Thông cáo

Tổng giám đốc Uber toàn cầu giao lưu cùng thanh niên Việt, chia sẽ về khởi nghiệp

Tổng giám đốc Uber toàn cầu giao lưu cùng thanh niên Việt, chia sẽ về khởi nghiệp

Được biết, ông Thuận Phạm là kĩ sư gốc Việt thành công nhất tại Thung Lũng Silicon với hàng chục năm kinh nghiệm quản lý đội ngũ kĩ thuật ở những công ty công nghệ hàng đầu. Chia sẻ của ông Thuận Phạm được đánh giá là đã mang đến những kiến thức hữu ích về cách thức tối ưu hóa hệ thống kỹ thuật và phát triển đội ngũ nhân sự cho hơn 250 doanh nhân trẻ tham dự chương trình. 

Ông Thuận Phạm - Giám đốc Uber toàn cầu.

Nhận xét về tình hình hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam, ông Thuận Phạm cho rằng từ số lượng doanh nghiệp triển vọng dồi dào, có thể thấy Việt Nam đã đạt được những bước tiến nhất định. Sự đề cao về mặt sáng tạo trong công nghệ, cũng như nỗ lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của Chính phủ Việt Nam là động lực lớn lao để Việt Nam đạt đến mục tiêu trở thành “quốc gia khởi nghiệp”.

Ông Thuận Phạm chia sẻ thêm: “Nói đến khởi nghiệp là đồng nghĩa với sự thất bại. Bất kỳ một thành công nào cũng phải trải qua hàng ngàn thất bại trước đó. Tuy nhiên thất bại nào cũng có giá trị của nó, có thất bại mới có thể lớn lên từ những sai lầm. Và điều quan trọng là xã hội phải chấp nhận sự thất bại ấy như một lẽ thông thường, không có sự kỳ thị hay thành kiến nào thì mới tạo ra không gian sáng tạo và phát triển một cách thoải mái nhất cho cộng đồng khởi nghiệp.”

Bài học giá trị đầu tiên dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp là đừng vội quan tâm đến việc mở rộng quy mô công ty, hãy quan tâm sản phẩm của bạn có mang đến giá trị thiết thực cho người dùng hay không. Khi bạn giải quyết được vấn đề của người dùng theo cách khiến họ hài lòng, tự nhiên giá trị công ty sẽ được nâng tầm, và khi ấy công nghệ sẽ cất cánh. Liên quan tới yếu tố công nghệ và kỹ thuật đằng sau đó, các doanh nghiệp non trẻ hoàn toàn có thể tận dụng và bổ sung giá trị vào những giải pháp đã sẵn có trên thị trường, thay vì dành quá nhiều thời gian vào việc xây dựng một hệ thống hoàn toàn mới.

Cũng theo ông Thuận Phạm, đằng sau sự phát triển của mỗi công ty công nghệ luôn là sự song hành của hai yếu tố kĩ thuật và con người. Thách thức không chỉ nằm ở việc phát triển công nghệ, mà còn là quản lý những người hoàn thiện và vận hành công nghệ ấy.

Chia sẻ bài học tiếp theo về cách điều phối đội ngũ kỹ thuật viên, ông Thuận cho biết: “Tại Uber, chúng tôi chia toàn bộ các kĩ sư thành 50 - 60 nhóm, mỗi nhóm có một nhiệm vụ riêng biệt, với định hướng và lộ trình thực thi cụ thể. Có những nhóm chuyên phụ trách xây dựng hạ tầng lưu trữ, tính toán… để các nhóm khác dựa vào đó vận hành công việc trơn tru.

Bí quyết nằm ở cách bạn phân công với sự phân công hợp lý và rạch ròi về nhiệm vụ, công việc sẽ được giải quyết với tốc độ vượt trội. Bên cạnh đó, một điều quan trọng nữa là cần tạo môi trường để mọi người thẳng thắn chia sẻ các vấn đề, cùng giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau trong một tập thể đoàn kết”.

Về ông Thuận Phạm

Tốt nghiệp trường đại học MIT danh tiếng hàng đầu nước Mỹ, trước khi đến với Uber ông Thuận Phạm đã từng đảm nhận vai trò lãnh đạo đội ngũ kỹ thuật tại nhiều tập đoàn công nghệ danh tiếng như VMWare, Westbridge và Doubleclick… Thuận Phạm gia nhập khi Uber chỉ mới hoạt động tại 60 thành phố với 40 kỹ thuật viên.

Chỉ trong 4 năm, ông đã không ngừng phát triển khối Kỹ thuật lên tới hơn 2.000 người và giải quyết vô số những thách thức đặt ra trong quá trình tăng trưởng mạnh mẽ của Uber để đưa dịch vụ chia sẻ chuyến đi tới người dùng tại hơn 450 thành phố trên khắp thế giới. Là một trong những người gốc Việt quan trọng nhất của Silicon Valley, vào năm 2016, ông được vinh danh là “Niềm tự hào của nước Mỹ” (2016 Great Immigrants Honorees: The Pride of America).

Cũng trong chuyến thăm Việt Nam lần này, ông Thuận Phạm đã tham dự Buổi tọa đàm mang tên “Tuổi trẻ với đổi mới, sáng tạo” với sự góp mặt của đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư cùng nhiều doanh nhân và chuyên gia nghiên cứu về khởi nghiệp tại Hà Nội.

 

Uber, Grab tung giá cước chỉ 10.000đ/5km, chơi khó taxi truyền thống?

(Techz.vn) Mới đây, Uber và Grab đã “chơi khó” với taxi truyền thống bằng một giá cước không tưởng, 10.000 đồng mỗi 5km.