Nhịp sống số

Thất bại trong mạng xã hội, Apple có nên mua Twitter?

Thất bại trong mạng xã hội, Apple có nên mua Twitter?

Apple mới vừa công bố kế hoạch sử dụng khối của cải đáng kinh ngạc trị giá 100 tỷ USD của mình. Tuy Apple đã quyết định sử dụng số tiền đó để trả cổ tức cũng như mua lại cổ phiếu công ty, nhưng có rất nhiều người vẫn bàn luận về những khả năng khác mà Apple có thể lựa chọn.



Bary Ritholtz là 1 nhà phân tích tài chính cũng như 1 blogger nổi tiếng đã đưa ra quan điểm về việc liệu Apple có nên mua Twitter. Ritholtz nói rằng nếu làm như vậy, Apple sẽ thêm được 1 thành phần quan trọng đó là mạng xã hội, thứ mà Apple vẫn thiếu cho dù vẫn thống trị trên phương diện đồ điện tử và giải trí cá nhân. Liệu suy nghĩ trên có chính xác hoàn toàn ?

Mặc dù hiện nay, giá trị ước tính trên thị trường của Twitter vào khoảng 9 tỷ USD (dựa trên tình hình tài chính hiện giờ của công ty). Do đó, việc Apple có thể mua lại Twitter là điều khá dễ dàng (tương tự như khả năng mua lại Research In Motion và Facebook). Theo tính toán, đống tiền khổng lồ của Apple đang tiếp tục tăng thêm, bất chấp thực tế là công ty hiện đang chuẩn bị chi trả 15 tỷ USD tiền cổ tức mỗi năm cho các cổ đông. Nếu muốn bán, Twitter hoàn toàn có thể chấp nhận những cổ phiếu của Apple như một phần của cuộc giao dịch.

Nhưng chốt chặn lớn nhất của thương vụ này, theo ý kiến của Ritholz, không phải vấn đề tài chính mà nằm ở văn hoá doanh nghiệp: Apple chưa từng bỏ ra hơn nửa tỷ USD cho 1 thương vụ mua lại nào và phần lớn các thương vụ trong quá khứ đều chỉ là những giao dịch mua lại khá nhỏ bé, mang tính chiến lược và chỉ liên quan đến các công nghệ. Tốn 10 tỷ USD (hoặc hơn) cho vụ mua lại Twitter, điều này sẽ trở nên bất thường nếu so với lịch sử giao dịch của hãng, dù cho CEO mới Tim Cook đang cố gắng tìm tòi những hướng đi mới. Thậm chí việc chia cổ tức và mua lại cổ phiếu vừa rồi cũng đã được coi là 1 sự phá vỡ truyền thống khá lớn của Apple.



Vậy ích lợi chính của Apple nếu mua lại Twitter là gì ? Ritholtz cho rằng “gót chân Asin” của Apple (cũng là nguy hiểm lớn nhất doanh nghiệp này có thể gặp phải trong tương lai) là việc công ty có thể chế tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhưng không có cách nào kết nối chúng thực sự hiệu quả với cộng đồng. “Apple đã chế tạo ra những phần mềm và phần cứng tuyệt hảo, đồng thời liên kết 2 thành phần đó 1 cách xuất sắc. Nhưng họ vẫn chưa thực hiện khâu “xã hội” thực sự hiệu quả. Twitter sẽ là 1 thành phần đắc lực nhằm khiến Apple đến gần với công chúng hơn. Những đối thủ chính của Apple trong thế kỷ tới có thể không phải là HP hay Dell hay thậm chí là Microsoft, mà sẽ là Google, Facebook và có thể là Amazon.

Nhưng Ritholz đã đúng quan điểm cho rằng những cố gắng của Apple trong việc đưa vào các tính năng xã hội trước đây khá là thảm hại (những tín đồ của Apple có thể từ chối điều này). iTunes hiện nay bị đánh giá là đã gần như lỗi thời khi không kết nối được những người dùng với nhau, mạng xã hội Ping và thậm chỉ cả trung tâm dịch vụ Game Center cũng được coi là những nỗ lực yếu đuối trong việc ứng dụng những chức năng mang tính xã hội. Trong kỷ nguyên các doanh nghiệp đang cố gắng trở nên gần gũi hơn với công chúng nhằm duy trì thị phần, đáng buồn là Apple đang bị bỏ lại đằng sau.

Cố gắng tốt nhất trước đây của Apple trong việc đưa vào những “nhân tố xã hội” lại chính là việc tích hợp Twitter trong hệ điều hành của iPhone, iPad (và thậm chí là iOS và OS X Mountain Lion). Apple chưa từng hỗ trợ cho 1 bên thứ 3 nào xuất hiện trong thiết bị và phần mềm của họ như cách đã làm với Twitter. Chính điều này đã làm dấy lên làn sóng tin đồn về vụ mua lại của Apple, như cách mà Ritholtz và 1 số người khác có thể nghĩ: Nếu Apple muốn tích hợp Twitter sâu như thế vào sản phẩm, sao họ không mua lại luôn để chiếm toàn bộ quyền kiểm soát?



Apple vốn luôn nổi tiếng với sở thích cai quản mọi thứ “từ đầu tới chân” nên việc tích hợp Twitter ở cấp độ sâu như thế được coi là 1 điều khá bất ngờ. Nhưng liệu họ có thực sự cần thiết phải sở hữu Twitter chỉ để có những lợi ích từ việc tích hợp công nghệ? Các chuyên gia không cho là vậy: Apple vẫn hoàn toàn có thể đạt được những hợp tác tích cực từ Twitter mà không cần phải chiếm hữu. Đồng thời họ cũng không cần phải lo lắng về những rắc rối có thể xảy đến khi có thể không duy trì những ứng dụng khác của Twitter, điều mà Apple không hứng thú.

Hơn thế nữa, việc mua lại Twitter có thể ảnh hưởng không tốt đến những nỗ lực của Apple trong việc tích hợp yếu tố xã hội vào các sản phẩm vì điều đó dường như thể hiện 1 điều: Apple có vẻ không muốn hợp tác với Facebook, điều mà họ đã cố tiến hành rất nhiều lần. Facebook không thể hiện dự định nào trong việc kết hợp với Apple nhưng nếu Apple thực sự mua lại Twitter, cả 2 sẽ trở thành thù địch và sẽ không bao giờ có 1 sự hợp tác nào, dù là rất rất nhỏ.

Như Ritholtz đã chí ra, Google có vẻ như là nhân vật hợp lý hơn để mua Twitter vì các chuyên gia cho rằng việc xây dựng thị trường trong mảng dịch vụ xã hội có vẻ quan trọng hơn cho 1 công ty chuyên tìm kiếm hơn là với Apple. Trong khi Google+ đã có 1 số lượng lớn người sử dụng nhưng có vẻ như vẫn chưa đáng ứng được những gì Google cần. Tuy nhiên, suy tính của Twitter về việc có bán công ty không và bán cho ai, vẫn là 1 bí mật chưa có lời giải.

Theo Thái Dương, CafeBiz