Hãy cùng tìm hiểu về 5 nhà khoa học nữ mà bạn nên biết.
Công việc nghiên cứu khoa học, từ quá khứ tới ngày nay, những tưởng chỉ là công việc của nam giới. Tuy nhiên, cũng có những người phụ nữ đặc biệt, họ đã cống hiến rất nhiều cho nền khoa học thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 5 nhà khoa học nữ mà bạn nên biết.
5. Emilie du Châtelet
Mặc dù nổi tiếng trong lịch sử là phu nhân của Voltaire, nữ thiên tài người Pháp này có nhiều thành tựu trong cuộc sống của bà. Bà ra đời năm 1706, từ thuở nhỏ đã ham học hỏi. Nhờ sự giàu có của gia đình, bà được gia sư tại nhà dạy toán và ngôn ngữ học. Ở độ tuổi trưởng thành, sau khi lấy chồng, Emilie du Châtelet tập trung nghiên cứu về toán học, các khái niệm về năng lượng và những gì bao hàm nó. Cuối thế kỷ 17, thời ấy Isaac Newton đã đưa ra định luật Biến thiênđộng lượngcủa một vật theo thời gian tỉ lệ vớitổng lựctác dụng lên vật, và có hướng là hướng của tổng lực. Một trong những thành tựu nổi tiếng nhất của du Châtelet là việc biên dịch cuốn sách vĩ đại của Newton "Philosophiae Naturalis Principia Mathematica" từ tiếng Latinh sang tiếng Pháp. Nghiên cứu các văn bản mang tính cách mạng cùng với Voltaire, du Châtelet khẳng định rằng vận tốc trong phương trình năng lượng phải được bình phương.
Nghiên cứu của bà đã được chứng minh vào năm 1905 khi Albert Einstein phát minh ra rằng khối lượng-năng lượng tương đương công thức e = mc². Vào thời điểm Einstein bắt đầu nghiên cứu ra công thức lịch sử này của mình, các nhà vật lý trước đó đã áp dụng bình phương của tốc độ khi tính toán năng lượng chuyển động của một đối tượng, nhờ một phần lớn nền tảng lý thuyết được thiết lập bởi bà Emilie du Châtelet. Vì vậy, trong phương trình mang tính bước ngoặt đó, mặc dù "c" là viết tắt của tốc độ ánh sáng, việc phải bình phương tốc độ ánh sáng đã được phát hiện ra đầu tiên bởi nữ thiên tài này. Không ngoa khi Voltaire đã viết về người vợ của mình, sau khi bà mất vào năm 40 tuổi khi sinh con, "Cô ấy là một thiên tài hiếm hoi, không hề thua kém Newton.”
4. Rosalind Franklin
Nhà hóa học Rosalind Franklin đã bắt đầu sự nghiệp khoa học ngắn ngủi bằng việc nghiên cứu than và kết thúc bằng việc nghiên cứu giải phẫu của virus, nhưng đóng góp lớn nhất, cũng như gây tranh cãi nhất của cô là việc cố gắng giải mã cấu trúc của deoxyribonucleic acid hay còn gọi là DNA. Mặc dù giải Nobel về sinh lý học và y học năm 1962 được trao cho James Watson, Francis Crick và Maurice Wilkins cho việc phát hiện ra cấu trúc xoắn kép DNA, tuy nhiên nếu không có sự trợ giúp về phát hiện của Franklin, điều này khó xảy ra.
Sinh năm 1920, Franklin đã có ước muốn trở thành một nhà khoa học từ khi còn nhỏ, nhưng lúc ấy, công việc này chỉ dành cho nam giới. Tuy nhiên, với sự kiên trì và trí thông minh, bà đã chiến thắng định kiến xã hội và đảm nhiệm vị trí trợ lý nghiên cứu tại Đại học King ở London sau khi đạt học vị tiến sĩ hóa học vật lý từ Đại học Cambridge. Phòng thí nghiệm của Đại học King tập trung vào việc giải mã DNA, và Franklin đã chụp ảnh những sợi tơ DNA này bằng cách sử dụng nhiễu xạ tia X, một kỹ thuật tạo ra hình ảnh cấu trúc bằng cách phản xạ tia X vào phân tử.
Mối quan hệ căng thẳng giữa Franklin và người bạn cùng phòng thí nghiệm, Maurice Wilkins, cuối cùng đã khiến cho Watson và Crick vọt lên trong cuộc đua nghiên cứu DNA. Franklin không hề hay biết, Wilkins đã cho Watson xem những hình ảnh nhiễu xạ này, cung cấp đầu mối quan trọng để làm sáng tỏ sự sắp xếp chuỗi xoắn kép. Năm 1953, Watson và Crick công bố tài liệu về DNA mang tính bước ngoặt của họ trên tạp chí Nature, nhưng Franklin không bao giờ nhận được bất kỳ sự công nhận nào cho những đóng góp định mệnh của mình. Trên thực tế, những lời khen ngợi về nghiên cứu của bà chỉ được đưa ra khi bà mất vì ung thư buồng trứng ở tuổi 37.
3. Lise Meitner
Nhà vật lý Lise Meitner, còn được gọi là "người sinh ra bom nguyên tử", được sinh ra tại Vienna, Áo vào năm 1878. Sau khi nghiên cứu vật lý tại Đại học Vienna, Meitner đã hợp tác với Max Planck và O Hahn nghiên cứu phóng xạ. Hahn và Meitner đã tiếp tục nghiên cứu trong nhiều năm sau đó và tới năm 1918, họ phát hiện ra nguyên tử proactini. Sau đó, vào năm 1923, Meitner phát hiện ra hiệu ứng Auger, khi một nguyên tử đột ngột giảm xuống một hoặc hai electron để ổn định bản thân. Tuy nhiên, quá trình này được đặt tên cho nhà vật lý người Pháp Pierre Auger, người đã phát minh ra phản ứng nguyên tử hai năm sau đó, bỏ qua thành tựu khoa học mà Lise Meitner đã kỳ công nghiên cứu.
Khi sự nghiệp đang phát triển, Châu Âu đã lên tiếng về bom nguyên tử , nổ ra trong Thế chiến II, Meitner đã phải chuyển đi sống ở Stockholm sau khi Đức sáp nhập Áo vào năm 1938. Vào thời điểm đó, Meitner đã thử nghiệm việc bắn neutron vào các hạt nguyên tử, và vào năm 1939, Meitner và O Frisch, người cháu trai và đồng nghiệp trong phòng thí nghiệm của bà, đã đặt tên cho quá trình phân hạch hạt nhân và xuất bản một bài báo về chủ đề này. Phân hạch hạt nhân thông qua các nguyên tử tách rời là chìa khóa để phát triển bom nguyên tử nhưng Meitner đã không được tham gia vào Dự án Manhattan. Mặc dù Meitner là người đầu tiên phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân, nhưng cựu đồng nghiệp cùng nghiên cứu O Hahn đã mang về giải thưởng Nobel về hóa học cho ông vào năm 1944.
Meitner không bao giờ giành được giải thưởng Nobel cho nghiên cứu đột phá của mình và qua đời vào năm 1968. Tuy nhiên, di sản của bà vẫn còn lưu lại trong bảng tuần hoàn. Năm 1992, một nguyên tố phóng xạ mới đã được phát hiện với tên gọi meitnerium, biểu tượng Mt, theo tên nhà vật lý người Áo.
2. Shirley Ann Jackson
Shirley Ann Jackson, sinh năm 1946, được biết đến với một chuỗi các “lần đầu tiên”. Ngành lý thuyết vật lý đã mang về cho bà bằng cử nhân và bằng tiến sĩ từ Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT), khiến Jackson trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên đạt được chúng. Thành tựu học thuật vào năm 1973 đó cũng khiến bà trở thành một trong hai phụ nữ da đen đầu tiên ở Hoa Kỳ nhận được bằng tiến sĩ về vật lý. Trong năm 1995, Tổng thống Clinton đã bổ nhiệm Jackson chủ trì Ủy ban điều tiết hạt nhân Hoa Kỳ, là người phụ nữ đầu tiên giữ vị trí này. Bên cạnh đó, với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng thành tích xuất sắc của mình trong công tác vận động tài trợ và đổi mới STEM đã mở đường cho bà trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên được tiến cử vào Viện Hàn lâm kỹ thuật quốc gia, nhờ đó nhận được giải thưởng Vannevar Bush cho thành tựu suốt đời trong khoa học. Ngoài ra, bà còn quản lý một trường đại học thuộc top 50 thế giới có tên Học viện Bách khoa Rensselaer.
Tất cả các giải thưởng và thành tích của bà đều xuất phát từ sự tập trung chuyên sâu và sự chặt chẽ trong cách làm việc. Sau khi tốt nghiệp MIT, Jackson đã tiến hành một loạt các nghiên cứu vật lý tại Phòng thí nghiệm AT&T Bell từ năm 1976 cho tới năm 1991. Khi sự nghiệp của Jackson phát triển, vai trò của bà như một người ủng hộ giáo dục, khoa học và đổi mới ở Hoa Kỳ cũng phát triển theo. Một năm sau khi cô được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của Khoa học trong năm 2004, tạp chí Time đã ca ngợi bà như một hình mẫu cho các nhà khoa học nữ đương đại.
1. Rita Levi-Montalcini
Rita Levi-Montalcini không chỉ là một trong những nhà khoa học với trí thông minh ưu việt của thế giới, bà còn là người đoạt giải Nobel có tuổi thọ cao nhất. Sinh ra ở Ý vào năm 1909, Levi-Montalcini đã theo học trường y tế mặc dù cha bà là một kỹ sư điện và nhà toán học. Ban đầu, chính người cha này đã cấm bà theo đuổi sự nghiệp học hành cao hơn. Sau khi nhận được bằng về y học và giải phẫu vào năm 1936, Levi-Montalcini quyết định tập trung về thần kinh chứ không phải y học thực hành. Sau đó, Thế chiến II đã buộc nhà khoa học người Ý này rời khỏi các khu vực quân sự nguy hiểm và lui về ở ẩn để tiếp tục các nghiên cứu của mình, thậm chí bà từng phục vụ một thời gian ngắn trong quân ngũ dưới vai trò một bác sĩ y khoa quân sự.
Khi chiến tranh đi qua, Levi-Montalcini và người cùng nghiên cứu Stanley Cohen đã cố gắng tìm hiểu bằng cách nào dây thần kinh của phôi thai có thể sinh sôi nảy nở trong một cơ thể đang phát triển. Trong khi nghiên cứu, họ phát hiện ra yếu tố tăng trưởng thần kinh, một loại protein quan trọng kích thích sự phát triển thần kinh và tăng trưởng. Bước đột phá trong y học này đã mang về cho họ một giải Nobel về sinh lý học và y học vào năm 1986, khi Levi-Montalcini đã 77 tuổi. Vào đêm trước sinh nhật lần thứ 100 của mình trong năm2009, nhà khoa học này đã nói với tờ Times of London rằng bà vẫn có thể làm việc tại Viện Não Châu Âu, mà bà thành lập, hàng ngày.