- Dụ bảo vệ đi massage, trộm đột nhập FPT Shop cuỗm 400 triệu đồng
- FPT ra mắt Sendo App - Ứng dụng mua sắm trên điện thoại
- Chỉ với 1.990.000 đồng, sở hữu ngay máy tính bảng tại FPT Shop
- FPT Shop tặng quà trị giá 1 triệu đồng cho khách hàng
Với chủ đề “Số hóa giọng nói”, S.M.A.C Challenge 2015 là cuộc thi đầu tiên tại Việt Nam tìm kiếm và phát triển các ý tưởng công nghệ tương tác bằng giọng nói. Tổng giá trị giải thưởng là 250 triệu VND (bao gồm tiền mặt và nhiều giải thưởng bằng hiện vật). Ngoài ra, cuộc thi còn mang đến cho các bạn thí sinh nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ mới, cơ hội được Quỹ FPT Ventures rót vốn đầu tư.
Để dự thi, ngoài việc yêu thích công nghệ, các bạn trẻ cần có kỹ năng lập trình cho di động và dịch vụ web (web Services). Mỗi đội thi cần có từ 3- 5 thành viên. Đặc biệt, S.M.A.C Challenge 2015 cho phép các thí sinh lập trình trên mọi nền tảng công nghệ. Mỗi đội tham gia sẽ được cung cấp một tài khoản Cloud từ ban tổ chức để viết các ứng dụng của mình.
Cơ cấu giải thưởng của S.M.A.C Challenge 2015 gồm: 01 Giải Nhất tổng trị giá 100.000.000 VND; 01 Giải Nhì trị giá 20.000.000VND; 02 Giải Ba mỗi giải trị giá 15.000.000VND. Ngoài ra, còn hàng trăm giải thưởng có giá trị khác như điện thoại di động, gói truyền hình internet… được trao trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi.
S.M.A.C Challenge là cuộc thi viết ứng dụng công nghệ dành cho các bạn trẻ thường niên do Tập đoàn FPT tổ chức. Sau 2 năm tổ chức, cuộc thi đã thu hút được hàng ngàn bạn trẻ trên địa bàn Hà Nội. Năm 2015, FPT mở rộng phạm vi cuộc thi ra toàn quốc.
“FPT mong muốn hỗ trợ các bạn trẻ tiếp cận các xu hướng công nghệ mới, nuôi dưỡng niềm đam mê công nghệ thông tin trong giới trẻ. FPT kỳ vọng sẽ phát hiện những sinh viên có năng lực lập trình và hiểu biết về các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud).... và trao cho họ nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trên con đường này”, ông Nguyễn Lâm Phương, Giám đốc Công nghệ FPT nhấn mạnh.
Cuộc thi được tài trợ bởi Công ty HP Việt Nam (tài trợ Bạc) và Công ty ASUS Việt Nam (tài trợ Đồng).
Thông tin thêm về xu hướng công nghệ điều khiển bằng giọng nói
Phát triển các phần mềm ứng dụng công nghệ điều khiển bằng giọng nói đang là một xu hướng công nghệ mới và thu hút nhiều người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ. Một kết quả nghiên cứu của Google cho thấy, có 55% thanh niên dưới 18 tuổi tại Mỹ thường dùng các “trợ lý ảo” như Cortana, Siri hay Google Voice Search hơn một lần mỗi ngày. ForresterResearch cũng đã nghiên cứu 1.168 người dùng các ứng dụng giọng nói và chỉ ra rằng hiện có một số lượng lớn sử dụng công nghệ này để gửi tin nhắn, 46% dùng cho việc tìm kiếm, 40% tìm đường đi và 38% để ghi chú.
Các chuyên gia công nghệ nhận định, cùng với sự phát triển của các thiết bị Internet of Things(IoT), xu hướng sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ điều khiển bằng giọng nói sẽ được áp dụng nhiều hơn nữa trong tương lai. Năm 2014, thị trường IoT có giá trị 655,8 tỷ USD. Hãng IDC dự báo thị trường này sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm ổn định là 16,9% và sẽ đạt 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2020.
Giới thiệu cuộc thi S.M.A.C Challenge 2015
Nhận hồ sơ dự thi (từ nay đến 31/8/2015): thí sinh đăng ký các thành viên trong đội và bản mô tả ý tưởng qua website smac.fpt.com.vn. Ban tổ chức sẽ sơ loại một số hồ sơ để đi tiếp vào vòng trong.
Vòng loại (01-15/09/2015): Ban tổ chức sẽ giới thiệu một số ứng dụng công nghệ tiêu biểu hỗ trợ cho con người và thí sinh được phép thay đổi, hoàn thiện ý tưởng trước ngày 13/9. Ban giám khảo sẽ dựa trên các tiêu chí như ý tưởng rõ ràng, có khả năng ứng dụng thực tế… để chọn 32 đội.
Vòng phát triển ứng dụng (16/09-15/10/2015): Tại vòng thi này, 32 đội sẽ được đào tạo trực tuyến về cách sử dụng Cloud, có 2 ngày trải nghiệm để tham gia các vòng thi trí tuệ thú vị và được các chuyên gia công nghệ đào tạo, giải đáp các thắc mắc. Ban giám khảo sẽ lựa chọn 16 đội đi tiếp.
Bán kết (16-31/10/2015): 16 đội thi sẽ demo sản phẩm đã hoàn thiện. 4 đội xuất sắc nhất được lựa chọn vào chung kết.
Chung kết (01-29/11/2015): Dự kiến, 4 đội sẽ được đào tạo kiến thức API về lập trình Robot dạng workshop, ghép ứng dụng trên robot ảo, thi đối kháng robot thực hiện yêu cầu mua sắm (robot shopping). Ngoài ra các đội thi cũng đưa clip giới thiệu về sản phẩm của mình lên mạng xã hội để người dùng bình chọn, đánh giá và cho điểm. Trận chung kết dự kiến diễn ra ngày 29/11/2015