Nhịp sống số

Học phí 4 năm học CNTT chỉ 1000 USD

 

<></> <>“Học phí cho toàn bộ thời gian học đại học (4 năm) chỉ khoảng 1000 USD bằng 6 tháng  lương khởi điểm trung bình sau khi tốt nghiệp, bằng mức GDP đầu người/năm của Việt Nam” là thông tin được ông Nguyễn Trọng Đường,  Vụ Trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tại Hội nghị “Nhân lực CNTT trong thế giới phẳng” được tổ chức sáng nay 1/12 tại công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), TP. HCM.</>

Ảnh minh họa

Ông Đường đánh giá tại Việt Nam, CNTT vẫn là một trong các ngành thu hút người học nhất, và cũng là ngành có lương khởi điểm nằm trong tốp ngành có mức lương cao nhất.

Tuy nhiên, chính sách ưu đãi đào tạo CNTT như đất, vốn, thuế liên quan đến nhà đầu tư đến giảng viên, người học và người làm việc trong ngày từ năm 2006 đã cào bằng, áp dụng cho chung cho tất cả các ngành đào tạo dẫn tới giảm đi sức hấp dẫn riêng cho việc đầu tư. Việc thiếu vắng hoàn toàn các chính sách đặc thù trong thời gian qua đã làm cho ngành CNTT bớt hấp dẫn hơn so với giai đoạn 2001 - 2005.

Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh cần “triển khai quyết liệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT, trong đó phát triển và đảm bảo nhân lực là giải pháp hàng đầu”. Giai đoạn 2011-2015 sẽ là cơ hội cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư, các cơ sở đào tạo, người học và người dạy thực thi tham vọng hiện thực hóa tiềm năng trí tuệ Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT-TT.

Từ nay đến năm 2020, Việt Nam được cho là cần 1 triệu nhân lực CNTT.<> </> Với hệ thống giáo dục hiện tại, đến năm 2020, Việt Nam chỉ có thể đào tạo được 600.000 nhân lực CNTT.

Chính vì vậy, ông Nguyễn Đức Hiền, Giám đốc QTSC cho biết QTSC sẽ kêu gọi hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực CNTT. QTSC sẽ thực hiện việc này qua 4 mô hình: Mô hình hợp tác 1: Đào tạo nâng cao cho nguồn nhân lực CNTT mới ra trường và Xuất khẩu nhân lực CNTT, ví dụ như sang Nhật Bản, Hàn Quốc; Mô hình hợp tác 2 gồm: Chương trình đào tạo trao đổi với các đối tác nước ngoài trong việc đào tạo kỹ sư CNTT (cho các competences đặc biệt: Điện toán di động, Game computing, Điện toán đám mây); Mô Hình Hợp tác 3 là Đào tạo theo nhu cầu cho các doanh nghiệp và đối tác và Mô hình hợp tác 4 là hợp tác với các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Theo đó từ nay đến năm 2016, QTSC sẽ có những mục tiêu cụ thể như năm 2012 sẽ thành lập Học viện CNTT - Truyền thông cao cấp và hình thành dịch vụ xuất khẩu nhân lực CNTT; Năm 2013 thực hiện đào tạo chuyên ngành mở rộng với việc hợp tác quốc tế với PMI, AMA và Uni; Năm 2014 đăng ký cấp phép quốc tế; Năm 2015, nỗ lực đạt vị trí thứ 3 về Đào tạo Nguồn nhân lực CNTT-TT ở Việt Nam và năm 2016 thành lập trường Cao đẳng đào tạo CNTT-TT quốc tế với 4 khoa và 300 sinh viên mới.