Nhịp sống số

Hệ thống định vị toàn cầu đầu tiên của E.U đã được phóng lên vũ trụ

Một tên lửa của Nga đã phóng ra vũ trụ hai vệ tinh đầu tiên trong hệ thống định vị Galileo của Liên minh Châu Âu E.U vào thứ 6 vừa qua sau hàng năm chờ đợi

. Đây là dự án nhằm mục đích cạnh tranh với mạng lưới GPS của Mỹ.
 

 

 

 

 

Việc phóng Soyuz từ Guiana, Pháp, trên bờ biển phía bắc của Bắc Mỹ đã đánh dấu chuyến du hành đầu tiên ra ngoài vũ trụ của tên lửa Nga ngoài Liên minh Châu Âu cũ, với sự ủng hộ của các nhà chức trách Châu Âu và Nga. Tên lửa dự tính sẽ mang vào quỹ đạo vệ tinh Galileo IOV-1 PFM và FM2 trong một hành trình dài gần bốn giờ. Hai vệ tinh này sẽ được phóng ở hai vị trí khác nhau.
 
Jean-Yves Le Gall, chủ tịch kiêm CEO của Arianespace, đại diện cho lĩnh vực thương mại của Cục Hàng Không Vũ Trụ Châu Âu đã nói ngắn gọn trước khi trở về phòng điều khiển: “Phần đầu tiên của nhiệm vụ đã diễn ra trôi chảy”. Được biết, tên lửa dự kiến sẽ bay qua Châu Á, Indonesia và Ấn Độ Dương. Antonio Tajani, ủy viên lĩnh vực công nghiệp và doanh nghiệp của E.U đã gọi cuộc phóng thử là một thành tựu đáng tự hào với một thông điệp chính trị vô cùng mạnh mẽ. Ông nói: “Châu Âu đã chứng tỏ được khả năng đảm nhận những dự án lớn từ nhu cầu của Hội nghị thượng đỉnh kinh tế châu Âu”.

 

 

 

 

 

E.U đã chuẩn bị hoàn toàn mọi thứ để giới thiệu về một kỷ nguyên mới vào thứ 5, tuy nhiên đã bị hoãn lại 24 giờ bởi vì lý do rò rỉ van khiến tên lửa Soyuz của Nga phải tạm nằm tại bãi phóng Guiana, Pháp. Hệ thống Galileo đã trở thành biểu tượng cho E.U với hy vọng cạnh tranh với mạng lưới GPS của Mỹ. GPS đã trở thành hệ thống vệ tinh định vị chính thức trong vài thập kỉ qua, giảm thiểu đáng kể nhu cầu sử dụng những tấm bản đồ quá khổ cũng những cuộc tranh luận chỉ nhằm mục đích xác định phương hướng.
 
Giờ đây, E.U muốn Galileo có thể thống trị tương lai với một hệ thống chính xác hơn, đáng tin cậy hơn GPS, được điểu khiển bởi nhân dân. Hệ thống này dự đoán với độ chính xác cao đến mức đo được khoảng cách giữa các hạt giống trên đất trang trại, giúp những công việc tìm kiếm và giải cứu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, E.U mong rằng nó có thể thu được những thành quả bất ngờ trong lĩnh vực tài chính. “Nếu châu Âu muốn trở nên cạnh tranh và độc lập trong tương lai, E.U cần phải có vệ tinh định vị riêng để có thể tự tạo những cơ hội kinh tế”, Herbert Reul – người đứng đầu nghị viện về các ngành công nghiệp, nghiên cứu và hiệp hội năng lượng EU cho biết.

 

 

 

 

 

Vẫn cần vài năm để có thể biết được chính xác kết quả nhưng việc phóng thành công vệ tinh là một bước tiến lớn để đưa hệ thống Galileo vào sử dụng. Hệ thống sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2014 như một hệ thống định vị sử dụng miễn phí, được hoàn thiện chính thức với đầy đủ tính năng vào năm 2020. Sau việc phóng thành công hai vệ tinh đầu tiên, từng đôi một vệ tinh sẽ liên tiếp được phóng lên vào mỗi một Quý của năm cho đến cuối 2012, tới khi tất cả 30 vệ tinh đều chính thức đi vào quỹ đạo.
 
E.U hi vọng sẽ mang về 90 tỷ EUR (tương đương 125 tỷ USD) trong doanh thu công nghiệp và lợi ích công cộng trong vòng 2 thập kỉ tới. Ý tưởng của dự án được hình thành từ cuối những năm 1990 và sự phát triển đã bị trì hoãn và tạm dừng từ đó đến nay. Với những thông tin chính thức vào năm 2008 rằng những nhà đầu tư tư nhân sẽ không hỗ trợ tài chính cho Galileo, E.U đã quyết định đưa một phần tiền thuế dùng để tài trợ cho dự án này.

 

 

 

 

 

Hội đồng liên minh châu Âu cho biết việc phát triển và triển khai dự án từ năm 2003 đã tiêu tốn khoảng 5 tỷ EUR (6.8 tỷ USD). Việc duy trì và hoàn thiện dự án theo dự tính sẽ tiêu tốn 1 tỷ EUR (1.35 tỷ USD) mỗi năm. Các nhà phê bình cho biết chi phí để duy trì hệ thống thực chất cao hơn rất nhiều. Thành viên ban lập pháp E.U Marta Andereasen thuộc đảng đối lập UKIP cho biết: “Theo tôi, sẽ còn rất lâu mới thấy được tác dụng của hệ thống này. Những người ủng hộ hệ thống Galileo nên gửi lời xin lỗi đến những người dân đã phải bỏ tiền thuế để phát triển một hệ thống tiêu tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc và tài nguyên này”.
 
Jean-Yves Le Gall - chủ tịch kiêm CEO của Arianespace, một thành viên của cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu cho hay: “Chính quyền mong rằng việc hoãn phóng tên lửa Soyuz của Nga chỉ kéo dài tối đa đến 24 giờ, mặc dù ngày phóng sẽ được công bố sau khi công việc điều tra chính thức hoàn thành”. Ngày phóng thực chất đã được lên lịch từ năm ngoái, tuy nhiên các nguyên do thời tiết đã liên tục trì hoãn quá trính xây dựng cơ sở thiết bị của Soyuz.