Nhịp sống số

Những cơn ác mộng có thể khiến Google sụp đổ

Những cơn ác mộng có thể khiến Google sụp đổ
Sau 13 năm hình thành và phát triển, trong đó có 7 năm trở thành công ty “của công chúng”, Google vẫn là một công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Công ty đã tạo ra 3 tỷ USD dòng tiền tự do mỗi quý, đồng thời trên đà kiếm được 10 tỷ USD doanh số bán hàng trong số 36 tỷ USD kiếm được trong năm nay. Như vậy, doanh thu của Google đạt mức tăng trưởng hơn 25%.

  • Google và Apple qua những con số đáng lưu ý
  • Google 'mở cửa' Android Market cho mọi thiết bị Android
  • Eric Schmidt: Google không hợp tác cũng như hỗ trợ Carrier IQ
 
Rõ ràng Google không hề có biểu hiện của 1 công ty đang đi xuống. Tuy nhiên, những nhận định từ các nhà đầu tư lớn như Roger McNamee cũng như các nhà đầu tư mạo hiểm, đối thủ nói về bối cảnh phía sau hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới này rằng những ngày tươi sáng của Google sẽ nhanh chóng qua đi. Công ty đã đạt đỉnh. Và từ đỉnh cao, chỉ có 1 hướng đi duy nhất: đi xuống.
 
Với suy nghĩ đó, chúng ta hãy thử tìm hiểu về thực tế đang diễn ra ở gã khổng lồ này, có thể trong nỗ lực giúp CEO của Google là Larry Page thức giấc và tìm cách ngăn chặn những nguy cơ có thể xảy ra với công ty của ông.
 
Google quá phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo tìm kiếm
 
 
 
Là một công ty kinh doanh, vấn đề lớn nhất mà Google đang phải đối mặt là công ty đang quá phụ thuộc vào 1 nguồn duy nhất để tạo ra doanh thu: quảng cáo với công cụ tìm kiếm. Mặc dù không công bố chi tiết doanh thu ở phân khúc kinh doanh, khoảng ⅔ tổng số thu nhập là đến từ Google Site, phần còn lại đến từ các trang đối tác (Google Network). 
 
Quý trước, Google kiếm được 6,74 tỷ USD lợi nhuận quảng cáo trên các website của mình. Lợi nhuận này chủ yếu đến từ quảng cáo tìm kiếm, mặc dù Youtube cũng mang lại cho Google khoảng 1 tỷ USD. Và một câu hỏi đặt ra là Google sẽ phải đối mặt với những nguy cơ gì nếu như "con gà đẻ trứng vàng" này gặp khó khăn
 
Lưu lượng tìm kiếm Google không tăng
 
 
 
Lưu lượng tìm kiếm của Google vẫn và Google vẫn chiếm lưu lượng tìm kiếm lớn nhất, hơn 80% thị phần thế giới. Riêng ở Mỹ là 65%. Tuy nhiên, tình thế có thể thay đổi nếu những điều dưới đây xảy ra: 
 
- Bing và Yahoo tiếp tục tăng thị phần. 

- Người dùng mới sử dụng Internet ở các nước đang phát triển sẽ tìm đến các công cụ tìm kiếm ở trong quốc gia đó, như Baidu của Trung Quốc.

- Vấn nạn spam trong các kết quả tìm kiếm khiến người dùng từ bỏ các trang web như Google

- Việc Facebook tích hợp Bing ngày càng sâu có thể sẽ lấy đi 1 phần không nhỏ người dùng Google
 
Thị phần tìm kiếm thương mại
 
 
 
Quan trọng hơn cả thị phần tìm kiếm đó chính là thị phần tìm kiếm thương mại (COMMERCIAL search) mà ở đây là tìm kiếm thông tin về sản phẩm luôn là con gà đẻ trứng vàng của Google. Đây là các tìm kiếm mà các nhà quảng cáo sẽ phải chi tiền cho Google tính theo số click vào các quảng cáo hiển thị trên website của Google. Tuy nhiên, người dùng hiện nay có rất nhiều nguồn để tra cứu tin tức sản phẩm và thị phần này ngày càng tụt giảm:
 
- Các mối quan hệ trên mạng xã hội: bạn bè trên Facebook sẽ trở thành một nguồn tin tham khảo đáng tin cậy, giống như văn hóa truyền miệng trong cuộc sống thật.

- Người dùng thiết bị mobile tìm kiếm thông tin sản phẩm trực tiếp từ các ứng dụng. Hiện nay đã có những ứng dụng riêng dành cho từng mục đích riêng như du lịch, quán ăn...và người dùng quan tâm đến thông tin gì có thể trực tiếp tra cứu thông tin ngay trên ứng dụng về lĩnh vực đó. 

- Amazon đã bán được hàng triệu chiếc Kindle Fire và các thiết bị di động khác. Những khách hàng này sẽ tìm kiếm sản phẩm ngay trên Amazon, họ không phải truy cập Google nữa.
 
- Các site mua hàng như Groupon cũng lấy đi không ít người dùng của Google.
 
Mạng xã hội lấy mất thị phần tìm kiếm
 
 
 
Quảng cáo tìm kiếm là một trong những hình thức quảng cáo hiệu quả nhất từ trước đến nay. Các nhà quảng cáo biết chính xác quảng cáo của họ có bao nhiêu click chuột, bao nhiêu khách hàng mua online.
 
Nhưng các mạng xã hội như Facebook thậm chí còn hiệu quả hơn. Các công ty như Facebook không chỉ biết người dùng của họ hiện tại đang làm gì mà còn có luôn cả 1 kho thông tin về sở thích của họ, 1 bản đồ các mối quan hệ của người dùng cũng như những thương hiệu mà 1 người dùng ưa thích.
 
Tuần trước, hãng marketing Zenith Optimedia dự đoán Facebook sẽ vượt qua Microsoft để trở thành hãng bán quảng cáo Web lớn thứ 3 thế giới trong năm nay, sau Google và Yahoo. Thật đáng sợ ở điều này khi 2 năm trước, Facebook thậm chí còn chưa hề có tên tuổi gì ở lĩnh vực này.
 
Nhiều người đăng kí Google+ nhưng họ không tìm thấy sự hấp dẫn để gắn bó lâu dài
 
 
 
Cho đến nay, Google+ đã có sự khởi đầu như mơ. Mạng xã hội của Google hiện có hơn 40 triệu người dùng sau chưa đầy 6 tháng. Google bắt đầu kết nối Google+ đến các sản phẩm khác trong hệ thống của hãng - từ Gmail đến Youtube và cả Google Search.
 
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa sẽ nhiều người sử dụng Google+. Họ đã có bạn bè trên Facebook, có Twitter để "theo đuôi" những người bạn muốn. Nếu Google+ không thành công trong năm tới, Google sẽ không thể hoàn thành “bộ sưu tập” thông tin người dùng như cách mà đối thủ đã làm được. 
 
Hiển thị quảng cáo
 
 
 
Mảng kinh doanh tỉ đô khác của Google là hiển thị quảng cáo. Google có một hệ thống mạng hiển thị quảng cáo rộng lớn, cộng với cả site video lớn nhất trên web hiện nay là Youtube.
 
Tuy nhiên, theo báo cáo thì quảng cáo hiển thị đang bắt đầu tụt giảm trong quý này, mặc dù lượng tìm kiếm vẫn tăng. Google đang phải đối mặt với nhiều đối thủ và lợi nhuận giảm là điều đương nhiên. 
 
Android
 
 
 
Cách kinh doanh với Android của Google rất đơn giản: Google phát hành miễn phí hệ điều hành này, đồng thời cho phép các hãng phần cứng và nhà mạng tự do tùy chỉnh theo cách của mình. Nhưng nếu hãng sản xuất muốn bán một chiếc điện thoại Android, họ sẽ phải liên kết đến Google Search và các sản phẩm khác của Google trong điện thoại. 
 
Chưa đầy 3 năm, Android đã thống trị thị phần hệ điều hành cho thiết bị di động. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng Google thu được lợi nhuận cao từ Android. Một nghiên cứu mới đây cho thấy ⅔ lượng tìm kiếm trên thiết bị di động là đến từ iOS.
 
Mọi việc còn có thể trở nên tồi tệ hơn. Các công ty đang ngày càng tùy chỉnh Android nhiều hơn để phù hợp với sản phẩm và dịch vụ của họ. Đó là cách mà Amazon đã làm với Android trên Kindle Fire. Ngoài ra, các hãng sản xuất điện thoại ở các nước đang phát triển như Trung Quốc cũng đang phát triển hệ điều hành của riêng mình.
 
Rắc rối vụ mua lại Motorola Mobility?
 
 
 
Các nhà quản lý chống độc quyền ở Cục dữ trữ liên bang Mỹ đã xem xét những nguy cơ tiềm ẩn trong những thương vụ của Google trong quá khứ. Cơ quan này từng không chấp nhận việc Google hợp tác với Yahoo trong lĩnh vực tìm kiếm. Và nếu thương vụ mua lại Motorola bị ngăn cản, Android có thể sẽ lại phải đối mặt với các kiện cáo bằng sáng chế từ Apple, Microsoft và các đối thủ khác. 
 
Liên minh châu Âu cũng ngăn cản
 
 
 
Thỏa thuận mua lại Motorola không chỉ đứng trước nguy cơ bị Chính phủ Mỹ cản trở. Mới đây, liên minh châu Âu đang trong giai đoạn thứ 2 của cuộc điều tra chống độc quyền chống lại Google. Hãng có thể phải chịu mức phạt 10% tổng doanh thu hàng năm. 
 
Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất với Google là cơ quan này đòi kiểm soát hoàn toàn các thuật toán tìm kiếm của Google để đảm bảo gã khổng lồ tìm kiếm này cạnh tranh lành mạnh. Google có thể sẽ phải thông qua liên minh châu Âu mỗi lần muốn tinh chỉnh thuật toán tìm kiếm hay ra mắt 1 dịch vụ kinh doanh mới.