iOS, Android, Windows Phone 7, Blackberry OS, Bada, Symbian… hệ điều hành nào thích hợp nhất với bạn?
<>
Hiện nay 2 hệ điều hành phổ biến nhất thế giới là iOS và Android, còn Bada và Windows Phone 7 thì mới chỉ có số ít người sử dụng, Blackberry và Symbian đã từng có thời kỳ hoàng kim nhưng giờ đây đang tụt hạng dần. Mỗi hệ điều hành hướng tới 1 đối tượng khách hàng riêng và có những điểm mạnh cũng như điểm yếu riêng của mình. Vậy hệ điều hành nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhất?
iOS
Nếu bạn muốn 1 hệ điều hành đơn giản và dễ nhìn hay bạn thích sử dụng iTunes thì bạn nên chọn iOS. Thực tế thì mặc dù mang tên iOS nhưng đây không hẳn là 1 hệ điều hành mà chỉ đơn giản là nền tảng chạy các ứng dụng mà thôi. Đó chính là đặc trưng của Apple: đơn giản và dễ dùng, không phải lo lắng gì nhiều. 1 điểm lưu ý khi sử dụng iOS là mỗi năm bạn sẽ chỉ có 1 bản nâng cấp mà thôi.
Vì iOS là 1 nền tảng để chạy các ứng dụng nên kho ứng dụng của hệ điều hành Apple này lớn nhất và tốt nhất trong tất cả các hệ điều hành di động. Các nhà phát triển thường tạo ứng dụng cho iOS trước rồi mới xét đến các hệ điều hành khác. Hơn nữa, nhờ vào chính sách của App Store mà các ứng dụng trên iOS thường có chất lượng và giao diện đẹp hơn so với trên Android và BlackBerry. Bạn sẽ thấy rõ hơn khi bạn sử dụng iPad. Số lượng và chất lượng các ứng dụng cho máy tính bảng bán chạy nhất thế giới này vượt xa bất cứ đối thủ nào. Dù kho ứng dụng máy tính bảng của Android cũng rất nhiều nhưng lại có nhiều ứng dụng “rác”.
So với các hệ điều hành khác thì iOS phản ứng hơi chậm và có hệ thống thông báo kém hơn. Tuy nhiên iOS 5 sắp ra mắt của Apple có thể sẽ khắc phục được khuyết điểm này với hệ thống thông báo mới theo kiểu Android và hỗ trợ ra lệnh bằng giọng nói tốt hơn.
Về phần cứng thì bạn sẽ chỉ có thể lựa chọn màu sắc và bộ nhớ, bởi smartphone chạy iOS chỉ có duy nhất iPhone.
Còn nếu bạn muốn nhiều lựa chọn về phần cứng và kiểu dáng hơn? Hãy thử Android.
Android
Android phù hợp với những người thích tùy biến giao diện hay sử dụng nhiều các dịch vụ của Google. Android cho phép bạn tùy chỉnh mọi thứ theo ý muốn: từ widget, bàn phím đến giao diện ứng dụng. Sự tùy biến này rất có lợi cho người dùng thể hiện phong cách của mình nhưng lại khiến Google có ít quyền kiểm soát hơn. Dù Google tung ra các bản cập nhật mỗi năm 1 lần nhưng các nhà sản xuất lại không phân phối các bản cập nhật ngày. Do vậy Google buộc phải chia các ứng dụng cơ bản trong Android Market theo từng hệ điều hành.
Tính “mở” của Android áp dụng cả với Android Market khi mà các ứng dụng ở đây được thoải mái đưa lên mà không có luật lệ nào. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với có rất nhiều ứng dụng “rác”, vô giá trị và thậm chí là cả malware nữa.
Về phần cứng thì Android có đủ các loại điện thoại khác nhau cho bạn lựa chọn. Màn hình to, bé, bàn phím vật lý, màu sắc, bộ nhớ, thiết kế…. tất cả đều rất đa dạng và phong phú. Đặc biệt các smartphone Android có mức giá rất khác nhau và bạn chẳng cần bỏ ra quá nhiều tiền để sử dụng Android – trong khi iPhone 4 có giá lên đến 699 USD.
1 số người phàn nàn vì Android cập nhật quá nhanh. Đúng vậy, nhưng tiến bộ là 1 điều tốt và không chỉ Android mà tất cả các hệ điều hành khác đều đang đẩy nhanh sự cập nhật trong bối cảnh cuộc chiến smartphone diễn ra toàn cầu như hiện nay. Tất nhiên bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi chiếc điện thoại Android mới mua đã lạc hậu chỉ sau có 1 tháng, nhưng yên tâm rằng nó vẫn chạy tốt và vẫn sẽ được hỗ trợ các phần mềm mới nhất từ nhà sản xuất.
Các hệ điều hành khác
Nếu bạn không hứng thú với thế giới đơn giản và đẹp đẽ của iOS hay sự đa dạng của Android thì bạn luôn có những sự lựa chọn khác.
Symbian và Blackberry từng là các ông vua 1 thời nhưng hiện nay với việc Nokia tập trung cho Windows Phone 7 và RIM sắp sửa sử dụng hệ điều hành QNX hoàn toàn mới thì chúng tôi khuyên bạn tại thời điểm này không nên chọn 2 Symbian hay Blackberry. Bạn cũng nên tránh xa WebOS bởi tương lai của hệ điều hành này cực kỳ mờ mịt khi mà chúng ta vẫn chưa rõ liệu CEO mới của HP có muốn tiếp tục phát triển WebOS nữa không. MeeGo cũng tương tự khi mà Intel đang tập trung cho Android còn các nhà sản xuất thì không muốn sử dụng hệ điều hành non trẻ này.
Ngoài iOS và Android thì những hệ điều hành có triển vọng nhất tại thời điểm này là Windows Phone 7 và Bada.
Windows Phone 7 như 1 sự lựa chọn ở giữa iOS và Android. Nếu bạn muốn 1 smartphone với 1 số tùy biến, có widget hay bạn sử dụng nhiều các dịch vụ của Microsoft thì có lẽ bạn sẽ hợp với Windows Phone 7. WP7 có giao diện Metro độc đáo với các ứng dụng kiểu Live Tile – giống như widget nhưng nhỏ gọn hơn. Các nhà sản xuất đều được Microsoft kiểm soát khá chặt chẽ nên bạn không cần quá lo đến chất lượng sản phẩm như Android. Tuy nhiên do WP7 còn mới mẻ nên vẫn thiếu rất nhiều tính năng và đặc biệt là chưa hỗ trợ CPU lõi kép. Bản cập nhật Mango sắp ra mắt của WP7 dự kiến sẽ đem đến sức mạnh mới cho WP7 và với Microsoft đứng đằng sau thì Windows Phone trong tương lai có thể sẽ là 1 đối thủ lớn của iOS và Android.
1 sự lựa chọn thú vị khác là Bada. Bada hiện giờ chưa phổ biến lắm bởi hệ điều hành này chỉ mới có mặt trên 1 số các sản phẩm của Samsung. Bada có giao diện kiểu TouchWiz và trông khá giống 1 thiết bị Android của Samsung. Tương lai của Bada chưa chắc chắn lắm nhưng có vẻ như Samsung đang rất đầu tư cho hệ điều hành này. Kho ứng dụng của Samsung hiện nay cũng rất tốt với khoảng 40000 ứng dụng – gấp 4 lần WP7 Marketplace.
Lời kết
Thực tế thì chẳng có hệ điều hành nào là tốt nhất cả. Mỗi hệ điều hành đều có những điểm yếu và điểm mạnh riêng. Nó chỉ là tốt nhất với từng người mà thôi. Nếu bạn muốn đơn giản, dễ dùng và không lo lắng gì, chọn iOS. Nếu bạn muốn tùy chỉnh và “vọc” thì Android là dành cho bạn. Còn bạn muốn 1 hệ điều hành khác biệt và đang trên đà phát triển thì hãy chọn WP7 hoặc Bada.