The Young Entrepreneur Council(YEC) là một tổ chức bao gồm thành viên là những doanh nhân trẻ có tiềm năng nhất trên thế giới, chỉ những người được mời mới có thể trở thành thành viên của tổ chức này. Bằng các thỏa thuận hợp tác với Citi, YEC gần đây đã cho ra mắt #Startuplab, một chương trình ảo miễn phí cung cấp các hướng dẫn cần thiết nhằm mục đích giúp đỡ hàng triệu nhà khởi nghiệp bắt đầu và phát tiển doanh nghiệp của mình thông qua những buổi tư vấn trực tuyến, những thư viện ảo, cùng quá trình trao đổi thông qua email.
- Startup: Tập trung quá mức vào hiện tại có dẫn tới thiếu tầm nhìn?
- For Startup: Bạn đang thắng hay thua cuộc chiến
- Startup: Bạn cần làm gì khi co-founder của bạn đang phát triển sản ...
Các startup công nghệ cần sự đổi mới để tồn tại, trước khi có thể bàn tới chuyện tăng trưởng hay bùng nổ. Nhưng trong lúc bộn bề những việc phải làm, từ sửa lỗi sản phấm, phát triển kinh doanh, tới bán hàng hay hỗ trợ người dùng…, làm thể nào để startup của bạn có thể duy trì được những sự đổi mới đó?
Và một câu hỏi cũng không kém phần quan trọng là nhứng đổi mới nào mới thực sự đáng để theo đuổi?
Chúng tôi đã phỏng vấn 8 nhà khởi nghiệp thành công của Young Entrepreneur Council (YEC) về cách họ áp dụng sự đổi mới, theo những cách chính thức hoặc không chính thức, vào startup của mình, và họ cần những thông tin nào để lên kế hoạch cho các bước tiếp theo.
1. Đổi mới hội tụ và đổi mới phân kì
Tôi đã học được khái niệm vài năm trước, và nó thực sự đã thay đổi cách mà chúng tôi đổi mới công ty của mình. Vấn đề của đổi mới là khi tất cả mọi người đều đề xuất ý tưởng của mình, sẽ rất khó đạt được sự đồng thuận tuyệt đối. Sẽ có những lúc chúng ta cần tới tư duy phân kì . “Phân kì” ở đây theo ý tôi là từ vấn đề ban đầu, hãy xây dựng càng nhiều ý tưởng càng tốt, trước khi bắt tay vào kiểm nghiệm xem đâu sẽ là giải pháp mang lại hiệu quả. Suy nghĩ phân kì mang lại sự sáng tạo, đổi mới, vượt ra khuôn khổ thông thường. Tuy vậy cách tiếp cận này thường không hiệu quả nếu như bạn đang cố gắng giải quyết một vấn đề riêng biệt. Điều đó đòi hỏi cách tiếp cận hội tụ. Một ý tưởng hội tụ thường bắt đầu với một vấn đề cụ thể, và mục tiêu sẽ là xây dựng một con đường thống nhất để đưa ta tới giải pháp. Tại công ty của mình, chúng tôi bắt đầu cuộc họp bằng việc thống nhất xem “Đây sẽ là một cuộc họp hội tụ hay phân kì”. Điều này tạo ra sự khác biệt lớn trong hiệu quả cho chúng tôi. - Mitch Gordon, Go Overseas
2. Thể chế hóa sự đổi mới
Chúng tôi thường sử dụng một cách tiếp cận có cấu trúc để đổi mới. Chúng tôi có một cuộc họp định kỳ vào thứ Hai hàng tuần để đề xuất các ý tưởng giúp nâng cao một trong các chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) của chúng mình. Chúng tôi sẽ không bác bỏ bất kỳ một ý tưởng mới nào, dù trông qua nó có vẻ ngớ ngẩn hay không tưởng tới đâu. Nhưng thường thì trong số đó chúng tôi sẽ tìm được một ý tưởng đáng giá mà có thể rất khó nghĩ ra trong qúa trình kinh doanh bình thường. Chúng tôi cũng tách các ý tưởng nảy sinh quá trình làm việc, có nghĩa là các kĩ sư có thể nghĩ ra sáng kiến trong marketing hoặc ngược lại. Trên cơ sở thảo luận và phản hồi, chúng tôi phân bổ nguồn lực và kiểm tra các ý tưởng. - Adam Lieb, Duxter
3. Câu hỏi về nhân tố tăng trưởng
Trái ngược với những quan điểm phổ biến, mục đích của sự đổi mới không phải là về những gì chúng ta có thể làm để kiếm thêm nhiều tiền cho công ty – nó trả lời cho câu hỏi mà chúng ta gọi là “Nhân tố tăng trưởng”. Câu hỏi đó là: Chúng ta có thể làm gì để mang lại cho khách hàng, thân chủ hay bệnh nhân của mình những thuận lợi và lợi ích lớn hơn nữa? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn sẽ cần biết rằng mục tiêu cuối cùng mà mọi người đang tìm kiếm. Một khi đã có được câu trả lời, bạn sẽ có thể đổi mới quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ giúp cho khách hàng nhận được những sự thuận lợi lớn hơn khi làm việc với bạn. – Charles Gaudet, Predictable Profits
4. Xác định thị trường và quy mô của nó
Vấn đề mấu chốt chính là tìm ra ý tưởng mà mọi người sẵn sàng móc hầu bao để trả tiền cho nó. Làm thế nào biết được liệu khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả cho ý tưởng mmoiws cùa mình? Sử dụng Amazon để nắm được thói quen mua sắm của khách hàng. Kiểm tra xem danh sách hoàn thiện trên eBay. Tìm kiếm trên Twitter để xem có ai đang đề cập tới ý tưởng mà bạn đang phát triển. Từ đó bạn có thể xác định được quy mô của thị trường. Facebook Ads là một trong những cách tuyệt vời để biết được những con số thống kê cho quy mô thị trường.(Bạn không nhất nhất thiết phải chạy Ads để có các con số.) Sau đó xác định giá trị của khách hàng bằng việc xem họ sẵn sàng trả bao nhiêu cho sản phẩm của bạn. Nhân giá trị đó bởi kích thước của thị trường để có được tổng giá trị thị trường. Nếu đó là một con số béo bở, hãy xác định các ý tưởng để xem liệu sản phẩm có đứng được dựa theo lý thuyết của bạn không. - Brett Farmiloe, Markitors
5. Thuyết phục cả nhóm với ý tưởng của mình
Khi một thành viên trong nhóm có một ý tưởng mới, chúng tôi hy vọng anh ta sẽ tìm được cách thuyết phục chính các thành viên trong nhóm rằng ý tưởng đó của mình sẽ hiệu quả. Nếu bạn không thuyết phục được chính những “người trong nhà”, thì cũng có rất ít cơ may cho bạn để sản phẩm hay dịch vụ mới đó sẽ thành công khi ra mắt thị trường. Chúng ta thường phải lặp đi lặp lại quá trình đó nhiều lần. Và mỗi lần như vậy, khả năng thuyết phục khách hàng (và bản thân chính ý tưởng) sẽ dần được hoàn thiện dựa trên những nhận xét hay phản hồi từ các thành viên khác trong nhóm. Một số ý tưởng sẽ phải bỏ dở, nhưng số khác sẽ trở nên mạnh mẽ, thuyết phục và tham vọng hơn – những ý tưởng có thể có những tác động to lớn tới tương lai của công ty. Việc cố gắng thuyết phục người khác với ý tưởng của mình sẽ giúp bạn nhận ra những câu hỏi cũng như cơ hội mà bạn sẽ không bao giờ nghĩ tới nếu chỉ có một mình. Nó như một trò chơi trong nội bộ nhóm để xem liệu bạn có dự đoán được trước tất cả những câu hỏi mà khách hàng hay nhà đầu tư có thể đặt ra, khi bạn trình bày ý tưởng mới của mình . Chuck Cohn, Varsity Tutors
6. Chứng minh mô hình bằng lượng khách hàng hiện hữu
Khi có ý định ra mắt một công cụ hay sản phẩm mới, thì một trong những điều kiện quan trọng nhất chính là lượng khách hàng sẵn sàng sử dụng nó. Chúng ta không bao giờ dành thời gian hoặc nguồn lực để phát triển một sản phẩm mà không ai muốn mua. Đã có quá nhiều những công ty bị mắc kẹt bởi những ý tưởng mà họ cho rằng khách hàng có thể sẽ yêu thích. Luôn luôn chứng minh được rằng ý tưởng của bạn sẽ “bán” được, trước khi nó được đưa vào triển khai. Brian Moran, Get 10,000 Fans
7: Kiểm tra trước khi bạn thử nghiệm
Chúng tôi sử dụng một phương pháp mà tôi gọi là “kiểm tra trước khi thử nghiệm”. Nó cho phép chúng tôi kiểm tra ý tưởng hoặc mô hình trong một môi trường mô phỏng với chi phí thấp, trước khi được mang ra thử nghiệm trong thị trường thực tế. Thay vì khảo sát khách hàng hoặc chi ra một đống tiền cho việc việc thu thập dữ liệu hay nghiên cứu lý thuyết thị trường, chúng tôi sẽ chạy chương trình thu thập dữ liệu về hành vi của khách hàng thực tế trong môi trường mô phỏng. Điều nay cho phép chúng ta nhìn thấy độ thành công của ý tưởng trước khi tung ra thị trường. Benji Rabhan, MorrisCore
8. Xác định và theo dõi các số liệu quan trọng
Những ý tưởng mới có thể đến từ bất kì vị trí nào trong công ty, từ CEO cho tới trợ lý văn phòng. Nếu như một ý tưởng dường như có giá trị, hãy chuyển nó cho nhà hoạch định chính sách – người có thể vạch các mục tiêu, xác định được những tác động tiềm năng nó có thể mang lại, cũng như những nguồn lực mà ý tưởng mới sẽ cần sử dụng đến. Điều quan trọng là xác định được các số liệu sẽ cho biết liệu ý tưởng đó có khả thi, cũng như đo lường kết quả đạt được để xem ý tưởng mới đã thành công đến mức nào. Nhóm của Yodles được hình thành từ một ý tường nảy sinh cuộc trò chuyện với khách hàng. Bằng việc rà soát lại các ý tưởng và tìm kiếm các tiềm năng trong đó, chúng tôi cho ra mắt một mảng kinh doanh tập trung vào việc tiếp thị trực tuyến cho các công ty nhượng quyền, đại lý và các nhà sản xuất, cùng thương hiệu thương hiệu tầm cỡ quốc gia. Ngày nay, mảng kinh doanh này đóng góp một phần ba vào kết quả kinh doanh hàng năm của công ty.John Berkowitz, Yodle
Đọc thêm: Khi nào startup nên thay đổi chiến lược đang theo đuổi?
Theo ReadWrite/westart