12 nguyên tử cấu thành 1 bit dữ liệu với các hướng từ ngược nhau
IBM đang đưa ra chi tiết về việc tìm kiếm số lượng nguyên tử nhỏ nhất có thể chứa 1 bit, đơn vị cơ bản nhất của dữ liệu. Và câu trả lời của hãng đó là 12, một con số rất nhỏ. Hiện tại, các bộ nhớ trong thiết bị cần đến khoảng một triệu nguyên tử chỉ để chứa 1 bit. Bằng cách sắp xếp lại các nguyên tử theo hai hàng, mỗi hàng có sáu nguyên tử với hướng từ tính ngược nhau (để biểu thị cho giá trị 0 và 1), IBM nhận ra rằng họ có thể cách li các bit để tránh hiện tượng xung đột từ, do đó giảm mật độ nguyên tử cần thiết để chứa dữ liệu. Một kính hiển vi chui quét hầm (loại kính hiển vi phi quang học, Scanning tunneling microscope, viết tắt là STM) có thể được dùng để chuyển đổi trạng thái 0 và 1 của nguyên tử. Hiện chưa có thông tin gì về thời gian cũng như giá cả nếu như phương pháp của IBM được áp dụng vào thực tế.
IMB nói rằng định luận Moore (nội dung: số bóng bán dẫn trong một đơn vị diện tích sẽ tăng lên gấp đôi qua mỗi hai năm) có thể không còn đúng nữa bởi vì các nhà sản xuất chip đang dần đạt đến giới hạn vật lí của kích thước bóng bán dẫn. Thay vào đó, một thứ khác cần phải xuất hiện để tiếp tục lưu trữ dữ liệu và việc chứa 1 bit trong 12 nguyên tử chính là giải pháp. Mục tiêu lâu dài của IBM đó là tạo ra thiết bị lưu trữ với mật độ dữ liệu dày đặc hơn hiện nay nhiều lần: gấp 417 lần do với một thanh DRAM thông thường và khoảng 10.000 lần khi so với SRAM. Trong tương lai, có thể người dùng sẽ có được hàng terabyte bộ nhớ RAM trong kích thước thật nhỏ gọn.
Video giải thích về việc chứa 1 bit dữ liệu trên 12 nguyên tử: