Những công nghệ trong phim viễn tưởng hiện nay có thể sẽ thành hiện thực trong tương lai gần.
<>
5. Chúng ta sẽ sớm được lái ôtô bay
Những dự đoán về ô tô bay đã xuất hiện trong nhiều thập kỉ, đó là phương tiện phổ biến trong tương lai, thứ phương tiện mà mọi người có thể dễ dàng sử dụng, tiếp đất và hạ cánh an toàn ở bất cư nơi đâu bạn muốn.
Ý tưởng về chiếc ô tô bay đầu tiên được công bố vào năm 1917. Henry Ford cũng dự đoán về chiếc ô tô bay vào năm 1940, sau đó cũng có nhiều những dự đoán được đưa ra. NASA cũng đã tiến hành dự án, tuy nhiên đã từ bỏ ý tưởng tạo ra phương tiện bay cá nhân vì lý do kinh phí và có lẽ sẽ không có tổ chức chính phủ nào thực hiện dự án. Có rất nhiều những thách thức trên con đường tạo nên một chiếc xe bay cho đến khi nó được đưa vào thực tế: chi phí, chỉ dẫn đường bay, các quy định, sự an toàn, hiệu quả năng lượng, nguy cơ về khủng bố, việc đào tạo lái, tiếng ồn, sự chống đối từ các ngành công nghiệp giao thông và ô tô. Ngoài ra, những chiếc xe này phải hoạt động thường xuyên như xe ô tô trên các tuyến đường, đặt ra những thách thức hậu cần. Hiện nay có rất nhiều phương tiện có thể được gọi là “xe bay” tuy nhiên chúng chưa thực sự đúng theo định nghĩa. Ngoài ra, chi phí của những phương tiện này lại rất cao chẳng hạn như Terafugia Transition có mức giá lên đến 200.000$.
4. Công nghệ “duy nhất”
Trong những năm gần đây, học giả thuyết tương lai - Ray Kuzweil đã lập luận rằng chúng ta đang trên con đường tiến tới thuyết công nghệ duy nhất (singularity), có lẽ xẽ xảy ra vào năm 2030. Có nhiều những ý kiến khác nhau về cái được gọi là công nghệ duy nhất này, một vài người cho rằng nó có thể là trí tuệ nhân tạo sẽ cạnh tranh với con người trong tư duy sáng tạo, nói cách khác là máy móc sẽ vượt qua con người về trí tuệ. Một vài ý kiến thì cho rằng nó có thể là sự kết hợp giữa con người và máy móc tạo nên những cái mới, ví dụ như tải lên ý nghĩ của chúng ta vào một mạng lưới thần kinh được chia sẻ.
Nhà văn Douglas Hofstadter thì cho rằng đây là kịch bản khoa học viễn tưởng với bản chất tiên đoán, mơ hồ và vô nghĩa về những gì được tạo ra cho con người và mối quan hệ của con người với công nghệ. Ngoài ra cũng có ít bằng chứng cho thấy "làn sóng" đổi mới công nghệ của Kurzweil cũng như tương lai học khác là sắp xảy ra. Mitch Kapor, CEO của Lotus thì gọi công nghệ này là “thiết kế thông mình cho người IQ 140”. Những nghi ngờ và lập luận cho thấy rằng công nghệ ngày chỉ là ước mơ, sự hiểu biết bản chất của ý thức là không thể. Cuối cùng thì việc có xảy ra công nghệ duy nhất hay không phụ thuộc phần lớn vào đinh luật Moore mà chúng ta sẽ đề cập tiếp theo.
3. Định luật Moore sẽ tiếp tục đúng?
Định luật Moore phát biểu: "Số lượng transistortrên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi hai năm". Thực tế, Gordon Moore người sáng lập ra định luật đã nói về các chi phí sản xuất chip và cho rằng các chi phi sẽ giảm một nửa trong vòng 10 năm tuy nhiên sau đó nó sẽ không ổn định và định luật Moore chỉ có giá trị về mặt kinh tế thay vì khoa học. Một vài chuyên gia đã khẳng định rằng định luật Moore sẽ không thể kéo dài hơn 2 thập kỷ vì chi phí sản xuất chip tăng lên rất nhiều khi mà bán dẫn trở nên nhỏ hơn.
Để dễ dàng so sánh, vào năm 2009 chỉ có Samsung và Intel đầu tư vào việc sản xuất chip 22 nanomet. Nhà máy sản xuất chip có chi phí lên đến hàng tỷ đô ví dụ như nhà máy Fab 2 ở New York có phi phí xây dựng lên đến 4,2 tỷ đô. Ngoài ra, rất ít công ty có những đủ tài nguyên và Intel cho rằng một công ty phải có khoảng $ 9 tỷ USD doanh thu hàng năm để có thể cạnh tranh trong thị trường chip.
Đã có nhiều người nói và bàn luận về sự kết thúc của định luật Moore nhưng hiện giờ, chúng ta chưa thể nói gì nhiều. Câu trả lời hãy chờ trong tương lai.
2. Robot sẽ là bạn của chúng ta
Một trong những mối quan tâm chính đó là tự động hóa. Liệu máy bay không người lái có thể tự đưa ra quyết định tấn công mục tiêu hay không? Liệu chúng ta sẽ để cho máy móc tự sản xuât mà không có sự hướng dẫn của con người ? Hay là để cho ô tô tự lái ?
Vấn đề sau đó là về việc robot thay thế những vai trò mà chúng thực sự không nên đảm nhiệm. Đã có những robot y tế được thiết kế để hỏi han người bệnh về các triệu chứng và cung cấp các tư vấn – vốn là công việc của bác sĩ. Microsoft cũng có một "nhân viên lễ tân" là robot trong tòa nhà trung tâm của mình. Chúng ta đã đặt rất nhiều những công việc và trách nhiệm quan trọng vào tay các cỗ máy và dần dần sẽ cảm thấy bị lệ thuộc vào máy móc. Năm 2009 tại cuộc hội thảo khoa học máy tính và robot, các chuyên gia đã bày tỏ sự lo ngại về việc tội phạm có thể lợi dụng công nghệ thế hệ tiếp theo cho việc phạm tội như trí thông minh nhân tạo, ăn cắp thông tin và đóng vai trò như người thật…Điểm quan trọng của cuộc hội thảo là tìm cách giải quyết các vấn đề này sớm, dù bây giờ không rõ ràng về những gì tiến bộ công nghệ sẽ mang lại trong tương lai.
1. Chúng ta có thể chấm dứt sự nóng lên của trái đất
Hiện tượng nóng lên toàn cầu là điều không thể tránh? Nhiều nhà khoa học đã đồng ý rằng ít nhất ở một mức độ nào đó, chúng ta có thể ngăn chặn những thảm họa lớn và giải quyết hậu quả. Ngay bây giờ, chúng ta đang chứng kiến ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, như băng tan và mực nước biển dâng cao khiến cho lốc xoáy ở Nam Á trở nên nghiêm trọng, được dự đoán sẽ tác động lớn đến hàng trăm triệu người. Hay như đảo sản hô Tuvalu có thể đứng trước nguy cơ bị nhấm chìm hoàn toàn bởi thủy triều. Kể cả khi chúng ta không gây ra hiệu ứng nhà kính nữa thì nhiệt độ vẫn sẽ tăng lên 1 độ F vào giữa thế kỉ vì lượng CO2 còn tồn tại trong khí quyển đến nửa thế kỉ hoặc hơn thế nữa. Và việc tăng khoảng 3-6 độ vào cuối thế kỉ rất có thể sẽ xảy ra.
Câu hỏi đặt ra là liệu có thể kiểm soát nhiệt độ để ngăn chặn những tác động lớn, khuyến khích các tổ chức hành động vì môi trường là quan trọng nhưng việc hợp tác giữa các chính phủ mới thực sự cần thiết như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ. Các chuyên gia cũng nói cần phải bắt đầu các kế hoạch để đối phó với thảm họa do tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu như thành lập nhiều đơn vị phản ứng nhanh với nạn cháy rừng hay giúp đỡ các khu vực ven biển.