Điện thoại

HTC - Tập trung vào thiết kế đã là đủ?

�
� có thể tồn tại trong thế giới công nghệ, yếu tố nào sẽ là chiếc chìa khóa cho HTC nói riêng và các hãng điện thoại nói chung?
<>
HTC - hãng sản xuất smartphone Đài Loan nói sẽ sử dụng thiết kế như một công cụ cơ bản để kết nối với người dùng. Nhưng trong thế giới mobile nhiều biến động, liệu từng đó là có đủ?
 
Trong phân khúc mà điện thoại thông minh đang tự định vị nó để tiếm ngôi điện thoại cơ bản, HTC - một nhà sản xuất chưa có nhiều tiếng tăm đã trở thành một hãng nổi tiếng đứng sáng ngang với các tên tuổi lớn trong làng công nghệ như Motorola, Samsung, Sony, sau khi gắn bó với nền tảng OS của Google.
 
 
Có một báo cáo thú vị về giám đốc thiết kế sắp tới của HTC, Scott Croyle. Theo đó:
 
- Giám đốc sáng tạo và giám đốc thiết kế trước đây là 2 vị trí tách bạch tại HTC. Sau sự ra đi của Horace Luke, người phụ trách thiết kế Scott Croyle sẽ phải cùng lúc gánh vác 2 vai trò. Kết quả là HTC sẽ tập trung mạnh mẽ vào thiết kế.
 
- Scott Croyle đến với HTC sau khi công ty One & Co., - một hãng thiết kế công nghiệp tại San Francisco của chính ông, bị HTC mua lại.
 
- Trải nghiệm người dùng là cụm từ  được nhắc đi nhắc lại, công ty không còn muốn chỉ là nhà cung cấp smartphone đơn thuần. Cách tiếp cận mà Croyle áp dụng cho thấy người dùng sẽ có nhiều chọn lựa nhất có thể để có thể tùy biến. Công ty giờ đã có đội ngũ giao diện người dùng tại Seattle.
 
- Thay đổi trong thiết kế là ưu tiên hàng đầu, đóng gói, quảng cáo và bán hàng phải được chú trọng giống như phần cứng và phần mềm.
 
Bản kế hoạch của Scott Croyle đến trong một thời điểm hỗn độn trong ngành công nghiệp di động. Tháng 8, Google mua lại mảng di động của Motorola khiến cho các đối tác phần cứng trước đây hoang mang tột độ.HP, trong khi đó quyết định tháo chạy khỏi Web OS, và được các nhà sản xuất smartphone để ý mua lại.
 
Lưỡng lự giữa Windows Phone 7 và Android, HTC rồi sẽ đi về đâu? Liệu thiết kế có phải là con tàu đủ mạnh để chèo lái công ty giữa những con nước luôn thay dòng? Bên cạnh đó, cũng thú vị để xem một hãng với chiến dịch muốn tập trung vào thiết kế - yếu tố đã giúp Apple lên ngôi vương, sẽ đạt kết quả như thế nào.
 
Biên tập viên công nghệ Matt Buchanan của trang gizmodo khi nói về các hãng sản xuất smartphone và tablet, cho biết: "Tôi thực sự ghét cách các vị nhường quá nhiều sân chơi cho Apple. Các bạn để họ muốn làm gì thì làm.Tại sao các vị không làm ra  một chiếc tablet cho chỉnh tề trước khi iPad xuất hiện? Tại sao hầu hết máy tính bảng của các vị vẫn không thể bằng được iPad. Rồi laptop nữa, không hấp dẫn giống như Macbook Pro? Apple có bí mật gì khi làm ra những thiết kế tuyệt vời đó không? Tôi cũng muốn thích sản phẩm của các vị lắm chứ, rất muốn. Chỉ là các vị hãy tạo ra những sản phẩm tuyệt vời đi, đó là nguyên tắc duy nhất".
 
Với tất cả sự thất vọng, tác giả đã nói đúng. Quá nhiều công ty nói về concept của thiết kế mà không hề thể hiện chúng ra. Họ tâng bốc chúng chứ thực ra chả làm gì để giải quyết vấn đề. Trong khi đó, Apple kiếm tiền bằng việc thiết kế ra các sản phẩm không đòi hỏi bất cứ hướng dẫn nào để có thể sử dụng.
 
Kế hoạch của O’Dell nói nhiều về trải nghiệm người dùng, tuy nhiên, người ta nghi ngờ liệu ông có đủ khả năng để làm cái gì đó. Không nói tới tài năng đã được khẳng định của O’Dell, ở đây chỉ bàn tới sự tự do. Phần cứng có thể tốt, nhưng với quá nhiều bộ phận trong hệ sinh thái được thuê ngoài (gồm cả giám đốc mảng hệ điều hành), liệu O’Dell có bao nhiêu phần trăm tự do để thực hiện sự sáng tạo của mình?
 
Sở hữu cho mình một hệ điều hành riêng sẽ giúp các hãng sản xuất điện thoại xây dựng một hàng rào cạnh tranh chống lại sự bành trướng của Android, nơi mà sự thù địch đang ngày một tăng lên. Đồng thời, nó cho phép các hãng sản xuất sự tự do để thiết kế một chiếc điện thoại từ trong ra ngoài, thay vì hợp tác với một nền tảng có sẵn. Nếu như sự hạn chế có thể có ích trong việc khơi mào sự sáng tạo, liệu HTC có quá ràng buộc đến đối tác để thực sự đổi mới về mặt thiết kế.
 
Và nếu HTC xem thiết kế là cách tốt nhất để đưa người dùng lên ưu tiên hàng đầu, những sự thay đổi được tạo ra liệu có đủ để công ty tồn tại?
 
Tham khảo zdnet