Nhịp sống số

Những đại gia một thời đang chật vật để tồn tại

Sự cạnh tranh trên thị trường điện tử hiện nay ngày càng trở nên khốc liệt hơn và muốn tồn tại thì các công ty công nghệ phải tạo ra được những sản phẩm hấp dẫn khách hàng. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng làm được điều đó và những công ty thất bại đang chật vật để trụ lại trên thị trường. Dù đã có 1 thời họ là những ông hoàng trong giới công nghệ nhưng chỉ vì những bước đi sai lầm, họ đã lâm vào khủng hoảng, thậm chí tệ hơn là đang bên bờ vực của sự phá sản. Đây là những công ty như vậy.
 

Kodak
 

 

Trong những năm qua Kodak dần yếu thế và người ta dự đoán công ty này sẽ sớm sụp đổ. Giờ đây ngày ấy sắp đến. Dù đã sử dụng những biện pháp cực kỳ mạnh tay như bán hết tất cả những gì có thể nhưng với những chi phí lớn và số sản phẩm ít ỏi còn lại, có lẽ 2012 sẽ là năm cuối cùng trong lịch sử công ty máy ảnh nổi tiếng 1 thời này.
 
Sự thất bại của Kodak là một bài học của việc “ngủ quên trên chiến thắng”. Kodak một thời huy hoàng, chiếm vị trí độc tôn trong ngành sản xuất phim nhựa. Mặc dù Kodak đã nhận định đúng về xu hướng tiêu dùng nhưng lại không thể kiểm soát thị trường máy ảnh kỹ thuật số và để các hãng camera nước ngoài gạt ra ngoài cuộc đua.
 
RIM
 

 

Research In Motion đang ở trong 1 tình trạng phức tạp. Một mặt lượng người dùng tăng dần hàng tháng, mặt khác lợi nhuận của công ty lại tiếp tục giảm. Các nhà điều hành không tìm ra được giải pháp là PlayBook – tablet của RIM – không đạt được thành công.
 
Giờ đây khi các smartphone BlackBerry 10 phải đến tận cuối năm mới xuất hiện thì có lẽ 12 tháng trước mắt sẽ là giai đoạn cực kỳ khó khăn của RIM.

 

Nokia
 

 

Quyết định “đặt cược” vào Windows Phone 7 của Nokia đã có 1 khởi đầu khá thuận lợi, nhưng con đường đi tới thành công vẫn còn rất xa. Hiện tại mọi thứ chỉ mới bắt đầu.

 

Nokia sẽ phải thuyết phục được người dùng Symbian OS – nơi mang đến phần lớn lợi nhuận hiện nay cho Nokia – rằng hãng sẽ vẫn luôn ưu ái họ, đồng thời cũng phải chứng minh được rằng Nokia tuyệt vời hơn Android và Apple. Đây quả thực là 1 thử thách rất khó khăn cho công ty điện thoại Phần Lan này.

 

HMV (Chuỗi cửa hàng bán sản phẩm liên quan đến âm nhạc, phim ảnh)
 

 

Con phố mua bán nhộn nhịp bậc nhất nước Anh sắp trở thành 1 con phố vắng vẻ khi mà rất nhiều công ty đã xin chuyển nhượng vì doanh số quá thấp dịp Giáng Sinh. Một trong số đó là công ty công nghệ HMV.
 
HMV đã có dấu hiệu tụt dốc trong năm 2011 và khi mà mọi người đều chuyển dần sang download và “Đám mây” cho nhu cầu âm nhạc, phim ảnh, trò chơi thì một cửa hàng bán những thứ này là hoàn toàn không cần thiết.

 

Best Buy
 

 

Kế hoạch mở rộng thêm ở Anh của Best Buy nhanh chóng tan tành với thông tin hãng sẽ đóng cửa tất cả các cửa hàng lớn tại Anh vào năm 2012. Best Buy tại Anh đã bắt đầu thua lỗ từ đầu năm 2011 và liệu thương hiệu bán lẻ này sẽ còn “cầm cự” được bao lâu?

 

AMD
 

 

AMD đang dần bị lãng quên nhưng hãng vẫn chưa từ bỏ cuộc chơi. Với việc Intel đang lấn sân trong tất cả các thị trường, AMD sẽ phải rất vất vả nếu muốn tồn tại được. Và đặc biệt khi mà ranh giới giữa điện thoại, tablet và laptop đang mờ dần thì không chỉ có Intel mà Nvidia và Qualcomm cũng là những đối thủ lớn của AMD.

 

HP
 

 

2011 quả thực là 1 năm quá tồi tệ với HP. Dù việc tụt giảm doanh thu đã gần như chấm dứt nhưng HP vẫn còn nhiều khó khăn trước mặt. Họ sẽ phải xây dựng lại vị thế của mình trong 12 tháng tới, và đặc biệt là giành lại lòng tin của khách hàng.

 

WebOS sẽ ra sao? Laptop sẽ ra sao? Ngành máy in sẽ ra sao? Còn rất nhiều câu hỏi mà HP cần tìm ra lời giải.

 

MySpace
 

 

Với sự thống trị của Facebook và sự nổi lên của Twitter cùng Google Plus, có lẽ năm 2012 sẽ là năm cuối cùng của MySpace.

 

Olympus
 

 

Tình cảnh hiện này của Olympus có lẽ là tệ hơn cả. Một CEO đang gặp vấn đề với pháp luật, một ban quản trị còn ẩn giấu nhiều vấn đề, liệu điều gì sẽ xảy ra với Olympus? Có lẽ sẽ chỉ không lâu nữa hãng sẽ bị mua lại bởi 1 công ty lớn khác, rất có thể là Fujifilm.
 
Tham khảo Pocket-lint