Nhịp sống số

Fujitsu chia sẻ kinh nghiệm về chính phủ điện tử với Việt Nam

Mới đây, Cục Ứng dụng CNTT – Bộ TT&TT; Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Fujitsu tổ chức buổi Tọa đàm về “Chính phủ điện tử và kinh nghiệm của Tập đoàn Fujitsu” nhằm giới thiệu các giải pháp và chia sẻ kinh nghiệm Fujitsu đã triển khai thành công tại một số nước.

Sự kiện này không chỉ thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó giữa hai nhà nước và nhân dân hai nước mà thể hiên quyết tâm của Chính phủ ta với mục tiêu “điện tử hóa” quản lý. Chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Matsuura Taro – TGĐ Cty TNHH Fujitsu Việt Nam về vấn đề này.
 
Lời đầu tiên xin cảm ơn ông vì buổi trao đổi ngày hôm nay.
 
Câu hỏi đầu tiên, xin ông chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng chính phủ điện tử của Fujitsu?
 
Fujitsu Việt Nam thuộc Tập đoàn Fujitsu toàn cầu - một trong những nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ hạ tầng cơ sở CNTT đứng lớn nhất trên thế giới. Chúng tôi có mặt trên 337 quốc gia với hàng trăm các công ty thành viên. Ở Fujitsu, chúng tôi có 3 triết lý kinh doanh đó là “Cùng khách hàng xây dựng tương lai”, “Không ngừng đổi mới” và “Suy nghĩ toàn cầu và hành động địa phương”. Ba phương châm đó được hiểu đơn giản là cùng chia sẻ với khách hàng những khó khăn và cùng họ đối mặt với những thử thách trong kinh doanh. Với chúng tôi, hợp tác là để đạt tới mục tiêu cả hai bên cùng có lợi.
 
 

Có thể nói, với tiềm lực về khoa học kỹ thuật và công nghệ, Fujitsu được biết tới là một trong những công ty công nghệ có uy tín trên thế giới và thực tế có rất nhiều chính phủ đã tin tưởng Fujitsu trong các quy trình triển khai chính phủ điện tử. Ví dụ như ở Anh hay Úc, chúng tôi đã phối hợp với cảnh sát Úc “điện tử” hóa hệ thống quản lý, làm việc của cảnh sát nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn cho công tác đảm bảo an ninh cho nhân dân. Với những kinh nghiệm của mình, Fujitsu Úc nhận được những phản hồi vô cùng tốt từ hệ thống Tư pháp của Úc. Từ những kinh nghiệm thực tế được đúc rút, chúng tôi đã có buổi hội đàm với Cục Ứng dụng CNTT – Bộ TT&TT Việt Nam về triển khai chính phủ điện tử tại Việt Nam.
 
Ngài có thể chia sẻ về kết quả của buổi tọa đàm?
 
Buổi tọa đàm đã thành công tốt đẹp. Tập đoàn Fujitsu chúng tôi cùng chia sẻ quan điểm chung với Bộ TT & TT rằng việc phát triển chính phủ điện tử chính là giúp cho chính phủ vận hành hiệu quả hơn, minh bạch hơn và phục vụ tốt hơn cho nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức.
 
Fujitsu mong muốn sẽ trở thành là nhà tư vấn CNTT tin cậy tại Việt Nam và chúng tôi cũng mong muốn gây dựng được mối quan hệ dài hạn, sâu sắc với Chính phủ Việt Nam để cùng xúc tiến việc ứng dụng các năng lực của công nghệ thông tin, xứng đáng trở thành đối thủ mạnh trong khu vực. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Chính phủ Việt Nam để họp bàn hợp tác về đầu tư CNTT tại địa phương cũng như việc sử dụng, ứng dụng CNTT của Chính phủ.
 
Gắn bó với Việt Nam trong 12 năm qua, Fujitsu vấp phải khó khăn gì khi tiếp cận thị trường CNTT Việt Nam?
 
Thị trường CNTT Việt Nam khá sôi động, nhưng đi sâu nghiên cứu kỹ về thị trượng thì chúng tôi thấy nhu cầu CNTT tại Việt Nam chủ yếu hướng tới phần cứng trong khi phân ngành dịch vụ CNTT lại chưa được phát triển lắm. Fujitsu là một tập đoàn CNTT đứng đầu tại Nhật Bản và đứng thứ ba trên thế giới trong việc cung cấp các dịch vụ ứng dụng chuyên nghiệp và các giải pháp hạ tầng cơ sở. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn hỗ trợ sự phát triển CNTT của Việt Nam bằng việc mang đến các giải pháp, dịch vụ cải tiến như Điện toán đám mây, Dịch vụ Quản lý và các dịch vụ CNTT khác. Đây là một khái niệm mới nên chắc chắn rằng chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn.

Fujitsu Việt Nam được thành lập từ năm 1999, nhưng với hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi chủ yếu tập trung cung cấp các dịch vụ và giải pháp cho các công ty Nhật. Do vậy, thương hiệu Fujitsu chưa có được sự nổi bật trên thị trường nội địa. Vì vậy, chiến lược của chúng tôi trong những năm tới là tiếp cận và giới thiệu các dịch vụ giải pháp tới mọi đối tượng khách hàng tại Việt Nam.
 
Ngài đánh giá sao về tiềm năng thị trường của chúng tôi?
 
Việt Nam là một đất nước ổn định, các bạn đã thiết lập được một hệ thống các chính sách hành chính mạnh mẽ đảm bảo được sự ổn định an ninh về kinh tế, chính trị và xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực CNTT, Chính phú đã có dành ưu tiên đáng kể và nghiêm túc hỗ trợ sự phát triển của ngành này. Chính vì vậy, tầm nhìn của tôi với tương lai tại Việt Nam là rất lạc quan. Khi bạn làm việc tại Việt Nam, bạn có thể cảm nhận được từng hơi thở, nhìn thấy một đất nước đang chuyển mình; và nếu Chính phủ điều hành và tiếp tục cải cách thông qua thấu hiểu và áp dụng các điều luật quốc tế về môi trường, không nghi ngờ gì nữa, tôi tin rằng các công ty CNTT sẽ coi Việt Nam trở thành điểm đến đầu tiên trong ngành CNTT thế giới.
 
Việc hướng các sản phẩm cũng như hoạt động với mục tiêu thân thiện với môi trường được công ty đẩy mạnh trong thời gian qua. Động lực nào thúc đẩy mục tiêu này của Fujitsu?
 
Vấn đề môi trường được coi là thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong thế kỷ 21. Tập đoàn Fujitsu bắt đầu đề ra Cam kết với Môi trường vào năm 1992, và kể từ đó đã luôn nỗ lực hết mình nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường. Sứ mệnh của chúng tôi là tạo ra một tương lai thịnh vượng, giảm thiểu carbon. Tầm nhìn của chúng tôi là đạt được sứ mệnh này thông qua các cải tiến CNTT nhằm giảm các tác hại đến một trường của xã hội và các ảnh hưởng xấu đến ngành CNTT thông qua Chương Trình Cải tiến Chính sách Xanh.
 
Mọi nỗ lực của chúng tôi đều nhằm tạo ra một tập đoàn kinh doanh CNTT toàn cầu đích thức có thể hỗ trợ sự phát triền bền vững xã hội và cuộc sống của 7 tỉ người trên toàn thế giới.
 
Xin cảm ơn ông về những trao đổi này!
 

12 năm có mặt tại Việt Nam Fujitsu không chỉ tạo dựng được những mối quan hệ bền chặt với các đối tác cũng như hoàn thành xuất sắc sứ mệnh hỗ trợ khách hàng mà còn nổi tiếng bởi thể hiện trách nhiệm xã hội với doanh nghiệp bằng hàng loạt các học bổng như “Đào tạo Các nhà lãnh đạo trên nền Kiến thức Đông – Tây” hay trao tặng học bổng cho các sinh viên xuất sắc tại các trường Đại học.