Đồ họa tích hợp Intel HD 4000 đang được chào đón như một bước tiến lớn so với đồ họa HD 3000 hiện tại với một hiệu suất cao hơn khoảng 50%. Intel HD 4000 GPU sẽ là một phần quan trọng của laptop được trang bị Intel Ivy Bridge, được biết đến như thế hệ thứ ba của dòng chip Core series. Vào thời điểm này, AMD với APUs (Accelerated Processing Units) của họ , chẳng hạn như nền tảng Fusion đang cung cấp hiệu suất đồ họa tốt hơn so với những gì mà HD 3000 có. Intel cũng đã thừa nhận điều này và bắt tay vào nghiên cứu để đuổi kịp AMD trong cuộc chiến đồ họa tích hợp. Hãy đọc để tìm hiểu HD 4000 có những gì để cạnh tranh với AMD và nó có là đủ cho nhu cầu của bạn ?
Thời điểm này chưa hề có một Ivy Bridge nào chính thức ra mắt, mẫu thử nghiệm của chúng tôi là phiên bản laptop mẫu của HP, rõ ràng đây là mô hình đầu tiên và trình điều khiển còn chưa thật sự hoàn hảo, chắc chắn là thời gian tới Intel và các nhà phát triển khác sẽ tinh chỉnh driver để HD 4000 có thể cải thiện thêm về hiệu năng.Các trình điều khiển chính thức chắc chắn sẽ được HP phát hành khi laptop của họ được bán trên thị trường.
- Platform: Intel Ivy Bridge – BIOS version 4.C7 (08/11/2011)
- Processor: Unidentified Intel Core i7 Engineering Sample processor (idling at 1.7GHz, Turbo Boost to 2.6GHz)
- Graphics: Intel HD 4000, 2GB memory
- Memory: 8GB DDR3 RAM (2 x 4GB)
- Storage: Intel 320 80GB SSD
- OS: Windows 7 Ultimate x64 SP1 with all updates to current date
- Display Drivers Used: 8.15.10.2696
Đầu tiên chúng ta sẽ sử dụng CPU-Z để xác nhận lại cấu hình bên trong của laptop này, bên dưới là ảnh chụp thông số kĩ thuật của vi xử lý Core i7 Ivy Bridge . Điểm đáng chú ý là công nghệ 22nm và công suất TDP chỉ là 35W.
Card đồ họa được xác nhận là Intel HD 4000 revison 4 . Hãy nhớ rằng phiên bản trình điều khiển đang được sử dụng là bản đầu tiên, có thể nó chưa hoàn hảo cho HD 4000.
Windows Experience Index (WEI) for Intel Ivy Bridge & HD 4000
Khá nhiều người yêu thích xem Windows Experience Index trên laptop của họ để đánh giá hiệu năng sơ bộ. Chúng tôi cũng làm thử một bài test để xem kết quả thu được. Hãy nhìn vào điểm mà Core i7 đạt được về đồ họa, 6.4 cho 3D và hiệu năng Aero, rất thuyết phục. Số điểm thường thấy ở HD 3000 là thường ở mức 4.7 , như vậy có thể thấy là Windows 7 cũng đánh giá cao khả năng của HD 4000. Dưới đây là bảng so sánh điểm đồ họa cho card tích hợp của Sandy Bridge trang bị trong HP Folio 13 và HP EliteBook 8470p.
3DMark Vantage Intel HD 4000 Benchmarks
3DMark Vantage từ Futuremark là một chuẩn mực rất phổ biến để đo lường hiệu suất đồ họa của máy tính. Nó miễn phí để tải về nếu bạn muốn thử nghiệm trên hệ thống của mình. 3Dmark cung cấp các preset khác nhau để benmark đồ họa : Entry, Performance, High and Extreme. Chúng tôi chạy thử nghiệm ở tất cả các chế độ, kết quả về điểm số như sau:
3DMark Vantage Entry Score cho Intel HD 4000 (mức yêu cầu đồ họa thấp): 14,207
3DMark Vantage Performance Score for Intel HD 4000 ( mức trung bình ): 3321
3DMark Vantage High Score for Intel HD 4000 ( mức cao ) : 1604
3DMark Vantage High Score for Intel HD 4000 ( mức cực cao ) : 1104
Để có được vị trí của HD 4000 trong bảng xếp hạng khi so sánh với card đồ họa khác, chúng tôi cung cấp cho bạn bảng dưới đây nhằm so sánh hiệu năng 3DMark Vantage của các laptop được đánh giá gần đây
Điểm mấu chốt ở đây là HD 4000 cao hơn HD 3000 trong các laptop khoảng 1000 điểm, và đây mới chỉ là phiên bản đầu tiên của trình điều khiển, tương lai mọi thứ còn tốt đẹp hơn nữa. Ngoài ra, cũng có thể nhận thấy là HD 4000 chiến thắng cả AMD 6620G trong HP Pavilion dv6z mà chúng ta đã từng được đánh giá chi tiết. Tuy nhiên, điểm số này cũng không thể so sánh được với các card đồ họa chuyên dụng như AMD 7690 trong Envy 17 , vậy nên nếu thực sự là một games thủ thì chắc chắn bạn vẫn cần một card đồ họa chuyên dụng .
PCMark 7 Scores for Intel Ivy Bridge & HD 4000
PCMark 7 của Futuremark là một chuẩn mực dùng để đo hiệu suất tổng thể cũng như chi tiết cho từng ứng dụng cụ thể. Model thử nghiệm của HP đạt được 4520 điểm với chip Ivy Bridge và đồ họa HD 4000 .
Ivy Bridge Core i7 1.7GHz cùng HD 4000 đạt số điểm cao hơn cả máy trạm ThinkPad W520 và HP dv7t Quad với card đồ họa chuyên dụng. Điều này minh chứng cho hiệu suất mạnh mẽ của Ivy Brigde so với Sandy Bridge hiện nay, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận ổ đĩa SSD góp phần không nhỏ trong số điểm hiệu suất tổng thể PCMark 7 .
PCMark Vantage scores for Intel Ivy Bridge & HD 4000
PCMark Vantage là một phiên bản cũ của bộ công cụ PCMark, nhưng nói chung nó vẫn còn giá trị để so sánh.
Cinebench 11.5
Cinebench 11.5 sử dụng cùng một công nghệ với phần mềm hoạt hình CINEMA 4D của MAXON . Chương trình này cung cấp các bài test về xử lý theo luồng và đa tác vụ cùng với hiệu suất card đồ họa OpenLG.
Thật không may là chúng tôi không có nhiều benmark để so sánh ở đây, nhưng bạn cũng sẽ nhận thấy rằng Sandy Bridge được trang bị cho XPS 17 với 2.30GHz Quad Core đạt điểm cao hơn cả Ivy Brigde Core i7. Chúng tôi nghĩ rằng điều này là do xung nhịp của CPU, Ivy Bridge được thử nghiệm chỉ có xung 1.7GHz mà thôi. Và chúng ta cũng sẽ nhận ra AMD Fusion A8 trên HP dv6z vẫn có hiệu năng OpenLG cao hơn so với HD 4000.
Thực sự thì đồ họa AMD có khả năng xử lý OpenGL cực tốt và nó sẽ vẫn vượt mặt Intel ở khía cạnh này trong một thời gian khá dài nữa.
PerformanceTest Version 7
Performance Test 7 là một công cụ benmark của PassMark. Dưới đây là ảnh chụp màn hình điểm số thu được khi thử nghiệm Intel Core i7 và HD 4000.
Để so sánh một chút, chung tôi cũng đưa ra cho bạn kết quả benmark của ThinkPad X220 với Intel Core i5-2410m 2.30GHz, 4GB of RAM, 7200RPM và sử dụng HD 3000.
Dưới đây là bảng so sánh PerformanceTest 7 để chúng ta có thể thấy rõ sự vượt trội của Ivy Bridge + HD 4000 so với Sandy Brigde + HD 3000 .
Tổng kết
Rõ ràng nếu bạn đang chờ đợi hiệu năng tốt hơn cho đồ họa tích hợp của Intel thì nó đã đến. Intel HD 4000 rất nhiều lần thể hiện sự vượt trội so với HD 3000 trong các bài test, nó mạnh mẽ hơn khoảng 75% về hiệu suất đồ họa 3D. Ivy Bridge cũng cho thấy sự cải thiện về hiệu năng khi so sánh với Sandy Bridge hiện tại . Tuy nhiên, chúng ra cũng phải lưu ý rằng mặc dù HD 4000 mang nhiều cải tiến về hiệu năng nhưng nó vẫn chưa đủ tầm để thay thế card đồ họa chuyên dụng, đặc biệt là trong ứng dụng games. Bạn chắc chắn có thể chơi nhiều games bằng HD 4000, nhưng nếu muốn tăng fps hay sử dụng độ chi tiết cao thì cái tên Nvidia hay AMD nên được nhắc tới trong trường hợp này. Ngoài ra, AMD hiện vẫn đang cung cấp hiệu suất OpenGL tốt hơn HD 4000, chưa kể tới dòng sản phẩm Trinity sẽ ra mắt tới đây thì nhiều khả năng AMD sẽ còn nâng cao hiệu năng đồ họa tích hợp cùng OpenGL thêm một lần nữa.
Cuối cùng, nếu bạn đang nhăm tới thị trường laptop và chỉ muốn biết rằng HD 4000 có đủ cho nhu cầu cơ bản của bạn hay không thì bạn yên tâm, HD 4000 sẽ cung cấp hiệu năng xứng tầm với những gì bạn mong đợi.