Hiện nay, khi nói đến cái tên CCleaner thì mọi người sẽ nghĩ đến ngay là phần mềm làm sạch hệ thống, cũng giống như nói đến Google là nghĩ ngay đến Tìm kiếm vậy. Đây là một trong những phần mềm làm sạch hệ thống xuất hiện lâu đời nhất mà lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2005. Phần mềm CCleaner có lợi thế là phát động phong trào dọn dẹp hệ thống vào thời điểm đó và sự thành công của thương hiệu này cũng bao gồm nhiều yếu khác, trong đó có cả thời gian.
Cái tuyệt vời ở đây là CCleaner không phải là công cụ đầu tiên làm chủ được công nghệ làm sạch hệ thống nhưng đã có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc trong 6 năm qua. Sự tăng trưởng của nó dường như được Google dự đoán thông qua biểu đồ năm 2010.
Theo kinh nghiệm của một số nhà biên tập ngành công nghệ, họ đã nhìn thấy sự tăng trưởng phi thường của nhiều ứng dụng nhưng sau một khoảng thời gian tăng trưởng thì nó bị chựng lại và trên đà “tút dốc”, bởi có sự bắt đầu cạnh tranh gay gắt. Nhưng có vẻ CCleaner được tổ chức và quản lý khá tốt. Trên thực tế, nhiều nhà phát triển phần mềm dọn dẹp hệ thống đã nhận thấy rằng sự cạnh tranh với CCleaner trong một khoảng thời gian dài là không thể.
Vì vậy, những bước như thế nào đã làm nên sự thành công và phổ biến của CCleaner như ngày hôm nay. Sau đây là 10 bài học kinh nghiệm mà nhà phát triển phần mềm có thể tham khảo từ thành công lớn của CCleaner.
1. KISS (Keep It Simple Stupid)- Hãy giữ cho nó thật đơn giản
Đây được xem là kinh nghiệm tốt nhất mà bạn có thể học hỏi từ CCleaner. Bài học KISS này được áp dụng đối với tên sản phẩm, tính năng và khả năng sử dụng. Ví dụ, tên gọi của sản phẩm thật đơn giản, chỉ thêm chữ C vào trước Cleaner, tạo thành phần mềm CCleaner. Tất cả những tính năng cơ bản đều được bố trí trên giao diện chính của chương trình. Khả năng sử dụng dễ dàng như thế nào? Chương trình thân thiện đến mức mà bất kì ai cũng có thể sử dụng được nó (Dead-simple GUI), đây cũng chính là lý do tại sao mà phần mềm được nhiều người sử dụng.
2. Không nên thay đổi tên sản phẩm
Một sai lầm rất lớn của nhiều tác giả phần mềm là thay đổi tên sản phẩm ở giai đoạn phát triển sau này. Có nhiều lý do cho việc thay đổi tên sản phẩm, như tên sản phẩm ban đầu không dễ nhớ (do chưa có kinh nghiệm như ở mục 1), toàn bộ phần mềm đã được mã hóa với một giao diện và thương hiệu mới, tin tưởng rằng thay đổi tên sẽ làm cho sản phẩm phổ biến hơn.
Trong các trường hợp trên, thay đổi tên sản phẩm chưa phải là ý tưởng tốt nhất. Khi tên sản phẩm được thay đổi, khách hàng có thể không quan tâm nữa, thậm chí tức giận, nhiều blogger và quản trị web sẽ không cập nhật được sự thay đổi đó. Ví dụ, khi Google thay đổi tên gọi là Googol và nó với thế giới đây là tất cả những gì họ muốn thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Điều cần làm của bạn là trước khi ra mắt một sản phẩm thì chuẩn bị một cái tên cho dễ nhớ và “theo” cái tên đó mãi mãi.
Đối với CCleaner, khi mới ra đời thì sản phẩm có tên là CrapCleaner. Nhưng họ đã sớm thay đổi tên sản phẩm, thành một cái tên ngắn hơn và đơn giản hơn, đây cũng chính là một yếu tố làm nên sự tăng trưởng. Kinh nghiệm của họ là thay đổi ngay từ ban đầu sẽ tốt hơn khi ở giai đoạn sau mọi việc trở nên quá muộn.
3. Cập nhật thường xuyên
Hãy suy nghĩ về nó giống như một ứng dụng của Apple Store, nó thường xuyên được cập nhật, xuất hiện trong danh sách tải về và nhiều người sẽ biết đến ứng dụng đó. Ngoài Apple Store còn có hàng trăm trang web cung cấp phần mềm thường xuyên cập nhật các phiên bản mới của sản phẩm. Trong quá trình cập nhật, người dùng sẽ quan tâm và cảm thấy sản phẩm có chất lượng, bởi vì nó mang lại cho họ một thông điệp là nhóm tác giả khá tích cực trong việc phát triển phần mềm. Bạn cần ấn định khoảng thời gian cho việc phát hành các phiên bản cập nhật và trợ giúp. Ví dụ, bạn phát hành mỗi hai tuần một lần hoặc một tháng một lần.
Đây cũng là một kinh nghiệm quý báu của CCleaner. Trong khi các nhà phát triển phần mềm đang tìm cách làm cho sản phẩm của mình tương thích với Windows 7 thì CCleaner là một trong những sản phẩm đầu tiên hỗ trợ Windows 7.
4. Thông báo cho các blogger và webmaster
Đây được xem là một hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến người dùng. Bạn có thể đăng kí phần mềm với nhiều cổng thông tin phần mềm khác nhau nhưng giới thiệu cho các blogger và webmaster được xem là cách làm hiệu quả nhất, người dùng sẽ biết đến sản phẩm nhanh nhất và đẩy nhanh quá trình tăng trưởng. Theo kinh nghiệm của người viết, đầu tiên là ưu tiên tìm kiếm ở các cổng thông tin phần mềm, rồi giới thiệu, đề cập đến sản phẩm ở các diễn đàn và trang blog quan trọng.
5. Tính ổn định là trên hết
Một khi phần mềm đã được phát hành thì không nên có thêm một phiên bản thử nghiệm nào hết. Các nhà phát triển chỉ có thể thay đổi phần mềm theo nhu cầu của người sử dụng, vì họ chính là chủ sở hữu của phần mềm đó và nhà phát triển chỉ là người thay mặt để quản lý. Nếu bạn muốn thử nghiệm một giao diện mới thì cách tốt nhất là nên tạo ra một phiên bản riêng biệt, yêu cầu người dùng kiểm tra phiên bản mới này. Làm sao người dùng có thể phản hồi được ý kiến? Bạn cần nên tạo một diễn đàn, rồi cho đăng tải các thông tin và tính năng phản hồi ý kiến của người dùng.
6. Không có diễn đàn = không có sự phát triển
Ngay từ tiêu đề đã nói lên sự cần thiết của diễn đàn. Hầu hết các nhà phát triển phần mềm quên thêm vào diễn đàn trong website của họ nhưng CCleaner đã cung cấp thông tin nổi bật và liên kết đến diễn đàn ở trang chủ. Không chỉ cung cấp liên kết rõ ràng trên thanh menu mà họ còn cung cấp địa chỉ ở cuối trang chính của mình.
Nói đi thì phải nói lại, khi diễn đàn có rất nhiều người truy cập sau một ngày phát hành sản phẩm thì cũng không đồng nghĩa với sự phát triển. Tốc độ phát triển cần phải có một khoảng thời gian nhất định. Diễn đàn chỉ có giá trị là một “môi trường phản hồi ý kiến” qua lại giữa nhà phát triển và người sử dụng, từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm.
Kinh nghiệm ở mục 5 và mục 6 gần như song song với nhau. Người sử dụng sẽ dùng diễn đàn là nơi yêu cầu của họ. Nhà phát triển sử dụng diễn đàn là nơi tiếp nhận ý kiến để hoàn thiện sản phẩm.
7. Nâng cấp dễ dàng
Nếu yêu cầu người dùng thường xuyên phải tải về các phiên bản mới nhất khi họ mới vừa cập nhật phiên bản mới thì làm cho họ cảm thấy phiền toái và mất thời gian. Do đó, bạn cần phải tạo cho phần mềm có các phương tiện giúp dễ dàng cho việc nâng cấp.
Đối với CCleaner, việc cập nhật phiên bản mới đều được thực hiện một cách tự động, giữa cho phần mềm luôn mới hàng ngày. Một kinh nghiệm của hãng là người dùng cần nhiều tính năng ở phần mềm nhưng có cách sử dụng đơn giản, thiết kế tính năng cập nhật tự động sẽ giảm được thời gian và công sức của khách hàng.
8. Cấu trúc “rắn”
Cũng giống như việc thay đổi giao diện và tên sản phẩm, việc thay đổi cấu trúc của phần mềm ở giai đoạn sau có thể là một sai lầm lớn. Tuy nhiên theo thời gian, nhà phát triển phần mềm sẽ bổ sung thêm nhiều tính năng mới và việc thay đổi đôi chút cấu trúc để đảm bảo tính linh hoạt là cần thiết. Ở đây, người viết không nói rằng việc xây dựng một cấu trúc mới là ý tưởng không tốt, điều này đã được chứng minh ở Facebook, Firefox và Google. Một kinh nghiệm được đề cập đến là nếu bạn xây dựng một phần mềm theo một cấu trúc mới thì không nên yêu cầu người dùng tải về phiên bản mới nhất rồi bắt buộc phải gỡ đi phiên bản cũ đã cài đặt trước đó. Và nên xây dựng tính năng cập nhật để làm công việc này.
9. Không nên tham lam
Khi phần mềm được nhiều người biết đến thì một số nhà phát triển đã nảy sinh ý tưởng tham lam là thêm khá nhiều thứ “linh tinh” vào phần mềm đó, và họ đã vô tình “giết chết” sản phẩm của mình. Phần mềm Digsby là một ví dụ, họ đã thêm vào tập tin cài đặt nhiều crapware, spyware và malware đã làm cho người dùng phản ứng dữ dội và họ đã phải xin lỗi vì những gì đã làm.
Phần mềm CCleaner đã xem đây là một bài học kinh nghiệm, khi bắt đầu cài đặt thì bạn sẽ được yêu cầu cài đặt thêm thanh công cụ (Yahoo! Toolbar) và bố trí tùy chọn này khá rõ ràng đối với các tùy chọn khác.
10. Thất bại là mẹ thành công
Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng của CCleaner trong Google Insight thấy rất ấn tượng nhưng ở một số thời điểm trước đây CCleaner đã phải đối đầu với nhiều hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, họ đã cố gắng vươn lên, điều này được thể hiện rõ qua diễn đàn của họ: các bài viết, chủ đề được cập nhật thường xuyên và đầy đủ, cho thấy được sự quyết tâm và cam kết hỗ trợ hết mình của nhà phát triển.
Bạn có thể ghé thăm trang chủ của CCleaner tại http://www.ccleaner.com