Nếu thích thì Like, Bạn tiếc gì một Like cho hành động này, Like để cứu người… Like trên Facebook ngày càng có nhiều tính năng viễn tưởng hơn.
- UNICEF: Nút “like” không cứu sống mạng người
- Đánh vợ vì không nhấn nút “Like” trên Facebook
- Facebook đã thâm nhập sâu vào đời sống của chúng ta như thế nào?
Từ việc “câu” Like mọi nơi- mọi lúc…
Mạng xã hội Facebook càng phát triển thì các chức năng của nó lại càng bị "lạm dụng" nhiều hơn
Có lẽ việc phát triển quá nhanh, quá rộng rãi của Facebook đã khiến cho cuộc sống của chúng ta “Facebook hóa”. Những tính năng, những thuật ngữ được sử dụng trong Facebook đã dần dần thâm nhập cuộc sống của giới trẻ và được sử dụng như một “từ mượn” (tương tự như khi ta nói các từ tiếng Anh, tiếng Pháp nhưng được Việt hóa, đi vào cuộc sống hàng ngày). Có thể dễ dàng kể ra các trường hợp Facebook được sử dụng trong các cuộc nói chuyện như:
- Thích gì thì Like.
- Chụp ảnh rồi Post lên Facebook nào
- Muốn biết chi tiết thì cứ lên Facebook mà xem
- Thằng X, con Y vừa post gì trên Facebook đấy, vào comment đi
Chính sự phổ biến đó lại đem đến những hệ quả không mong muốn từ Facebook. Nút Like cứu người, Nút Like làm từ thiện, Nút Like thể hiện sự bực tức, "ném đá", "ném gạch" bằng Like… là những gì chúng ta thấy hàng ngày và nhan nhản trên các trang mạng xã hội.
Ấn Like như một thói quen của người dùng Facebook
Đôi khi nút Like được dùng một các tự nhiên, các Fanpage chia sẻ điều gì đó và được các thành viên Like thể hiện sự ủng hộ, hết sức bình thường và đúng chức năng của Like mà Mark Zuckerberg cùng các cộng sự mong muốn khi tạo ra tính năng này trên Facebook. Vậy nhưng cái gì cũng có hai mặt, TechZ cũng đã từng đăng tải khá nhiều trường hợp Like gây tác dụng phụ khó lường đến đời sống thực như:
- Người đàn ông 36 tuổi ở Texas – Mỹ đánh vợ chỉ vì không ấn nút Like cho status tưởng niệm ngày mất của mẹ mình.
- Nhân viên bị sa thải chỉ vì Like đối thủ của sếp trên Facebook.
- Bộ trưởng bộ Giáo dục Úc “muối mặt” vì lỡ tay ấn Like ảnh khiêm dâm trẻ vị thành niên.
- 2 thanh niên Ấn Độ bị bắt vì ấn Like với ý kiến thể hiện sự “xúc phạm quan điểm tôn giáo”
- Like để góp tiền từ thiện các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
- Like tỏ thái độ trước một sự kiện gì đó.
Nút Like chẳng thể cứu sống ai
Còn nhiều trường hợp hài hước nữa được các admin Fanpage nghĩ ra để câu kéo lượng Like càng nhiều càng tốt từ người dùng mạng xã hội. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở mức độ mua vui, bình luận sự kiện thì đã không có gì đáng nói, cho đến khi…
..đến cái chết của WanBi Tuấn Anh – “mỏ vàng” câu Like
Ngày hôm qua cộng đồng mạng xã hội ở Việt Nam đã có một phen “bội thực” thông tin về WanBi Tuấn Anh. Nam ca sĩ của “Đôi Mắt” đã trút hơi thở cuối cùng và vĩnh viễn ra đi ở tuổi 26 sau khi không qua được cơn bạo bệnh. Là người nổi tiếng, chắc chắn thông tin về WanBi Tuấn Anh sẽ được người thân, các fan chia sẻ, cập nhật ngay lập tức và mạng xã hội Facebook là công cụ rất tốt để thực hiện điều đó.
Một vài Fanpage "tiêu biểu" mọc lên theo dòng sự kiện
Nhưng thật đáng buồn, cái chết của anh lại mở ra cơ hội để những người không có lương tâm tranh thủ khai thác. Không khó để bạn nhận thấy hàng loạt Fanpage được lập nên “nhiều như nấm mọc sau mưa” liên quan đến WanBi Tuấn Anh. Có thể kể ra những trang rất như:
Không khó để tìm kiếm các FanPage "nhảm và ăn theo" như thế này
Thậm chí còn có Fanpage lập ra với tên gọi: “100k Like để WanBi Tuấn Anh hồi sinh”. Vâng, Like để từ thiện, để “ném gạch” và giờ là cả “Hồi sinh” một người đã chết. Nếu như Facebook biết được sản phẩm của họ “thần thánh” đến vậy ở Việt Nam, chắc hẳn họ sẽ chuyển trụ sở làm việc sang nước ta mất!
Tạm kết.
Facebook không có lỗi, nút Like vô tri cũng không có tội. Chúng ta, những người dùng mạng xã hội đừng nên lạm dụng thái quá sức mạnh cộng đồng, sức mạnh đám đông để trục lợi trong những sự kiện như thế này. Người chết và gia đình họ cần sự cảm thông chia sẻ thực sự, nút Like không thể đem đến giá trị thực tại, đừng tiếp tay cho những kẻ cơ hội và tự “làm ngu” mình bằng cách Like bất cứ thứ gì bạn thấy. Hay như chính Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) gửi gắm trong clip với thông điệp: "Like không thể cứu người!"
Đừng để nút Like biến thành trò hề như thế này.