Nhịp sống số

Sản xuất ra iPad nhưng không biết mặt mũi iPad

Chen đã nhìn rất hiếu kỳ chiếc iPad. Mặc dù cô làm việc thêm giờ ở một nhà máy ở Tây Nam Trung Quốc sản xuất ra những chiếc iPad đó, nhưng cô chưa bao giờ được nhìn thấy thành phẩm.

 “Wow, tôi muốn có một chiếc”, Chen cho biết, và chạm ngón tay trên chiếc màn hình bóng loáng với sự hiếu kỳ và thú vị.

Chen là một sinh viên 18 tuổi từ một làng quê ngoài thành phố phương nam Chongqing là một trong hơn 1 triệu công nhân làm việc tại một công ty Trung Quốc sản xuất các sản phẩm cho một đế chế toàn cầu là Apple, mà quý 1 của năm tài chính 2012 đã đạt một kỷ lục doanh thu 46,3 tỷ USD.

Apple và Foxconn: Ai làm ra iPhone của bạn

Tại một nhà máy lái xe mất 1 giờ về phía Tây, thành phố Chengdu của Sichuan, tập đoàn công nghệ Foxconn, một trong những đối tác sản xuất lớn nhất của Apple, Foxconn có hàng trăm nghìn lao động làm việc ngày đêm, ăn và ngủ tại các cơ sở của công ty, khi họ xây dựng các sản phẩm cho Apple và nhiều tên tuổi thương hiệu toàn cầu khác như Kindle của Amazon và Xbox của Microsoft.

Tên của Chen đã được thay đổi trong câu chuyện này. Cô đã nói với CNN rằng tất cả các bạn của cô ở Foxconn đã được hướng dẫn là không được nói chuyện với bất cứ nhà báo nào hoặc “trách nhiệm pháp lý sẽ bị điều tra theo luật”.

Các nhóm quyền lợi như Bản tin Lao động Trung Quốc đặt tại Hồng Kông hay sinh viên và các học giả phản đối hành vi công ty không đẹp cho biết văn hóa nghiêm ngặt kiểu quân đổi của Foxconn là một trong những giám sát, tuân lệnh và không có quyền thách thức. Công nhân phải tuân lệnh hoặc phải rời đi.

Đây là một văn hóa khốc liệt mà các nhóm lao động cho biết thêm về vụ tự tử tập thể trong năm 2010 tại nhà máy Shenzhen của công ty - và Foxconn đã lắp đặt các lưới để ngăn ngừa việc lao động nhảy ra khỏi tường rào.

Là một sinh viên nghèo không có kinh nghiệm làm việc, tìm việc làm ở thị trường cạnh tranh của Trung Quốc là một cuộc chiến vất vả. Do đó, khi Chen nhận được một vị trí trong một tháng tại Foxconn trong dịp Tết - với hứa hẹn nhiều quyền lợi lớn và ít phải làm thêm giờ, cô đã lập tức nắm lấy cơ hội này.

Cô đã thất vọng khi đến nhà máy Foxconn, khi cô nhận thấy chỉ những nhân viên cấp trên mới có những quyền lợi như vậy và được nghỉ phép khi ốm. Chen cho biết cô cũng buộc phải làm việc thêm giờ.

Các nhân viên của Foxconn đã từng nói “họ sử dụng phụ nữ như nam giới và nam giới làm việc như chiếc máy.

 “Trong ngày làm việc đầu tiên, một lao động lớn tuổi hơn tôi đã hỏi tôi “Tại sao đến Foxconn? Không được nghĩ đến công ty này nữa và rời bỏ ngay bây giờ”, Chen cho biết. Cô dự định quay trở lại học tập tại trường đại học Chongqing.

Foxconn là một phần của công ty Hong Hai của Đài Loan, cung cấp iPad và iPhone. Foxconn gần đây đã ra một thông báo bảo vệ các thông lệ của công ty, là các lao động của công ty được phép có nhiều quyền lợi trong đó có quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe và các cơ hội về thăng tiến và đào tạo.

 “Foxcnon chịu trách nhiệm đối với các lao động của chúng tôi rất nghiêm túc và chúng tôi làm việc chăm chỉ để bảo đảm cho 1,2 triệu lao động ở Trung Quốc an toàn và có môi trường làm việc tích cực và được lương thưởng và các quyền lợi cạnh tranh với các công ty cùng lĩnh vực trong vùng”, Foxcoon cho biết trong một thông báo thư điện tử tới CNN.

Trả lời các câu hỏi của CNN, Apple đã ra một thông báo: “Chúng tôi quan tâm đến các lao động trong chuỗi cung cấp toàn thế giới của chúng tôi. Chúng tôi khẳng định rằng các nhà cung cấp của chúng tôi bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn, đối xử với lao động tôn trọng và quan tâm, và việc sử dụng các quy trình sản xuất thân thiện môi trường mà ở bất cứ đâu các sản phẩm Apple được sản xuất. Các nhà cung cấp của chúng tôi phải tuân thủ các quy định này nếu họ muốn tiếp tục hợp tác với Apple”.

Quan chức của Apple cũng cho biết tháng trước công ty này đã trở thành công ty đầu tiên cam kết với Hiệp hội Lao động Công bằng (Fair Labor Association), một tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu cam kết cải thiện các điều kiện cho người lao động trên khắp thế giới.

Trong một thư điện tử gửi tới nhân viên của Apple, CEO Tim Cook cho biết công ty quan tâm tới mỗi lao động và “bất kỳ tai nạn nào cũng sẽ cực kỳ phức tạp, và bất cứ vấn đề nào liên quan tới điều kiện làm là nguyên nhân của lo lắng”.

Mặc dù thông báo rộng rãi điều kiện làm việc nghèo nàn, một số chuyên gia cho biết các nhà máy Foxconn vẫn mang lại các quyền lợi tốt hơn và môi trường xung quanh tốt hơn so với phần lớn nhà máy ở Trung Quốc – đó là có điều hòa nhiệt đố, có phòng nghỉ tập thể ấm áp và sạch sẽ cho lao động.

 “Những công ty này đang mang lại những lợi nhuận lớn nhưng người lao động cảm thấy họ không nhận được sự chia sẻ công bằng. Nhưng chỉ bởi vì Apple đang làm ăn có lãi không có nghĩa là họ đẩy việc này sang Foxconn”, Geoffrey Crothall của Bản tin lao động Trung Quốc cho biết.

Crothall cho biết trao quyền cho người lao động rất quan trọng. Nhưng đây cũng là thách thức cho Apple tìm kiếm nhà sản xuất vừa đạt chất lượng và tốc độ mà Foxconn có thể làm với nhiều nguồn lực to lớn.

Sau ba tuần áp dụng hơn 4.000 nhãn dính/ngày vào các màn hình iPad bằng tay và làm việc 60 giờ/tuần trong một dây chuyền, Chen cho biết cô sẵn sàng quay trở lại trường học và học chăm chỉ để sẽ không bao giờ quay trở lại Foxconn.

 “Quả thuật là buồn tẻ, tôi không thể chịu đựng hơn nữa. Ngày nào cũng như ngày nào: tôi tan ca và đi ngủ. Tôi thức dậy vào buổi sáng và lại đi làm. Đó là lịch trình một ngày của tôi và tôi cảm thấy mình như một con sinh vật”, Chen, người khao khát trở thành một nhà sinh học, cho biết.

Khi được hỏi tại sao con người làm việc như máy ở Foxconn, cô trả lời: “Ồ, con người còn rẻ hơn”.