Rất may là chúng ta hoàn toàn có thể giúp chúng thoát ra khỏi vũng lầy này. Dưới đây là 5 mẹo dọn rác cho điện thoại Android, bạn cũng có thể áp dụng với phablet / tablet, quá trình thực hiện không cần bạn phải rành về Android, thời gian thực hiện cũng chỉ mất vài phút.
1. Xóa file nháp
File nháp hay file tạm được phần mềm tạo ra trong quá trình hoạt động nhằm tối ưu tốc độ cho chúng. Tuy nhiên có thể sau khi chạy file nháp bị giữ lại mà không biến mất khỏi bộ nhớ và tích tụ lâu ngày sẽ gây ỳ ạch cho máy. CCleaner (free) hoặc AVG Cleaner (free) là những chương trình uy tín và hữu dụng nhằm phân loại và dọn dẹp các file nháp.
Cả 2 đều có mức độ tin cậy và hiệu quả như nhau, vì vậy tùy bạn chọn cài đặt cái nào. Sau khi cài đặt, chúng sẽ quét hệ thống và xóa đi những thứ không cần thiết. Có nhiều tùy chọn cho phép người dùng can thiệp sâu vào cách dọn rác, nhưng nếu bạn làm biếng thì cứ để default mà chạy là được rồi.
2. Xóa file cũ
Sau một thời gian, ngó vào Galleries bạn sẽ thấy một đống hình và video trong đó. Liệu bạn có cần tất cả những hình ảnh đó, đặc biệt là các video clips vốn chiếm rất nhiều dung lượng bộ nhớ quý giá. Nếu bạn đã lắp thẻ nhớ ngoài và thiết lập để toàn bộ hình ảnh và video lưu ở đây thì việc này chỉ cần thiết khi thẻ nhớ sắp hết dung lượng. Các file nhạc hay phim video bạn lưu trên điện thoại để xem dần cũng nên được dọn dẹp khi bạn không dùng đến.
Một lưu ý quan trọng: bộ nhớ flash được dùng trên tất cả các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng... chạy càng nhanh khi chúng còn càng nhiều chỗ trống.
Xóa file cũ là một việc rất đơn giản, tuy nhiên thực hiện nó rất tẻ nhạt và nhàm chán. Như bản thân mình thì thay vì ngồi quyết định cái nào xóa cái nào không, mình chọn giải pháp di chuyển chúng sang 1 ổ cứng máy tính nào đó, thế là rẹt một cái điện thoại của mình lại sạch sẽ như mới.
3. Gỡ những ứng dụng thừa
Nhồi nhét các ứng dụng lên điện thoại là thói quen của phần đông người dùng, nhất là nếu bạn đưa điện thoại ra dịch vụ, họ sẽ cài cho bạn cả đống ứng dụng mà bạn chẳng bảo giờ cần đến. Ứng dụng thừa chiếm dụng bộ nhớ của máy khiến chúng hoạt động chậm hơn, thậm chí chạy ngầm gây nóng máy hao pin và những phiền toái khác.
Để gỡ bỏ chúng, bạn cần vào mục Quản lý ứng dụng trong Setting. Tại đây bạn có thể xem mức độ chiếm dụng bộ nhớ, các file rác mà ứng dùng sinh ra, cuối cùng bạn có thể quyết định loại bỏ chúng khỏi máy bằng nút Uninstall.
4. Tổ chức lại màn hình chính (Home)
Một màn hình chính chi chít những biểu tượng và widget có thể ngốn một lượng tài nguyên đáng kể, cho dù bạn không sử dụng chúng. Ví dụ như widget thời tiết tự động truy cập và update thông tin thời tiết mỗi khi bạn vào màn hình hôm chỉ để gọi điện thoại. Bên cạnh đó, 1 màn hình home không được tổ chức sẽ khiến bạn mất nhiều thao tác mới đến được ứng dụng cần dùng và đó là cách khiến pin mau hết hơn.Hãy mạnh dạn loại bỏ đi những widget bạn ít dùng, đẩy nó sang trang 2-3 của home để nó không xuất hiện ngay khi bật máy.
5. Giải pháp cuối cùng
Khi điện thoại của bạn đã bị nhiễm bẩn quá nặng, việc dọn dẹp chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian hoặc thậm chí là không khả thi, bạn sẽ cần đến giải pháp cuối cùng: reset máy.
Reset máy sẽ xóa tất cả các dữ liệu trên điện thoại, đưa nó về tình trạng giống như vừa mua về. Vỉ vậy, bạn cần sao lưu các dữ liệu quan trọng trước khi thực hiện giải pháp này. Rất may là contact, email của bạn thường đã được đồng bộ với tài khoản trên cloud nên sẽ không cần backup, nhưng tin nhắn, hình ảnh, video... thì cần. Có một số chương trình hỗ trợ backup những thứ này, bạn google là ra cả đống.
Nếu thực hiện tốt 4 mẹo trên thì mẹo thứ 5 này không bao giờ phải đụng đến. Chúc bạn thành công với chiếc điện thoại android của mình.
Hiếu.Lại
Nguồn: tiennghi.vn