Nhịp sống số

Nâng cấp máy tính theo bậc 5

Mỗi khi tết đến là dịp những người thân xum họp hay bạn bè hội tụ lại rất nhiều, có thể lúc này nhu cầu sử dụng chiếc máy tính để bàn ở nhà bạn sẽ trở nên rất cần thiết. Nếu chiếc máy tính của bạn mới thì không có vấn đề gì lớn, nhưng nếu nó đã trở nên quá “cổ”, chạy chậm, truy cập internet như rùa bò…thì quả là một điều khiến người dùng hết sức bực bội và điều mà bạn cần làm lúc này là thay thế các bộ phận cũ của máy tính cho nó hoạt động tốt hơn.
 
Nếu bạn chưa nghĩ ra mình cần phải làm gì và thay thế những bộ phận nào thì 5 giải pháp nâng cấp dưới đây sẽ giúp bạn biến chiếc máy tính “cổ” trở nên mới hơn hẳn một cách bất ngờ.
 
1. Nâng cấp Hệ điều hành
 
 

Khi nói về hệ điều hành thì việc format toàn bộ ổ đĩa cứng và cài đặt lại phiên bản hiện tại của Windows được xem là một việc nâng cấp hiệu quả nhất. Điều này là vì hầu hết các máy tính khi truy cập mạng không cẩn thận sẽ bị nhiễm bệnh với tất cả các loại virus và phần mềm độc hại từ các liên kết lạ, mail không rõ ràng…

 
 
Thông thường nếu hệ điều hành đã có mặt trên hệ thống dài hơn 6 tháng, bạn nên tự động sao chép dữ liệu, định dạng ổ đĩa cứng và cài đặt lại Windows, việc này sẽ không làm mất nhiều thời gian lắm, như vậy máy tính sẽ chạy nhanh hơn rất nhiều vì  hệ thống lúc này hoàn toàn sạch sẽ và hoạt động như một máy tính mới.


2. Nâng cấp Bộ nhớ

 
Hầu hết các máy tính xách tay hiện nay có bộ nhớ RAM thường là 2 GB, có thể nhìn chung là ít hơn một máy tính để bàn do đặc tính của máy tính để bàn có thể được gắn thêm nhiều phụ kiện khác. Vì vậy nếu chiếc máy tính “cổ” của bạn có bộ nhớ RAM ít hơn 2 GB cần nâng cấp ít nhất là 4 GB.
 
Tất nhiên, nếu bạn đang chạy phiên bản 32-bit (x86) của Windows XP, Vista, hoặc Windows 7, bộ nhớ tối đa hệ điều hành thể xử là 4 GB. Nếu bạn có một hệ thống 64-bit, bạn nên tận dụng lợi thế của giới hạn bộ nhớ RAM bổ sung, có thể nâng lên đến 192 GB có thể hoạt động tốt trên Windows 7.
 
 
Bạn có thể tham khảo và chọn mua chính xác bộ nhớ RAM cho máy tính của mình tại trang web Crucial.com để hoàn toàn tìm thấy bộ nhớ phù hợp với phần cứng.

 


3. Nâng cấp Màn hình

 
 
Đây không có vẻ giống như một nâng cấp cần thiết, nhưng nó thực sự rất hữu ích. Thay một màn hình hiển thị phẳng mới 100% sài cho chiếc máy tính “cổ”, đột nhiên bạn sẽ cảm thấy rằng hệ thống điều hành tốt hơn.
 
 
Mặt dù nó không làm tăng bất cứ điều về hiệu suất, nhưng cảm tính bạn sẽ thấy chiếc máy tính mới hơn hẳn.

 


4. Nâng cấp Ổ cứng

 
Đây là một giải pháp rất cần thiết, nếu máy tính của bạn đã hơn 3,5 năm tuổi, thì nên nâng cấp và để tránh tình trạng mất dữ liệu bạn cần tạo thêm bản sao lưu trên một ổ đĩa cứng gắn ngoài.
 
 
Nếu bạn một ổ đĩa IDE hoặc SCSI, lúc này bạn nên bỏ chúng để thay thế ổ đĩa cứng  SATA mới. Nhưng nếu đã được sử dụng SATA trong một thời gian bạn cũng có thể nâng lên ổ đĩa SSD mới nhất (trạng thái rắn). Thay thế một ổ đĩa trạng thái rắn những lợi thế lớn nhanh hơn và đáng tin cậy hơn rất nhiều.
 
 
Hoặc chỉ đơn giản là khi ổ đĩa cứng sử dụng một thời gian dài, dữ liệu quá nhiều cũng khiến hệ điều hành chậm đi, việc thay ổ cứng mới sẽ giúp có được không gian trống nhiều hơn tha hồ lưu mọi thứ.

 


5. Sao lưu dữ liệu

 
Với một bản sao lưu dữ liệu, bạn sẽ thấy yên tâm nếu như hệ thống xảy ra trục trặc trong quá trình sử dụng. Việc sao lưu dữ liệu với một máy tính “cổ” là điều rất cần thiết để có thể được phục hồi sau này.
 
 
Cho dù bạn chọn một giải pháp sao lưu điện toán đám mây, thiết bị sao lưu NAS, hoặc một ổ cứng bên ngoài, bạn cần phải thiết lập để tự động sao lưu toàn bộ dữ liệu máy tính một cách thường xuyên. Để làm việc này bạn nên s dụng một chương trình sao lưu miễn phí hoặc thương mại, tự động mỗi tháng một lần.

 

 

Có thể sử dụng chương trình Genie Timeline Nàyđể sao lưu.

 

 


 

Văn Kính