Nhịp sống số

Hình ảnh hiếm có bên trong nhà máy Foxconn ở Trung Quốc

>Cùng với sự thành công của các sản phẩm Apple, những công nhân của Foxconn, đối tác sản xuất chính của Apple luôn phải tăng tốc độ sản xuất để có thể đáp ứng sản phẩm ra thị trường.  

Cuộc sống của các công nhân ở các nhà máy sản xuất Foxconn chuyên sản xuất các sản phẩm iPhone, iPad đã được ví như là "địa ngục". Mặc dù, hầu hết các quá trình lắp ráp sản phẩm của Apple đều được tiến hành bằng tay, với những điều kiện lao động và sống thiếu thốn, nhưng các công nhân ở đây chỉ nhận được mức lương rẻ mạt, so với những mốc doanh thu khổng lồ mà Apple thu được trong thời gian qua.

Chính điều này đã khiến Apple và Foxconn phải chịu những chỉ trích mạnh mẽ về vấn đề bóc lột sức lao động và xem nhẹ tình trạng làm việc của công nhân. Mặc dù cả thế giới chỉ trích về môi trường khắc nghiệt tại các nhà máy của Foxconn nhưng hình ảnh ghi lại đời sống khổ cực của các công nhân ở đây rất hiếm hoi. Cùng xem những điều kiện làm việc của công nhân tại các nhà máy sản xuất của Foxconn tại Trung Quốc qua bộ ảnh dưới đây.

Những “tấm lưới chống tự sát” được căng bên dưới các khu nhà tập thể dành cho 
công nhân của nhà máy Foxconn ở thành phố Thâm Quyến. Những tấm lưới này được căng lên từ 
năm 2010 sau khi nhiều công nhân đã nhảy lầu tự sát do không chịu nổi áp lực của công việc.

8 công nhân sẽ cùng chia nhau một căn phòng trong khu tập thể của Foxconn. 
Trong ảnh, một công nhân đang phải thức dậy để chuẩn bị cho ca làm đêm của mình.

Nhóm công nhân chịu trách nhiểm kiểm tra chất lượng của sản phẩm đang xếp hàng để trước khi bước 
vào khâu lắp ráp cuối cùng để hoàn tất sản phẩm iPad tại nhà máy của Foxconn ở Thành Đô, Trung Quốc.

Một công nhân đang giũa lại biểu tượng quả táo cắn khuyết trên vỏ nắp của máy iPad.

Các công nhân của Foxconn làm việc trong im lặng trên dây chuyền lắp ráp iPhone tại nhà máy của Foxconn ở Thâm Quyến.

Các công nhân đang kiểm tra một bộ phận của máy tính Macbook Pro tại nhà máy ở Thâm Quyến. 
Phần lớn các quá trình lắp ráp tại nhà máy của Foxconn đều được thực hiện thủ công.

Các công nhân đang cài đặt phần mềm và kiểm tra lần cuối cùng 
trước khi Macbook Pro được đóng thùng để chuẩn bị đưa ra thị trường.

Tính riêng tại nhà máy Foxconn ở thành phố Thâm Quyến, số công nhân đã lên đến 
235 ngàn người, tương đương dân số của thành phố Orlando, bang Florida (Mỹ).

Mỗi 1 chiếc iPhone chỉ mất chưa đến 24 giờ để lắp ráp từ các linh kiện thành một sản phẩm hoàn chỉnh 
được đóng hộp, trong đó có đến 6-8 giờ để cài đặt phần mềm. Như vậy,
các công nhân chỉ có 16 đến 18 tiếng để hoàn tất lắp ráp iPhone.

Khu vực lắp ráp các vi mạch điện tử yêu cầu các công nhân cần phải mặc những bộ trang phục 
chống tĩnh điện phù hợp. Trong ảnh, 3 công nhân đang lắp ráp máy ảnh cho iPad.

Sau khi hoàn tất lắp ráp và đóng hộp, các công nhân tiếp tục đóng sản phẩm vào các thùng lớn để chuẩn bị chuyển đi tiêu thụ.

Với những khách hàng đặt iPad để làm quà tặng, các sản phẩm này 
cũng được đóng gói thành quà tặng ở nhà máy Foxconn ở Thành Đô. 
Các công nhân cho biết, mỗi ngày họ có thể lắp ráp đến hơn 6.000 sản phẩm.

Mức lương trung bình khởi điểm của công nhân tại Foxconn là 285 USD/tháng, 
tương đương với 1,78USD cho 1 giờ làm việc. Ngay cả khi làm thêm 80 tiếng/tháng, 
đây vẫn được xem là mức thu nhập quá thấp, tuy nhiên chính phủ Trung Quốc
 vẫn không khấu trừ bất kỳ khoản thuế thu nhập nào đối với các công nhân.

Một công nhân của Foxconn đang được một nhà báo cho xem những hình ảnh trên chiếc iPad 
mà do chính họ đã lắp ráp ra. Tuy nhiên, rất ít công nhân có cơ hội để sở hữu 1 sản phẩm đắt tiền của Apple.

Mặc dù điều kiện làm việc vất vả và đối mặt với rất nhiều áp lực, tuy nhiên Foxconn
 vẫn thu hút một lượng lớn lực lượng lao động. Hình ảnh hơn 3.000 người đang xếp hàng phía trước 
cổng nhà máy của Foxconn tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc để hy vọng tìm được việc làm tại nhà máy của Foxconn.

Các ứng viên xin việc được phân chia theo giới tính, xếp hàng bên trong nhà máy của Foxconn. 
Nhiều người đã phải mang theo hành lý sau khi có một hành trình dài từ xa đến đây để xin việc.

Theo Dân Trí