Một số lượng ngày càng tăng các nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa người sử dụng Facebook với những tác động xấu đến sức khỏe về vật chất và tinh thần của người dùng.
Facebook được xem là một phần của cuộc sống. Trong tháng 12/2011, mạng xã hội này tự hào với 845 triệu thành viên hoạt động hàng tháng, trong khi con số sử dụng hàng ngày là 483 triệu. Và nghiên cứu 2011 đến từ Nielsen cho thấy trung bình người sử dụng Facebook dành 4 giờ lên mạng xã hội.
Vậy những vấn đề sức khỏe đó nằm ở đâu?
Rối loạn trong ăn uống
Pinterest không phải là mạng xã hội duy nhất làm cho mọi người cảm thấy xấu về bản thân mình. Theo một cuộc khảo sát gần đây với 600 người sử dụng Facebook có độ tuổi từ 16 đến 40 do Trung tâm Rối loạn ăn uống tại Sheppard Pratt cho thấy, hơn một nửa nói rằng khi nhìn thấy hình ảnh của bản thân và những người khác trên trang web, họ ngay lập tức có nhận thức rõ hơn về cơ thể và trọng lượng của mình. Và không chỉ riêng phụ nữ mà 40% nam giới được hỏi cho biết họ có nhận xét tiêu cực về cơ thể của mình sau khi nhìn vào các hình ảnh trên Facebook. Bên cạnh đó, 32% cho biết họ cảm thấy buồn khi so sánh hình ảnh của mình với hình ảnh bạn bè, trong khi 44% nói rằng họ muốn có cùng cơ thể hoặc trọng lượng như bạn bè của mình khi nhìn vào những hình ảnh đó.
Hạ thấp lòng tự trọng và gây bệnh trầm cảm
Tương tự như với hình ảnh, một số lượng ngày càng cao nghiên cứu đã cho thấy các bài viết của bạn bè trên Facebook làm người dùng cảm thấy tồi tệ hơn về cuộc sống riêng của mình. Điều này là do thực tế rằng, chúng ta tự nhiên so sánh mình với đồng nghiệp. Nếu những người xung quanh gửi những bài viết nói về những điều hành phúc, thành công trong cuộc sống (có thể xảy ra hàng ngày nếu người dùng có rất nhiều bạn bè), lúc đó người dùng sẽ có nhiều suy nghĩ tồi tệ hơn về mình. Điều này sẽ càng trầm trọng hơn bởi thực tế người ta thường chọn những điều tốt đẹp về cuộc sống của mình chứ không phải là những điều xấu. Các chuyên gia đề nghị người dùng nên hạn chế số lượng bạn bè có trên Facebook và xóa đi những người bạn thường thích khoe khoang về những gì tuyệt vời đến với họ trong cuộc sống.
Tâm lí rối loạn
Facebook cũng là nơi khiến cho người dùng cảm thấy chán nản, tâm lí rối loạn dân đến bị điên. Tiến sĩ Larry D. Rosen, giáo sư tâm lí tại Đại học California State năm ngoái đã đưa ra kết quả của một nghiên cứu kết luận rằng giới trẻ dành nhiền thời gian của mình trên Facebook chính là nguy cơ cao cho quá trình làm tâm lí rối loạn, gây sự hoang tưởng cũng như các hành vi chống đối xã hội. Hơn thế nữa, Facebook có thể châm ngòi cho ngọn lửa kích thích tâm lí rối loạn của người dùng, khiến họ luôn thay đổi suy nghĩ suốt ngày.
Căng thẳng trong suy nghĩ
Viết nhận xét "Chúc mừng sinh nhật" trên bức tường bạn bè của bạn có thể gây ít sự căng thẳng hơn so với việc bạn tham dự một bữa tiệc sinh nhật
hoặc thậm chí gửi thiệp mừng. Nhưng điều đó không có nghĩa là Facebook đang làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn. Trong một nghiên cứu hồi đầu năm, tiến sĩ Kathy Charles của Đại học Edinburgh Napier cho thấy rằng trong số 200 người được khảo sát, đa số cảm thấy một số loại hình căng thẳng liên quan đến mạng xã hội, và 12% cho biết trang web làm cho họ cảm thấy lo lắng. Những người có một số lượng lớn bạn bè trên Facebook là những người trải qua nhiều căng thẳng nhất. Tiến sĩ Charles cũng nhận thấy rằng nhiều người trở nên căng thẳng khi nghĩ rằng mình đã bỏ lỡ một cái gì đó tốt được đưa lên trang web, một hiện tượng được gọi là "fear of missing out" đã trở nên quá phổ biến với từ viết tắt FOMO.
Gây nghiện
Facebook rõ ràng sẽ gây nghiện cho người dùng khi tạo thành thói quen online giống như nghiện rượu hay nghiện thuốc lá. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago gần đây đã thực hiện khảo sát với 8000 người, trong đó có 250 người cho rằng họ cảm thấy bỏ Facebook và Twitter là vô cùng khó khăn, thậm chí còn khó hơn so với việc bỏ thuốc lá hoặc rượu. Cũng theo một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các dữ liệu phân tích web của The Internet Time Machine cho thấy, thuật ngữ nghiện Facebook đã trở thành một trong những từ được tìm kiếm nhiều nhất. Cùng với sự căng thẳng, nghiện Facebook có liên quan đến FOMO.
Phong Vân