Không có quá nhiều thông tin về thiết bị này được tiết lộ nhưng có vẻ đó là một thiết bị sử dụng trong nhà, có thể là 1 dạng thiết bị giải mã tín hiệu (set-top-box) hoặc một thiết bị bổ sung cho Google TV. Trong đơn đệ trình lên FCC, công ty này viết:
Các thiết bị này sẽ chạy Android@Home ?.
Google đang phát triển 1 thiết bị giải trí và cần được thử nghiệm trong môi trường thực tế. Thiết bị đang trong thời kì tạo nguyên mẫu và sẽ được chỉnh sửa để đạt các tiêu chuẩn quy định. Người dùng sẽ kết nối thiết bị này tới mạng WiFi gia đình và sử dụng Bluetooth để kết nối các thiết bị điện tử trong nhà khác. Thử nghiệm này sẽ giúp phát hiện các vấn đề kĩ thuật trong môi trường thực tế và độ tin cậy của hệ thống mạng. Thiết bị sử dụng một mô-đun WiFi / Bluetooth chuẩn và thử nghiệm nhằm đánh giá các chức năng cơ bản, công suất và mức độ ổn định của mạng WiFi gia đình hỗ trợ chúng.
Công ty hy vọng việc thử nghiệm này sẽ giúp công ty chỉnh sửa thiết kế để tối ưu hóa độ bền và trải nghiệm người dùng. Việc thử nghiệm này sẽ cho phép công ty thử nghiệm hiệu năng của các thiết bị trong hệ thống mạng thực tế và ảnh hưởng của nó đến các ứng dụng chạy trên thiết bị, giúp công ty phát hiện và khắc phục các lỗi còn sót.
Google yêu cầu được cho phép thử nghiệm 252 thiết bị từ 17 tháng 1 đến 17 tháng 7 ở 4 thành phố là Mountain View, New York, Cambridge và Los Angeles. Rất có thể. Hiện vẫn không rõ các thiết bị này sẽ chạy Android như các thiết bị khác hay đó là hệ thống Android@Home mà hãng này từng giới thiệu tại hội nghị Google I/O 2011. Android@Home là hệ thống phần mềm giúp tích hợp Android vào các thiết bị trong nhà như máy giặt, đồng hồ đeo tay...
Google triển khai hệ thống nhận dạng malware cho Android Market
Google mới đây cũng tiết lộ đang làm việc về một hệ thống có khả năng tự động nhận dạng các phần mềm mã độc trên Android Market có tên mã là Bouncer. Ngoài việc quét và kiểm tra mã độc chứa trong các ứng dụng mới được các lập trình viên tải lên Market, nó còn chạy thử các ứng dụng đó trong môi trường giả lập trên nền tảng đám mây của Google để tìm kiếm các hoạt động có thể gây hại đến người dùng. Những ứng dụng đã có sẵn trên Market cũng nằm trong diện được kiểm soát. Google nói rằng Bouncer cũng quét tài khoản của các nhà phát triển để ngăn chặn mã độc cũng như những lập trình viên lặp lại việc tung ra ứng dụng gây hại.
Ngoài ra, theo thông tin từ phó kỹ sư phát triển Android từ Google, Hiroshi Lockheimer cho biết nền tảng di động Google Android có những đặc tính bảo mật cốt lõi bao gồm:
Sandboxing: một bức tường ảo giữa ứng dụng và phần mềm khác trên thiết bị. Khi người dùng vô tình tải một ứng dụng độc hại, nó cũng không thể truy xuất dữ liệu ở các thành phần khác trên thiết bị của bạn. Mức gây hại sẽ bị giới hạn tối đa.
Permission (quyền hạn): Android cung cấp một hệ thống quyền hạn, giúp người dùng hiểu được các khả năng của ứng dụng mà họ cài đặt. Người dùng sẽ quản lý, cấp quyền hạn cho từng ứng dụng theo ý muốn của mình. Do đó, ví dụ trong trường hợp một ứng dụng phổ thông nhưng lại yêu cầu cấp quyền gửi tin nhắn SMS khi cài đặt thì người dùng hoàn toàn có thể cô lập và khóa chúng.
Loại bỏ mã độc: Android được thiết kế để ngăn chặn mã độc thay đổi hệ thống hay ẩn mình, nên mã độc có thể được xóa khỏi thiết bị bị lây nhiễm. Android Market cũng có khả năng xóa mã độc từ xa khỏi smartphone hay tablet của bạn, khi cần thiết.