Chúng ta đều biết những gì mà Steve Jobs đã cống hiến cho Apple, hầu hết chúng đều là những thành công tạo và nên tiếng vang lớn nhưng ít ai hiểu được tính cách của người được mệnh danh là huyền thoại của Apple. Trước khi Steve Jobs từ chức thì Michael Dhuey 53 tuổi, cựu nhân viên của Apple đã có hai cơ hội để làm việc với CEO của Apple. Ông đã có một cuộc nói chuyện qua điện thoại với tạp chí Business Insider, qua cuộc phỏng vấn này chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tính cách của một trong những ông trùm công nghệ của thế giới.
- Steve Jobs và trái táo cuộc đời
- Bill Gates và Steve Jobs thực sự nghĩ về nhau như thế nào?
- Steve Jobs bị nhà đầu tư gọi là “hề”
- Steve Jobs: CEO khắt khe nhất thế giới
"Tôi không được kinh nghiệm và tài năng như Steve, nhưng tôi biết rất nhiều người cũng giống như tôi", Dhuey cười nói trong một cuộc trả lời qua điện thoại.
Dhuey hiện đang là người dẫn đầu về bộ phận công nghệ cao và cũng là một trong những người sáng lập bộ phận phát triển hội họp video của Cisco Systems. Ông đã biết đến Steve Jobs như một con người của sự chuyên nghiệp khi làm việc với ông ấy trong hai dự án quan trọng và mang tính lịch sử của Apple đó là dự án Macintosh II vào năm 1987 và dự án phát triển nguyên mẫu máy nghe nhạc iPod vào năm 2001. Ở dự án thứ nhất, Dhuey đóng vai trò là kỹ sư điện tử và máy tính của Apple, sau đó ông được coi là đồng phát minh ra Macintosh. Trong dự án còn lại Dhuey là một trong hai kỹ sư phát triển phần cứng cho iPod.
"Ông ấy có thái độ rất rõ ràng với những gì mà ông cảm thấy không thích", Dhuey cho hay. "Steve Jobs không hề bị giới hạn với những gì mình tiếp cận. Nếu Steve Jobs phải dự một cuộc họp mà ông thấy là nó nhàm chán thì ông ta sẽ nói "Tôi không muốn nói đến những vấn đề này nữa, chúng ta hãy chuyển sang một chủ đề mới". Và khi ông ấy nói như vậy mọi người đều biết rằng ông ấy không nói đùa".
Dhuey cũng nhớ lại một việc rằng mọi người đều rất sợ phải đi chung thang máy với Steve Jobs. Nếu bạn làm việc ở tầng 4 thì bạn tốt hơn hết là bạn nên gây ấn tượng tốt với Jobs trong lần đầu gặp mặt bởi ông ấy có thể nhớ tất cả những ưu điểm và khuyết điểm của bạn.
"Ông ấy sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về nhiệm vụ của bạn hoặc hỏi là bạn đang làm gì. Hầu hết mọi người đều sợ phải trả lời câu hỏi của Steve jobs" Dhuey vừa nói vừa cười. "Mọi người đều phải chuẩn bị tâm lý và những câu hỏi có thể đặt ra cho Steve để đề phòng những lúc họ vô tình đi cùng thang máy với ông. Một câu hỏi thú vị dành cho Steve sẽ khiến cho không khí bớt căng thẳng hơn."
Những nhân viên làm việc tại Apple đều là những người tài năng và rất thú vị, Dhuey cũng không phải là một ngoại lệ. Ông đã bắt đầu làm công việc lập trình ở tuổi 14 ở Đại học Wisconsin-Milwaukee, ở tuổi 15 ông làm việc như một lập trình viên chuyên nghiệp tại tập đoàn bảo hiểm Northwestern. Dhuey nhận bằng kỹ sư máy tính của đại học Wisconsin-Madison vào năm 1980. Sau này ông vào làm việc tại Apple trong giai đoạn 1980-2005. Tạp chí Designed News đã đề cử ông là "Kỹ sư của năm" vào các năm 2006 và 2007.
Nhưng Jobs lại không quan tâm nhiều đến sơ yếu lý lịch và các giải thưởng, cái mà ông quan tâm là người đó cống hiến cho Apple như thế nào. Steve Jobs cũng là con người luôn quan tâm đến tính hiệu quả của công việc vì thế khi không có một câu hỏi hoặc một câu trả lời đúng đắn thì tốt nhất là nên im lặng.
"Tôi còn nhớ nhịp độ công việc ở đó rất tập trung và yên tĩnh", Dhuey kể lại khi ông nhớ về tòa nhà nơi mình và rất nhiều nhân viên khác đã làm việc với dự án Macintosh II. "Có khoảng hơn chục người làm việc trong dự án này và Steve Jobs thì làm việc lặng lẽ trong một góc nhỏ”.
Dhuey cũng nói đến một thực tế rất ít người biết đến đó là Jobs đã bị giảm thính lực. "Khi chúng tôi thiết kế iPod chúng tôi luôn phải đảm bảo rằng nó có âm lượng đủ lớn để Steve có thể nghe được", Dhuey kể lại: "Chúng tôi phải tìm ra một cách để cân bằng nhu cầu về âm lượng của Steve Jobs với một điều luật của Pháp không cho phép âm lượng quá lớn."
Cựu nhân viên của Apple cũng biết được Jobs thích nhạc của Beatles và dòng nhạc pop truyền thống. Ông nói về việc Steve Jobs luôn chống lại những dòng nhạc pop biến tướng và trở nên khác đi so với pop truyền thống. Ông cho rằng nguyên nhân là do Steve gặp vấn đề với khả năng nghe. “Ông ta không thích tiếng ồn", Dhuey nói:"Những sản phầm của ông ấy đều yên tĩnh và khá đẹp. Đó luôn là điều mà ông ấy chú trọng. Steve Jobs không quan tâm đến cách mà các thiết bị điện tử được chế tạo. Mô hình kinh doanh ảnh hưởng nhiều nhất đến Steve Jobs là mô hình của Sony, một mô hình hướng tới người tiêu dùng bằng những sản phẩm tiêu dùng. Ông cho rằng thành công của Sony là dựa trên kiểu dáng thiết kế và giá cả hợp lý và cũng đó là những gì mà ông luôn tập trung cho Apple."
Tuy vậy thì Steve Jobs không phải là hoàn hảo, vẫn có những lúc ông sai lầm. Vào những phút cuối của cuộc nói chuyện qua điện thoại, Dhuey đã nói về một trong những thất bại của Steve Jobs: Đó là NeXT.
Trong năm 1984, ngành công nghiệp máy tính đã phải đối mặt với việc sụt giảm doanh số đạt doanh số và để đối mặt với điều đó Apple đã buộc phải sa thải một lượng lớn nhân viên. Căng thẳng trong mối quan hệ của Jobs với các giám đốc điều hành của Apple diễn ra vào cuối tháng 5 năm 1985 và hệ quả là Jobs đã rời khỏi Apple để tạo ra công ty của ông, NeXT. Công ty này đã phát triển ra các mẫu mạnh và đắt tiền, điều này đi ngược với túi tiền và nhu cầu của người tiêu dùng nên thất bại là điều dễ hiểu. Chỉ có 50.000 máy tính của NeXT được bán ra vào năm 1993 và công ty của Steve Jobs đã buộc phải chuyển sang chức năng của một công ty phần mềm. Năm 1996, Apple đã mua lại NeXT với mức giá 429 triệu USD, và Jobs được đặt vào vị trí CEO, công việc mà ông đã lấy lại sau một thập kỷ rời xa.
“Những gì mà Steve Jobs thực hiện với NeXT là một điều hoàn toàn trái ngược với những thành công của ông tại Apple”, Dhuey cho biết. “Công bằng mà nói thì sự thành công hiển nhiên của Steve Jobs tại Apple đi kèm với tốc độ tăng trưởng vượt bậc của Apple không phải là do một cá nhân tạo nên. Các phương tiện truyền thông luôn tạo ra một ấn tượng rằng Steve là người duy nhất tại Apple nhưng thực tế thì toàn bộ hoạt động Apple không được điều hành bởi chỉ một người", ông giải thích.