Tư vấn

10 điều cần biết về Canon EOS M

10 điều cần biết về Canon EOS M

  Canon nối tiếp Sony, Panasonic và Nikon gia nhập thị trường máy ảnh không gương lật (CSC) với mẫu máy EOS M. Cùng ICTnews tìm hiểu về “tân binh” CSC của Canon.

 

Cảm biến

 

Canon EOS M sử dụng cảm biến APS-C 18,1MP hệ số crop 1.6 tương tự máy ảnh ống rời (DSLR) Canon 650D, có kích cỡ vật lí ngang bằng cảm biến trong máy ảnh compact Sony và Samsung, song lớn hơn cảm biến trong máy MFT của Panasonic, Olympus và cảm biến trong Nikon 1 V1/J1.

Dường như Canon muốn khác biệt hóa nhiều hết mức có thể so với đối thủ chính – Nikon và lựa chọn cảm biến lớn hơn. Một điểm lưu ý thú vị khác là EOS M không dùng cảm biến như loại của Canon G1X – mẫu máy ảnh compact cao cấp như suy đoán trước đó.

Ngàm và ống kính

 

Do không sử dụng gương lật, Canon giới thiệu ngàm ống kính “EF-M” trên EOS-M,  được đặt sát với cảm biến hơn so với ngàm trên máy ảnh DSLR định dạng APS-C. Hiện tại, ngàm M chỉ có thể dùng với 2 ống kính mới: ống kit 18-55mm F3.5-5.6 và ống pancake 22mm f2. Với hệ số crop 1.6, ống 22mm tương đương ống kính tiêu cự 35mm, là lựa chọn xuất sắc cho chụp ảnh đường phố, đồng nghĩa với EOS M sẽ là địch thủ với Fuji X100 – mẫu compact cao cấp dùng cảm biến APS-C và ống kính 35mm.

Những người muốn dùng ống kính Canon khác (như ống EF hay EF-S) có thể nhờ tới bộ chuyển ngàm ống kính.

Chip của EOS M

Xét về nhiều mặt, EOS M là phiên bản mini của 650D, vì vậy cũng có chung chip xử lí hình ảnh Digic 5. Digic 5 cũng xuất hiện trong nhiều máy ảnh cao cấp khác của Canon như EOS 1DX và EOS 5D Mark II. Chip hứa hẹn giảm nhiễu tại những nơi có ánh sáng yếu và đồng nghĩa với EOS M có khả năng quay phim full HD.

Hệ thống Hybrid AF

Canon EOS M dùng hệ thống lấy nét tự động lai (Hybrid AF), kết hợp dễ dàng hệ thống chỉnh nét tự động theo pha và theo độ tương phản, hoạt động trong khi quay video và khi kích hoạt chế độ Live View, mang lại trải nghiệm công nghệ không gương lật ở một chiếc máy ảnh DSLR.

Hoạt động

 

Phần lớn hoạt động của M có thể điều chỉnh thông qua màn hình cảm ứng ở phần lưng máy ảnh. Người dùng cũng thao tác thủ công trên M với bánh xe điều khiển để cuộn dọc menu và điều chỉnh các thiết lập như ưu tiên khẩu độ hay ưu tiên màn trập. Số nút bấm EOS M ít hơn các mẫu DSLR tương đương 35%.

Màn hình

 

M dùng màn hình cảm ứng điện dung tương tự 650D, có thể truy cập các chế độ điều khiển chính từ thanh Quick Menu, lấy nét hay kích hoạt chụp ảnh ngay trên màn hình. Đây cũng là màn hình Clear View LCD II 3 inch độ phân giải 1,04 triệu điểm ảnh, hiển thị hình ảnh sắc nét và chi tiết.

Flash

  

Để giữ kích thước nhỏ gọn, EOS không tích hợp sẵn đèn flash. Canon tin rằng đèn flash không còn thông dụng vào hiện tại, khi mà chỉ cần độ nhạy sáng ISO của máy ảnh trong phần lớn điều kiện ánh sáng là đủ.

Tuy nhiên, đèn flash gắn ngoài Speedlite EX90 cũng sẽ được bán kèm miễn phí cho người dùng và tất nhiên không thể tốt bằng đèn flash cho DSLR. Ngoài ra, hotshoe trên đỉnh máy đồng nghĩa người dùng có thể gắn mọi đèn flash tương thích vào EOS M.

Độ nhạy sáng

Cảm biến CMOS trên M có độ nhạy sáng từ 100-6400 và mở rộng lên tới 12.800-25600. Nhờ vào chip Digic 5, Canon hứa hẹn khử nhiễu trong điều kiện ánh sáng thấp.

Bộ lọc sáng tạo

EOS M cũng đi theo xu hướng của nhiều máy ảnh hiện đại là tải sẵn nhiều bộ lọc hình ảnh. Canon cung cấp 7 bộ lọc, trong đó có Fish Eye và Toy Camera. Tuy nhiên, không giống như các đối thủ, các bộ lọc không thể áp dụng khi chụp ảnh RAW.

Giá bán và ngày ra mắt

EOS M không hề rẻ: bộ M cùng len kit 18-55mm có giá xấp xỉ 1.200 USD. Các bộ khác như: M + ống kính 22mm và ngàm EF-M có giá khoảng 1.375 USD; M + ống kính 18-55mm + ống kính 22mm có giá 1.484 USD.

Máy lên kệ vào tháng 10 năm nay và có 4 màu đen, bạc, đỏ, trắng.

Một số hình chụp thử từ Canon EOS M do hãng cung cấp:

 

 

 

 

  ''