Với chủ đề “Internet as a catalyst for change: access, development, freedoms and innovation” (Internet, chất xúc tác cho sự thay đổi về: truy nhập, phát triển, tự do và đổi mới), diễn đàn Quản lý Internet 2011 (Internet Governance Forum - IGF 2011) được tổ chức tại Nairobi, Kenya mới đây đã tập trung vào các vấn đề: Quản lý Internet phục vụ mục tiêu phát triển (IG4D - Internet governance for development); Các vấn đề mới nảy sinh; Bảo mật, tính mở và tính riêng tư trên Internet; Truy nhập và sự đa dạng; Tổng kết và các định hướng tiếp theo.
Diễn đàn IGF 2011 là kỳ họp có số lượng đại biểu tham dự lớn nhất từ trước tới nay, với sự tham gia của hơn 2000 đại biểu, trong đó có đại diện của 125 chính phủ. Ngoài ra, diễn đàn còn thiết lập các Điểm tham dự từ xa tại 47 vị trí (remote hubs) phục vụ cho hơn 823 người tham dự diễn đàn không có điều kiện đến địa điểm tổ chức Hội nghị; 38 diễn giả tham gia đóng góp ý kiến qua phương tiện truyền âm thanh, hình ảnh, khoảng 2.500 kết nối được thiết lập từ 89 quốc gia.
Phó Tổng thống nước Cộng hòa Kenya, Ông H.E Kalonzo Musyoka; Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Nairobi, Bà Sahle-Work Zewde; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông của Kenya, Ông Hon. Samuel Poghisio; Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Ông Hamadoun Toure đã tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị. Bà Alice Munyua, Ban lãnh đạo Hội đồng quản lý Internet của Kenya chủ trì Hội nghị.
Các ý kiến trao đổi tại Diễn đàn rất thẳng thắn, đa chiều. Bài viết này trình bày một số nội dung “nóng” của Internet toàn cầu.
<>Quản lý Internet để thúc đẩy phát triển (IG4D)
Vấn đề phát triển được coi là trung tâm của diễn đàn IGF 2011. Những thay đổi nhanh và quan trọng về mặt công nghệ, những cơ hội kinh tế mới và những thay đổi về mặt xã hội đã làm cho các vấn đề quản lý Internet xoay quanh mục tiêu phục vụ cho sự phát triển. Quản lý Internet phục vụ phát triển không chỉ là vấn đề truy cập, mà còn là sự <>tăng cường khả năng truy cập và dung lượng kết nối
Một nhận thức mới tại Diễn đàn lần này là <>các nền kinh tế mới nổi không còn là nơi tiếp nhận công nghệ một cách thụ động mà còn đóng vai trò người sử dụng và các nhà đổi mới. </>Các chính sách tăng cường đầu tư, đổi mới, phát triển dịch vụ mới và tạo điều kiện để tăng khả năng truy nhập với giá cả thấp và chất lượng cao cần thiết duy trì toàn bộ đối với Internet. Như vậy là, không chỉ giảm giá cước truy nhập, các nhà quản lý cần phải đề xuất các mô hình thúc đẩy đổi mới.<>
Một điều nữa cũng khá mới và tương đối đặc biệt tại Diễn đàn lần này là Mỹ thẳng thắn bày tỏ quan điểm Internet không chỉ được sử dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, mà còn đang <>đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tự do và đổi mới</>, đặc biệt là ở khu vực các nước đang phát triển.
<>Internet di động là xu hướng Internet trong tương lai?
Vấn đề mới nổi hiện nay<> là “<>Internet di động ”, “quản lý Internet di động có khác với Internet cố định truyền thống hay không?”. Đây là vấn đề quan trọng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Internet di động cung cấp khả năng kết nối người dân, doanh nghiệp để sử dụng các dịch vụ, phát triển thị trường và trao đổi thông tin. Những số liệu thống kê và kết quả khảo sát thực tế cho thấy Internet di động sẽ là xu hướng Internet trong tương lai (Hiện nay có khoảng một nửa số người sử dụng Internet và 1/7 dân số thế giới đã chuyển sang sử dụng Internet di động, số lượng thuê bao di động băng rộng có thể đạt 3.8 tỷ người, tương đương một nửa dân số thế giới vào năm 2015; dự đoán đến năm 2015 lưu lượng truy cập từ các thiết bị di động sẽ vượt xa lưu lượng từ các thiết bị hữu tuyến).
<>Cần một tổ chức quản lý Internet trực thuộc Liên hợp quốc
Một trong những vấn đề mới được đề cập là đề nghị của một nhóm 3 quốc gia gồm Ấn Độ, Brazil và Nam Phi (còn gọi là nhóm IBSA) về <>sự cần thiết thiết lập một tổ chức quản lý Internet trực thuộc Liên Hiệp Quốc để đảm bảo tính trung lập, ổn định để phát triển, </>đặc biệt là nâng cao vai trò quản lý nhà nước của các quốc gia đang phát triển. Tổ chức này sẽ có vai trò gần giống các tổ chức của Mỹ đang quản lý Internet như ICANN, IANA, IETF hiện nay.
Trước đó, 4 quốc gia khác là Trung Quốc, Nga, Tajikistan và Uzbekistan đã từng có một đề xuất tương tự gửi Liên Hiệp Quốc đề nghị<> thiết lập các quy tắc chung về đảm bảo an toàn an ninh thông tin, bao gồm thiết lập một hệ thống quản lý Internet đa phương, dân chủ</> để đảm bảo phân bổ tài nguyên công bằng, đảm bảo truy nhập và đảm bảo sự ổn định và phát triển của Internet. Ngoài ra, đại diện của Hội đồng châu Âu cũng đề nghị <>IANA phải có cơ chế đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các xung đột chính trị và phải đối thoại hiệu quả hơn với Hội đồng tư vấn quốc gia của ICANN (GAC)
<>Truy cập Internet - quyền cho mọi người
Đây là vấn đề gây tranh cãi và thử thách đối với các quốc gia. Trong đó, truy nhập thông tin trên Internet là quyền của con người, quyền tự do bày tỏ ý kiến. Hiện nay dự thảo quy định về nhân quyền của Liên hợp quốc đang đề xuất truy nhập Internet là một loại nhân quyền. Một nội dung quan trọng của truy cập là khái niệm về khả năng truy cập “Accessibility”. Hiện nay, trên thế giới số lượng người khuyết tật lên tới hơn 1 tỷ người, nhiều người trong số họ có thu nhập tương đối thấp. Do đó, truy cập mà không đề cập tới “khả năng truy cập” thì không có ý nghĩa gì; và khả năng truy cập phải bao gồm: khả năng chi trả, sự phù hợp và các vấn đề về thiết kế,... Nhu cầu thiết kế truy cập và khả năng truy cập cần phải đưa vào sản phẩm và dịch vụ ngay từ ban đầu khi thiết kế sản phẩm. Một số quốc gia đã thực hiện quy định nội dung này về mặt pháp lý (ví dụ, Điều 255, đạo luật người khuyết tật của Hoa Kỳ quy định về sản phẩm ICT).
<>Tên miền đa ngữ - tính đa dạng của Internet
Ngoài ra, ngôn ngữ Tiếng Anh trên Internet cũng đang là một khó khăn đối với nhiều người dân tại các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc phát triển đa ngôn ngữ trên Internet cần được quan tâm tới tất cả các loại hình thông tin. Cần phải nhận thức được tầm quan trọng và cấu trúc của Internet trong việc thúc đẩy phát triển, đổi mới, đem lại sự đa dạng. Trong một số trường hợp, sự đổi mới này tập trung về mặt công nghệ (ví dụ chuyển đổi tín hiệu thoại-ký tự hoặc phần mềm mã nguồn mở (FOSS); hoặc là các dịch vụ mới (ví dụ, m-government). Ngoài ra, tên miền đa ngữ là một trong những bước tiến bộ rất quan trọng trong việc tăng cường các nguồn thông tin bản ngữ trên Internet. Về vấn đề này, Nga, Nam Phi, Ả rập Saudi, Kenya, Việt Nam là các quốc gia đã có sự phát triển rất khả quan.
<>Tội phạm mạng cần được xử lý nhanh chóng
Một số ý kiến thảo luận tiếp theo là tạo ra các bộ luật thực thi, các điều khoản đối xử phạm vi quốc gia và phạm vi toàn cầu cho tất cả các vấn đề. <>Vấn đề an ninh mạng toàn cầu </>mà nhiều quốc gia đã bị ảnh hưởng theo nhiều góc độ khác nhau cần thiết phải có có sự tham gia của tất cả các bên để phối hợp với nhau để đảm bảo an ninh mạng nói chung. Tội phạm mạng cần được xử lý nhanh chóng tại các nước đang phát triển.
<>VNPT có thể đăng ký tên miền “.vnpt”
Tên miền cấp cao nhất mới (new gTLD) cũng là một vấn đề được thảo luận tại Diễn đàn IGF 2011. Hiện nay, ICANN đã ban hành quy chế hướng dẫn về tên miền cấp cao nhất mới, cho phép các tổ chức, cá nhân có thể trực tiếp đăng ký và sử dụng tên miền cấp cao nhất mang tên, thương hiệu của mình từ ICANN (ví dụ, VNPT có thể đăng ký tên miền “.vnpt”), và với một số thứ tiếng khác nữa như tiếng Ả rập, Trung Quốc, Nga. ICANN đã bắt đầu tiếp nhận hồ sơ và sẽ bắt đầu cấp vào tháng 4/2012. Việc phát triển các tên miền mới này nhằm tăng cơ hội và tạo điểu kiện cho sự đổi mới. Tuy nhiên quan điểm chung của ICANN là cơ hội này không phải cho tất cả mọi người, và vì thế họ áp đặt mức phí rất cao cũng như áp dụng cơ chế để đảm bảo quyền sở hữu thương hiệu và danh tiếng.
Sở hữu trí tuệ và vai trò của ICANN trong việc bảo vệ các tên miền này của các nước đang phát triển cũng đã được Diễn đàn thảo luận. Do chi phí đăng ký tên miền này khá cao (bao gồm 185.000 USD phí đăng ký, và phí cố định hàng năm phải nộp cho ICANN khoảng 25.000 USD, chưa kể một số khoản đóng góp khác khá cao tùy theo mức độ phát triển của tên miền), các tổ chức, cá nhân tại các quốc gia đang phát triển khó có khả năng chi trả; dẫn đến quyền sở hữu các tên miền gắn với tên, thương hiệu của mình có thể thuộc về tổ chức, cá nhân khác. Đại diện của ICANN đã trao đổi rằng họ có áp dụng một số cơ chế để bảo vệ như đăng toàn bộ thông tin về chủ tên miền muốn đăng ký lên website của ICANN trong một khoảng thời gian nhất định để thu thập các ý kiến, tranh chấp trước khi chính thức cấp. Ngoài ra, dẫu qui chế này đã được ban hành, ICANN vẫn tiếp nhận các ý kiến đóng góp để sửa đổi hoàn thiện nếu cần thiết.
Các vấn đề thảo luận tại Diễn đàn cũng là vấn đề mà quản lý Internet Việt Nam đang quan tâm khi mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan dự thảo Nghị định mới về Internet.