bất kì một điều gì về đặc điểm cũng như tính năng mới sẽ ra mắt ở Android 5.0. Nhưng có lẽ thời điểm bây giờ là quá sớm để nói về hệ điều hành tiếp theo của hãng khổng lồ này, trong khi đó có lẽ các nhà sản xuất phải tập trung nâng cấp các thiết bị sử dụng ICS đã. Còn quá sớm để đón chờ Jellybean- được coi là tên mã của bản nâng cấp Android 5.0