Nhịp sống số

iOS cũng phân mảnh không kém Android

iOS cũng phân mảnh không kém Android
align="left">Cứ mỗi khi có một bài viết về các phiên bản cập nhật tiếp theo của hệ điều hành Android thì đó cũng là một lần cộng đồng công nghệ lại xôn xao với những lời bình về sự phân mảnh của Android. Hầu hết họ sẽ thảo luận với nhau xem liệu Google nên làm thế nào để có thể khắc phục lỗi phân mảnh một khuyết điểm được cho là cố hữu của Android.
 
Trước đây, Google đã nhiều lần khẳng định nền tảng hệ điều hành di động Android của mình không thực sự phân mảnh mà đó chính là sự đa dạng nhưng người dùng vẫn luôn sử dụng phân mảnh như là một trong các tính từ để miêu tả về Android. Chính vì Android quá đa dạng nên thường bị người dùng hiểu nhầm là phân mảnh. Thực ra thì bất cứ nền tảng hệ điều hành nào cũng đều có rất nhiều phiên bản khác nhau trong đó có cả iOS của Apple.
 
 
Sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của công nghệ đã làm những thiết bị di động ngày càng trở nên phức tạp và rắc rối hơn kết quả là sẽ có nhiều phiên bản phần mềm và phần cứng khác nhau hoạt động trên bất cứ một thiết bị nào. Điều này tuy nghe có vẻ như là một rắc rối nhưng thực ra lại không hẳn là như thế. Bởi một chiếc máy tính chạy Win XP hoàn toàn có thể chạy hầu hết các phần mềm giống như một chiếc máy tính chạy Win 7 vậy, có chăng chỉ là một số ít phần mềm và ứng dụng yêu cầu phải được cài đặt trên Win 7 mà thôi. Điều này chứng tỏ rằng tất cả các hệ điều hành di động đều có tính chất phân mảnh và Android không phải là một ngoại lệ. Dưới đây là những lý do biện hộ cho Android.
 
1. iOS cũng bị phân mảnh
 
Trước hết ta cần phải hiểu rõ thế nào là phân mảnh. Phân mảnh bắt nguồn từ hai lý do: nhiều phiên bản hệ điều hành và nhiều thiết bị phần cứng.
 
Nếu cho rằng việc có nhiều phiên bản phần mềm và phần cứng khác nhau là phân mảnh thì iOS của Apple cũng chẳng khác Android là mấy bởi Apple không chỉ có một thiết bị chạy iOS mà có tới 3 phiên bản iPad, 4 phiên bản iPod, 5 phiên bản iPhone. Tất cả những thiết bị này đều chạy những phiên bản hệ điều hành iOS khác nhau được tối ưu hóa cho chính chúng. Tổng cộng là chúng ta có tới 12 thiết bị chạy iOS.
 
 
Điều này có nghĩa là iOS cũng sẽ phải chạy hoạt động trên các thiết bị có độ phân giải, kích cỡ màn hình khác nhau và phần cứng khác nhau. Tác động của việc này lên iOS rất đáng kể bởi không phải thiết bị  sử dụng iOS nào cũng có thể cập nhật được phiên bản mới nhất của hệ điều hành di động này. Minh chứng rõ ràng nhất là iPhone và iPod Touch thế hệ đầu tiên, chúng không thể cài đặt hoặc hoạt động trên iOS 4. Hay như iPhone 3G và iPod Touch gen 2 hoạt động rất chậm trên iOS 4 và không thể sử dụng được trên iOS 5. Từ đó ta có thể thấy rằng iOS cũng gặp phải tình trạng giống như Google mà thôi, có nghĩa là không phải thiết bị nào của Apple cũng đều có thể được cập nhật lên những phiên bản iOS mới nhất cả.
 
Không phải thiết bị chạy iOS nào cũng có thể cập nhật lên được iOS 5.
 
Mặt khác không phải người dùng nào sở hữu một thiết bị có thể cập nhật được phiên bản mới nhất của Android cũng đều cập nhật Android cả. Đây cũng là một vấn đề dễ hiểu bởi người dùng thường có xu hướng ngại "update" do họ cảm thấy rằng phiên bản hiện tại đang sử dụng vẫn hoạt động tốt hoặc cũng có thể là do họ không biết cách cập nhật. Về khoản này thì Apple cũng không có nhiều khác biệt với Google, cái khác ở đây là "Quả Táo" đã lấp liếm đi việc này bằng cách không đả động đến những bản thống kê về phần trăm tỷ lệ người dùng của các phiên bản iOS. Do đó chúng biết được tường tận vấn đề của Apple mà chỉ chú ý vào Android của Google.
 
Qua đây ta cũng có thể kết luận rằng iOS không hề đồng nhất như điều mà Apple quảng cáo hay nhiều người đang lầm tưởng. Thực chất là iOS cũng có những vấn đề chung với Android. 
 
2. Android phục vụ cho người dùng
 
Giống như Google, Apple cũng cung cấp các công cụ cho các nhà phát triển để họ có thể phát triển một phiên bản cho các ứng dụng có khả năng hoạt động được trên cả iPhone và iPad. Tuy nhiên thì điều này lại không thể thành hiện thực được khi mà mỗi khi muốn ra mắt một ứng dụng mới trên App Store, vẫn có trường hợp mà các nhà phát triển phải tạo ra hai phiên bản cho iPhone và iPad. Lý do là những ứng dụng dành cho iPhone khi được sử dụng trên iPad sẽ có hình ảnh mờ hơn do phải hoạt động trên một thiết bị có màn hình lớn hơn.
 
Các ứng dụng trên App Store sẽ thường có hai phiên bản cho iPhone và iPad. 
 
So với Google thì những nhà phát triển của Apple có lợi thế hơn rất nhiều bởi có khá nhiều ứng dụng trên App Store cung cấp cả hai phiên bản cho iPhone và iPad. Hệ quả của việc này là người dùng sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn khi mua một ứng dụng để sử dụng cho cả iPhone và iPad, số tiền này tất nhiên sẽ chảy vào túi các nhà phát triển. Trong khi đó thì ở chợ ứng dụng của Android sẽ chỉ có một kiểu ứng dụng với mức giá không đổi. Đứng ở góc độ người dùng mà nhìn nhận sự việc thì ta có thể thấy rằng người dùng Android sẽ được lợi nhiều hơn so với người dùng iOS, và nếu Apple có gọi Android của Google là phân mảnh thì có lẽ là hãng cũng nên phải tự xem lại mình.
 
3. Sự tương thích của các ứng dụng
 
Các nhà phát triển ứng dụng luôn đóng vai trò rất lớn cho sự phát triển của một hệ điều hành. Những nhà phát triển ứng dụng cho Android luôn kêu ca, phàn nàn rằng nền tảng này đang có quá nhiều rắc rối gây ra do sự khác biệt giữa các thiết bị với nhau nhưng đây cũng chỉ là những biện hộ cho sự thiếu đầu tư của họ cho Android. Nói cho đúng hơn thì đây là một vòng luẩn quẩn khi mà Android trở nên kém hấp dẫn đối với nhà phát triển ứng dụng từ đó họ thiếu sự đầu tư đúng mức cho nền tảng này và Android lại càng kém hấp dẫn hơn. Nguồn cơn của sự việc có lẽ là bắt nguồn từ sự khác nhau giữa các chính sách của Google và Apple trên chợ ứng dụng của họ.
 
 
Đó cũng là chính là một trong những lý do giải thích cho việc Android bị coi là phân mảnh. Nhà phát triển ứng dụng thiếu sự đầu tư cho ứng dụng để có thể khiến chúng hoạt động được trên nhiều thiết bị nhất có thể. Từ đó mỗi khi một phiên bản Android mới được ra mắt sẽ có một lượng lớn ứng dụng không thể tương thích được do nhà phát triển chậm cập nhật phiên bản mới. Việc một ứng dụng chạy được ở phiên bản Android này nhưng lại không chạy được ở phiên bản Android khác khiến cho Android bị gọi là phân mảnh. Nhưng thực ra lỗi ở đây nghiêng phần nhiều hơn về những nhà phát triển.
 
4. Cập nhật chậm không phải là phân mảnh
 
Cập nhật chậm không đồng nghĩa với phân mảnh, không thể phủ nhận là khả năng cập nhật của Android là rất chậm bởi có quá nhiều thiết bị được sản xuất dưới bàn tay của các hãng khác nhau. Việc cập nhật chậm của Android vô hình trung đã tạo ra một hệ quả là sẽ có rất nhiều thiết bị sử dụng các phiên bản Android khác nhau và đây cũng chính là một trong những lý do mà một số người đã chụp mũ phân mảnh cho Android.
 
iOS của Apple cũng có thể bị coi là phân mảnh.
 
Nhưng đây cũng không phải là đặc sản của Android được. Bởi khi những phiên bản cập nhật hệ điều hành di động được phát hành không đồng nghĩa với việc thiết bị nào cũng có thể được cập nhật. Và cũng đừng quên một điều rằng không bao giờ có chuyện 100% iPhone 3Gs, 4, 4S, iPad, iPad2 và New iPad đều chạy được iOS 5.
 
Tham khảo: Phonearea