Laptop

Tổng quan về Ivy Bridge - Phần 2: Thử nghiệm

Tổng quan về Ivy Bridge - Phần 2: Thử nghiệm

Chúng tôi muốn có một cái nhìn chuyên sâu đối với những đổi mới của Ivy Bridge và làm sáng tỏ những gì mà cuộc cách mạng 22-nanometer mang lại. Bài viết này sẽ là phần tiếp theo trong loạt bài viết Tổng quan về Ivy Bridge mà chúng tôi đã giới thiệu về công nghệ và quá trình sản xuất con chip này của Intel. Phần tiếp theo của bài viết sẽ là những bài kiểm tra để đánh giá hiệu năng của toàn bộ hệ thống, trong khi sức mạnh của bộ xử lý đồ hoạ Intel GPU HD 4000 đã được chúng tôi đánh giá chi tiết ở một bài review trước đó.

  • Tổng quan về Ivy Bridge - Phần 1: Công nghệ
  • Đánh giá và Benmark Intel HD Graphics 4000
  • INTEL HD 4000 nhanh hơn 50% so với INTEL HD 3000

Phần 2: Các thử nghiệm

Hệ thống thử nghiệm

Hệ thống mà chúng tôi dùng để thử nghiệm được trang bị một cấu hình khá mạnh, giúp khai thác tối đa  hiệu suất của CPU với 8 GB RAM và ổ cứng thể rắn SSD của Intel. Card đồ hoạ rời Nvidia GeForce GTX 670M không ảnh hưởng tới kết quả cũng như các phép kiểm nghiệm. Tất cả các phép đo được thực hiện với các thử nghiệm giống hệt nhau, trên cùng một bộ máy với RAM, ổ cứng SSD, GPU rời, ….. và các phần mềm, hệ điều hành, trình điều khiển cố định.

Kiểm tra cấu hình:                                  

  • Intel Core i7 Ivy Bridge CPU
  • Intel HM77 Chipset
  • 8 GB bộ nhớ RAM DDR3 (1333MHz)
  • Nvidia GeForce GTX 670M
  • Intel SSD 320 Series (80 GB)
  • 17.3 "LED màn hình Full-HD
  • Windows 7 Home Premium 64bit

Theo thông báo từ phía Intel, bộ vi xử lý mới sẽ cho sức mạnh xử lý nhanh hơn 37% so với chip Sandy Bridge. Cùng với đó, dòng chip mới này được cho là sẽ tăng gấp đôi khả năng xử lý đồ họa cũng như video HD, còn khả năng xử lý đa ứng dụng tăng lên 20% so với chip thế hệ cũ. Tất cả các thông số kỹ thuật của bộ vi xử lý quad-core mới  được chúng tôi giới thiệu trong biểu đồ dưới đây:

Core i7-3610QM

Core i7-3720QM

Core i7-3820QM

Core i7-3920XM

Điểm chuẩn

Có một vài điểm chú ý trước khi chúng tôi có đưa ra một cái nhìn sâu hơn về các điểm số mà chúng ta sẽ được nhìn thấy ở dưới đây, đó là kết quả đánh giá này không thể chắc chắn 100%, cũng như hiệu suất thực tế của thiết bị, vì nó còn phụ thuộc vào công nghệ Intel Turbo Boost (tự động ép xung của bộ vi xử lý), cũng như phụ thuộc vào hệ thống làm mát của từng hệ thống

1. Cinebench R10 64 bit


Được cho là có hiệu năng cao hơn so với người tiền nhiệm Sandy Bridge, thế nhưng những gì mà nó mang lại không được coi là sẽ làm lu mờ kẻ đang giữ ngôi vương trên thị trường máy tính di động. Nói chung, Ivy Bridge mang lại số điểm cao hơn 4-10% khi xử lý đơn luồng, IPC tăng khoảng 3% so với Sandy Bridge.

Hiệu suất chung của CPU được cải thiện khi kiểm tra với những tác vụ yêu cầu xử lý đa luồng. Con chip 22 nanomet đã cải thiện quá tính toán, các thuật toán mã hoá được xử lý nhanh chóng hơn khi hoạt động ở xung nhịp tối đa. So sánh điểm số của CPU quad-core i7- 3610QM và  i7-2670QM, i7-3610 vượt lên tới hơn 13%.

2. Cinebench R11.5


Kết quả của Cinebench R11.5 cũng tương tự như những phiên bản trước đó, hiệu suất của toàn hệ thống tăng từ 12-15%.. Điểm số của i7-3920XM đạt mức rất ấn tương, 7,07 điểm, cao nhất trong số các CPU hiện nay với thử nghiệm của Cinebench R11.5

3. 3DMark


3DMark 06 và 3D Mark Vantage cho kết quả đánh giá khá sát so với những gì chúng tôi nhận định. Bá vương của Sandy Bridge i7-2960XM khá mạnh mẽ, chỉ xếp sau i7-3820QM và i7-3920M, bỏ xa các đối thủ khác của Ivy Bridge là 3610QM và 3720QM trong cả hai tiêu chuẩn. Thế nhưng i7-3920XM một lần nữa lại đánh bại tất cả, điều đáng kinh ngạc là nó có hiệu suất hơn người an hem 3610QM tới 20%.

4. X264

Ivy Bridge dường như có sự thiên vị đặc biệt với các bộ mã hoá video chuẩn HD x264. 3610QM cho tốc độ vượt trội hơn so với 2670QM đến 26% và dĩ nhiên, những người đàn anh của 3610QM cho kết quả ấn tượng và cao hơn nhiều so với  thế hệ Sandy Bridge trước đó.

5. WinRAR


WinRAR được biết đến với việc sử dụng bộ nhớ RAM để tăng tốc độ nén/giải nén, do đó hệ thống thử nghiệm của chúng tôi với thanh RAM DDR3-1333 không phải là lý tưởng. Sandy Bridge chỉ hơi chậm hơn so với Ivy một chút, có thể do sự phụ thuộc của WinRAR vào CPU là không nhiều.

6. SuperPi


Mặc dù SuperPi không phải là một ứng dụng được sử dụng nhiều trong thực tế, nhưng nó lại rất phổ biến với những người chuyên ép xung và đánh giá hiệu năng sản phẩm. Phần mềm này hỗ trợ đánh giá tốc độ bộ nhớ Cache và bộ nhớ RAM rất tốt. Trong đánh giá này, chúng tôi đánh giá thời gian tính số chữ số thập phân của số Pi ở mức 1 triệu và 2 triệu số.

7. wPrime

Công suất tiêu thụ


Intel đã tối ưu hoá hiệu năng chung của toàn bộ hệ thống bằng việc giảm thiểu tối đa xung nhịp xuống mức 800-1200MHz. Tuy nhiên, công suất tiêu thụ ở chế độ nghỉ của i7-2760 QM cao hơn 2W so với i7-3160QM, đó là một thắc mắc khá lớn mà chúng tôi vẫn chưa rõ, có lẽ nguyên nhân sẽ được chúng tôi tìm hiểu qua một vài phép thử nữa.

Các phép thử khác cho kết quả rất tốt, công suất mà các bộ vi xử lý của Ivy thấp hơn so với người tiền nhiệm cùng cấp Sandy Bridge, khoảng 2-3W.

Kết luận

Với hiệu suất mạnh mẽ cùng với bước tiến vượt bậc của mình được Intel cung cấp vào năm ngoái, Sandy Bridge dường như đang cố chứng tỏ rằng với Ivy Bridge, chúng không phải là những kẻ yếu thế. Quả thực với những gì mà “Cầu cát” làm được, Ivy Bridge thực sự chưa phải là một cuộc cách mạng mang tính đột phá, chưa phải là con chip có khả năng làm thay đổi toàn bộ nền công nghiệp chip xử lý. Chỉ là 1 anh chàng với biệt hiệu “tick +”, Ivy dường như vẫn mang trong mình một số điểm thất vọng

Thứ nhất, Ivy Bridge chưa chứng tỏ rằng mình là một con chip hạng sang, một con chip cao cấp, có tốc độ xử lý vượt trội so với những đối thủ khác. Ivy Bridge chỉ nhanh hơn Llano của AMD, và Trinity về mặt hiệu năng của CPU. Thứ hai, nếu bạn là một người sở hữu con chip Sandy Bridge, chắc hẳn sẽ không có nhiều động lực thúc đẩy bạn nâng cấp lên con chip mới nhất của Ivy Bridge.