Smartphone

Nói chuyện thiết kế điện thoại, người dùng phải đòi hỏi nhiều hơn nữa!

Nói chuyện thiết kế điện thoại, người dùng phải đòi hỏi nhiều hơn nữa!
id="post_message_12842556">
Cái này giống cái kia!

Gần đây người ta nói nhiều đến khía cạnh thiết kế trong lĩnh vực công nghệ. Nhất là trong cộng đồng thiết kế UI/UX (giao diện/trải nghiệm), người ta đang nói về cái gọi là skeuomorphism (tái tạo). Có một ông bạn là Jon Gold viết một bài khá hay về xu hướng thiết kế giao diện rất đáng ghét kiểu Apple mấy năm nay. Tuy nhiên không chỉ có giao diện, mà cả phần cứng cũng có khối chuyện đáng nói về thiết kế. Tương tự như với giao diện, thiết kế cũng phải hợp lý và liền mạch.

Nói chuyện thiết kế điện thoại, người dùng phải đòi hỏi nhiều hơn nữa!

Các sản phẩm hồi xưa nói chung là thể hiện rõ chức năng cần có. Cái nĩa thì có răng nhọn để xỉa, cái ghế thì đứng trên 4 chân. Mọi thứ đều liên hệ đơn giản rõ ràng trong thế giới thực.

Nói chuyện thiết kế điện thoại, người dùng phải đòi hỏi nhiều hơn nữa!

Cũng như nĩa với lại ghế, cái tai nghe cũng dễ hiểu với chức năng nghe, nó phải tạo ra được âm thanh tới tai người nghe. Thiết kế của nó thể hiện đúng chức năng sử dụng, vì thế chuyên gia thiết kế dễ mường tượng ra hình dáng sản phẩm. Và thế là ta có thị trường tai nghe gồm các thiết kế từ đơn giản đến lịch sự đến sành điệu.

Nói chuyện thiết kế điện thoại, người dùng phải đòi hỏi nhiều hơn nữa!

Dưng mà qua mảng điện thoại di động (hay là một thứ dạng “miếng” như tablet/laptop/máy nghe nhạc) thì mọi chuyện trở nên rối rắm. Cứ đặt một tấm kính lên một màn hình LCD, điện thoại trông sẽ giống nhau, đúng không? Thật khó thiết kế phần cứng, còn khó hơn khi phải thiết kế mô phỏng một cái gì đó trong thực tế vào điện thoại (skeuomorphism), chẳng có lựa chọn nào khác cả. Thế là bắt đầu thiếu sự phân biệt với lại sự đa dạng. Nhiều công ty làm giống như nhau, thậm chí đơn giản là họ bắt chước.

Nói chuyện thiết kế điện thoại, người dùng phải đòi hỏi nhiều hơn nữa!

Bạn chắc đã nghe cả đống tranh cãi, liệu Samsung có bắt chước thiết kế của Apple không. Nhiều người cho rằng không thể tránh được việc sản phẩm của Samsung giống Apple. Mình thì nghĩ rằng vấn đề không phải ở đó.

Có thể cho rằng cái tai nghe nào trông cũng giống nhau, có 2 bát úp với 1 thanh nối. Nhưng mà chúng không như nhau. Mỗi loại thể hiện dáng vẻ thiết kế đã dự kiến.

Trong thế giới di động, mình nhặt ra con Samsung này bởi vì dễ thấy nhất. Samsung Galaxy S sao chép thiết kế từ iPhone/iPod. Thiết kế chẳng định diễn đạt cái gì riêng cả. Cứ như sự khác nhau giữa góc cửa kính xe Accord với lại Series 3 (!).

Nói chuyện thiết kế điện thoại, người dùng phải đòi hỏi nhiều hơn nữa!

Vỏ máy đã chỉ ra rồi, hai cái điện thoại này siêu giống nhau. Sẽ rất nguy hiểm nếu người tiêu dùng chấp nhận và không đòi hỏi gì hơn. Thị trường tablet và điện thoại sẽ bớt đi cá tính. Không có hồn trong thiết kế của Galaxy S.

Nói chuyện thiết kế điện thoại, người dùng phải đòi hỏi nhiều hơn nữa!

Một số điện thoại như Xperia hay Nexus One cho thấy chúng không cần giống iPhone. Thật lòng mà nói với triết lý thiết kế cá nhân của mình thì vẫn chưa thực sự thấy đẹp lắm. Nhưng ít ra thì thiết kế không sao chép.

Nói chuyện thiết kế điện thoại, người dùng phải đòi hỏi nhiều hơn nữa!

Khi Apple yêu cầu tablets của Samsung phải thiết kế khác đi, một số người bẩu rằng không thể được. Mình nghĩ khác. Ngay cả nhìn từ bên cạnh, có thể thấy con máy của Samsung dễ nhầm với iPad hơn cả. Đúng là khó thiết kế khác iPad, nhưng mà đó là việc của chuyên gia thiết kế bọn mình. Còn người tiêu dùng cần phải đòi hỏi nhiều hơn từ bọn thiết kế chúng mình.

Nói chuyện thiết kế điện thoại, người dùng phải đòi hỏi nhiều hơn nữa!

Bài này tớ có chỉ trích Samsung, được hỏi tại sao chỉ trích làm gì. Bởi vì Samsung có tiềm năng, không thể bị bó hẹp thế này. Có thể thấy Samsung cũng hùng mạnh như Apple. Họ làm ra đủ thứ. Nếu họ muốn, điện thoại của họ sẽ thống trị thế giới. Vấn đề ở chỗ sản phẩm Samsung có quá ít giá trị tinh thần. Một số đồ Samsung ở trên đã từng làm mình chú ý: từ laptop được Naoto Fukasawa thiết kế đến đầu DVD hình viên đá cuội – Samsung có tiềm năng lớn.

Cạnh tranh là cách nhanh nhất để sáng tạo. Người Mỹ lên mặt trăng như thế. Có xe hơi giờ chạy 5 lít xăng/100km do như thế. Mình muốn các công ty thách thức Apple, nhưng không phải bằng cách bắt chước thế này.

Thiết kế điện thoại thật khó. Khó hơn nĩa với lại ghế nhiều. Sao chép Apple thì dễ nhưng thế không ổn. Đội ngũ thiết kế của Apple rất giỏi và gắn liền với sản xuất. Theo mình nghĩ, thiết kế đơn giản như Apple phải gắn liền với thử nghiệm công nghệ và chất lượng lâu dài. Chỉ sao chép thôi sẽ nhận được sản phẩm trông như là kém chất lượng. Ngoài ra thiết kế của Apple siêu đơn giản bởi vì triết lý lâu nay của công ty này như thế. Nếu sản phẩm của bạn không dựa trên triết lý này thì không nên bắt chước. Mình thấy Apple tạo ra nhiều sản phẩm có cảm xúc. Nếu sản phẩm của bạn không có cảm xúc, nó sẽ kết thúc nhạt nhòa và tan biến. Người thiết kế cần vượt qua được xu hướng “siêu đơn giản” (aesthetic minimalism) hiện nay. Chúng ta phải tạo ra gấp một thiết kế mới mang xúc cảm. Hiện có quá nhiều sản phẩm, và thu phục khách hàng nhanh nhất vẫn là thông qua cảm xúc.

Nói chuyện thiết kế điện thoại, người dùng phải đòi hỏi nhiều hơn nữa!

Có rất ít thiết kế điện thoại có thể kể lại một câu chuyện cho bạn. Ngoài N9, mình không thấy cái nào mình từng thực sự muốn có. Nhưng trong một đất nước kỳ diệu gọi là Nhật Bản, có một nhãn hiệu gọi là iida. Mình muốn thấy sự đa dạng, cảm xúc và tinh thần như thế. Có quá nhiều những iPhones, điện thoại của Verizone trông giống nhau cả lũ. Đến lúc phải thay đổi, đến lúc phải đa dạng hóa rồi.

Theo http://www.minimallyminimal.com/

  Về tác giả: Andrew Kim, sinh tại Soeul, là chuyên gia thiết kế với triết lý ưa thích là minimally minimal. Có khá nhiều concepts nổi tiếng trên mạng. Mình biết đến tác giả này thông qua thiết kế vui về điện thoại HTC, qua đó thỉnh thoảng vào blog để xem, thấy bài này hay thì dịch chơi.

  Skeuomorphism: thuật ngữ chỉ sự mô phỏng, tái tạo một thứ gì đó trong thực tế sang thế giới số, (cũng là cây đinh trong các vụ kiện tụng, cấp bằng sáng chế gần đây liên quan tới Apple).
Ví dụ về Skeuomorphism: bạn muốn mô phỏng tiếng bấm máy ảnh cơ sang máy ảnh số hay điện thoại; hoặc là bạn muốn mô phỏng chuyển động quán tính của màn hình khi lướt tay trên đó trông cho nó giống như hệ thống cơ học; hoặc là động tác xoay, phóng to thu nhỏ đa điểm gì đó trên màn hình điện dung của tablet hoặc điện thoại....

  Còn cái này thì lan truyền trên mạng:

Nói chuyện thiết kế điện thoại, người dùng phải đòi hỏi nhiều hơn nữa!