Nằm ngoài mọi dự đoán, các công ty Mỹ lần lượt thất bại ở thị trường Trung Quốc. Biểu đồ dưới đây cho thấy thất bại của những công ty Mỹ ở Trung Quốc và sự nổi lên của 3 đế chế thắng cuộc: Alibaba, Baidu và Tencent (tổng giá trị vốn hóa thị trường của ba công ty khoảng 150 tỷ USD)
-
Nguyên nhân Apple chọn Trung Quốc thay vì Mỹ
-
Tình báo viễn thông Trung Quốc cũng đe dọa Việt Nam?
-
Phụ kiện cho iPhone, iPad Trung Quốc tràn ngập thị trường
-
Ảnh học sinh Trung Quốc dùng máy ảnh 'khủng' gây sốt
Có nhiều lý do dẫn đến sự thất bại của các công ty Mỹ, một số đến từ những chính sách thiên vị của chính phủ Trung Quốc. Trong khi chính phủ phải chịu một phần trách nhiệm cho sự thất bại của họ, đâu đó vẫn có những lý do khác đến từ hoạt động của chính những công ty này.
Các đại gia internet của Mỹ không thể cạnh tranh nổi các hãng ban địa ở Trung Quốc
1. Quá tập trung vào mục tiêu ngắn hạn
Trung Quốc là một thị trường lớn và đòi hỏi sự kiên trì cao. Những công ty đến từ Mỹ thường đặt ưu tiên toàn cầu về lợi nhuận và có xu hướng cắt giảm chi phí trên tất cả các chi nhánh trong thời gian suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, những động thái này của họ chỉ có thể chứng minh được tư duy “tham bát bỏ mâm”. Họ tiết kiệm một số tiền trong ngắn hạn, nhưng lại hiến dâng thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh địa phương. Đơn cử như câu chuyện của AOL – tập đoàn đã “vào – ra” thị trường Trung Quốc đến hai lần - đều bởi các thất bại về tài chính, trong khi thị trường Trung Quốc đang bùng nổ.
Cấm, cấm hết - là những gì Trung Quốc làm
2. Các chi nhánh ở địa phương không được trao quyền
Trung Quốc là một thị trường lớnvà khốc liệt với vô sốđối thủ cạnh tranh. Để có một cơ hội ở Trung Quốc, các công ty Mỹ phải trao quyền cho các chi nhánh của mình để họ được đáp ứng, tự trị, địa phương hóa các hoạt động kinh doanh, và sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, do những lo ngại rập khuôn, công ty mẹ ở Mỹ sẽ không chỉ từ chối trao quyền tự chủ cho các công ty con, mà thậm chí còn giám sát thêm. Ví dụ: quy trình của Google cần đến cái gật đầu chấp thuận từ trụ sở chính cho toàn bộ các quyết định liên quan đến chính sách, sản phẩm, phân bổ trung tâm dữ liệu, UI, và thậm chí là cả các bạn Google Doodle, chưa bàn đến chuyện tuyển nhân sự.
Google cũng phải "bật bãi" khỏi Trung Quốc
3. Quá trình toàn cầu quá chậm
Thị trường Trung Quốc “đủ” khác biệt và mới lạ, đòi hỏi những trường hợp ngoại lệ, nhưng các công ty Mỹ lại dành nhiều quan tâm đến việc duy trì một nền tảng toàn cầu duy nhất. Những quyết định này sẽ duy trì tính toàn vẹn của nền tảng toàn cầu, nhưng có thể bỏ lỡ miếng bánh ở thị trường địa phương. Ví dụ: eBay mua lại EachNet – một công ty đang dẫn đầu thị trường ở thời điểm đó, rồi sau đó giết chết sản phẩm đấy, dựa hoàn toàn vào nền tảng của eBay ở Mỹ, và đó là một thảm họa. Một ví dụ khác là phương thức thanh toán của eBay chủ yếu dựa vào uy tín của người bán, nhưng ở Trung Quốc, điều đó là không đủ. Alipay đã mang đến hình thức thanh toán ký quỹ và giành chiến thắng chung cuộc.
Facebook làm mưa làm gió trên thế giới nhưng ở Trung Quốc thì KHÔNG!
4. Sự không phù hợp văn hóa
Công ty Mỹ thích thuê những thạc sĩ quản trị kinh doanh xuất sắc đến từ Ivy League hay các tiến sĩ của Stanford với nhiều năm kinh nghiệm, sử dụng tiếng Anh và phong cách Mỹ hoàn hảo. Tuy nhiên, những “rùa biển” này có thể không mang lại hiệu quả cao nhất trong trận chiến dăng dẳng với các võ sĩ giác đấu Trung Quốc.
Ví dụ: Một cựu giám đốc của Yahoo China từng ra đi do “không phù hợp”, và sau đó đã xây dựng nên một công ty có giá trị hơn 3 tỷ USD chỉ trong vòng sáu năm.
Điều thường thấy ở Trung Quốc
Liệu một công ty Mỹ có thể có một cơ may nào đó trong thị trường này? Không dễ dàng, nhưng hoàn toàn có thể. Giải pháp đầu tiên có lẽ là hãy tổng hợp toàn bộ những gì đã phân tích ở trên thành một cuốn sách giáo khoa và nghiên cứu để tìm ra cơ hội. Thứ hai, trong khi các công ty Trung Quốc đang “yên vị” trong miếng bánh về phần mềm tiêu dùng và phần mềm điện thoại di động, tôi tin rằng với cơ sở dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây, các phần mềm cho doanh nghiệp, các công ty Mỹ vẫn còn có miếng bánh cho riêng mình ở thị trường này.