Mới đây các nhà khoa học Mỹ vừa thành công trong việc nghiên cứu và phát triển một bộ não người nhân tạo. Đây là kết quả quá trình nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thuộc đại học bang Ohio.
Theo giáo sư Rene Anand, bộ não nhân tạo này đươc hát triển dựa trên những thành công của việc nghiên cứu tế bào gốc. Bộ não nhân tạo này giống 99% về lượng gen so với một bộ não thông thường. Tuy nhiên, chúng chỉ có kích thước bằng bộ não của một bào thai vài tuần tuổi.
Với 1% còn thiếu, các nhà khoa học sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian để các mô tế bào gốc tự hoàn thiện. Công việc này đòi hỏi một khoảng thời gian từ 16 – 20 tuần, nhiều hơn cả khoảng thời gian tạo nên 99% bộ não ban đầu.
Mục đích của việc tạo ra bộ não nhân tạo nhằm sử dụng chúng trong các nghiên cứu về thần kinh và não bộ ở con người. Với những bộ não mini này, các nhà khoa học có thể trực tiếp tiến hành các thí nghiệm trên chúng thay vì sử dụng bộ não của những con chuột bạch. Qua đó, các kết quả nghiên cứu sẽ chính xác hơn khi áp dụng chúng với cơ thể con người.
Đây cũng là một bước đi quan trọng trong việc phát triển các liệu pháp chữa trị những căn bệnh về thần kinh vốn làm bó tay các nhà khoa học như Alzheimer hay Parkinson.