Nhịp sống số

Đừng tin vào các dự đoán của các chuyên gia công nghệ

Đừng tin vào các dự đoán của các chuyên gia công nghệ

Dự báo của các hãng nghiên cứu về sản phẩm công nghệ thường chỉ có giá trị giải trí hoặc "cảnh báo từ xa" - đó là đúc kết của Rob Enderle, một chuyên gia từng suýt mất việc vì dự báo đúng.


  • 5 dự đoán về thị trường công nghệ năm 2012
  • Dự đoán : 7 xu hướng công nghệ tại CES 2012
  • Dự đoán những cột mốc công nghệ trong năm tới
  • Dự báo 10 sản phẩm công nghệ nổi bật vào năm 2012

 

Steve Jobs thường không làm theo cách này bởi ông cho rằng con người thường không đưa ra được ý định của họ trong tương lai. Những điều tra chỉ tốt trong việc giải thích hành vi của người dùng, chứ không mang đến kết quả chính xác cho các phỏng đoán về những điều họ sẽ làm.

Rob Enderle, Chủ tịch kiêm trưởng bộ phận phân tích của tập đoàn Enderle Group, đã cho biết như vậy trong bài viết dưới đây về vấn đề này.

"Khi rời IBM để gia nhập Dataquest, tôi từng kì vọng có thể tạo nên một hệ thống dự đoán thông tin chính xác hơn nữa, dựa trên các nghiên cứu của bản thân về marketing, các năm kinh nghiệm với vai trò của một nhà phân tích, cũng như vai trò của một người dẫn dắt công việc kinh doanh cho mảng phần mềm ở IBM.

Nhiều năm qua, tôi đã mua về các nghiên cứu dự đoán có giá trị hàng triệu USD. Nhưng trên thực tế, tất cả các phỏng đoán này đều không đáng tin cậy. Lí do bởi các dự án đều được tiến hành dựa trên các dữ kiện lịch sử, hoặc nếu được cung cấp mới thì chúng cũng chỉ dựa trên một số các đại diện kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan.

Thông thường, những công ty đang tăng trưởng ở mức 10% sẽ được dự đoán tiếp tục phát triển và điều bất ngờ là hầu hết các doanh nghiệp đều được nhận định sẽ thành công, chứ ít khi bị dự đoán sẽ thua lỗ. Có lẽ chẳng mấy ai muốn đón lấy sự tức giận từ phía các doanh nghiệp!

Năm 1995 tôi đã đưa ra một dự đoán khá chính xác về sự thoái trào của UNIX, MacOS, OS/2 và Netware, tuy nhiên lại tỏ ra quá lạc quan về Windows 95. Dự đoán cuối cùng này dựa trên một giả định khá tệ.

Trong khi đó, những dự đoán chính xác lại khiến tôi phải chịu phiền toái. Vào thời điểm đưa ra các dự đoán chính xác kể trên, chính bản thân tôi đã phải đối mặt với nguy cơ mất việc. Vị quản lí cấp cao của Công ty Novell đã đến gặp Giám đốc điều hành Dataquest và yêu cầu tôi phải thay đổi dự đoán của mình, nếu không họ sẽ hủy bỏ sử dụng các dịch vụ của Công ty. Novell đã gửi đến số tiền là 75.000 USD để đăng kí dịch vụ, tuy nhiên tôi không bao giờ có ý định thay đổi nghiên cứu của mình.

Như đã nói ở trên, khi đưa ra các nhận định của mình, tôi đã bỏ sót Windows 95. Lí do là Windows 95 được phát hành rất thành công, nhưng sau đó thông tin tức tiêu cực về các vấn đề xảy ra với sản phẩm, cùng với những thiếu sót trong marketing... đã khiến doanh số của sản phẩm sau đó không được như ban đầu và Microsoft đã ngừng phát triển hệ điều hành này.

Vì vậy, thậm chí khi mà chúng tôi cố gắng dự đoán về các vấn đề của tương lai, việc bỏ qua một giả định sẽ gây ra những sai lầm. Trong quá khứ, nếu như dự đoán tốt hơn, rất có thể Microsoft đã tránh được sai lầm gặp phải.

Hẳn bạn còn nhớ sự kiện Y2K. Rất nhiều công ty đã đưa ra các dự đoán và cảnh báo rằng năm 2000, thế giới sẽ gặp phải thảm họa khi hệ thống điện toán chưa thực sự sẵn sàng cho thời điểm này. Một thử nghiệm đã được tiến hành và chỉ ra rằng các nhà máy điện hạt nhân chưa được chuẩn bị đối phó như vậy có khả năng sẽ ngưng hoạt động ngay lập tức. Nhờ đó, các vấn đề được xử lí và kết quả là rất ít thiệt hại thực tế đã xảy ra.

Cách mọi người phản ứng lại các dự đoán đã thay đổi thực tế. Các nhà phân tích không phải là thần thánh, tuy nhiên những cảnh báo có thể sẽ khiến người ta thay đổi. Chẳng hạn, việc dự đoán rằng bạn sẽ chết vì tai nạn xe cộ sẽ khiến bạn không dám đi xe nữa, và do đó, lời dự đoán sẽ trở thành vô giá trị.

Gần đây nhất là những nghiên cứu liên quan đến tương lai của Windows 8. Khá thú vị, tuy nhiên, các dự đoán này có đúng không cũng chỉ như việc tung đồng xu may rủi mà thôi. Nó không nói lên được rằng Microsoft sẽ thành công hay thất bại, chẳng qua cũng là một cảnh báo rằng Microsoft sẽ cần phải chuẩn bị cho việc ra mắt sản phẩm của họ, giống như cái cách mà Apple đã làm với iPod, iPhone và iPad. Gần đây nhiều tin đồn cho rằng Microsoft đầu tư một khoản ngân sách khoảng 750 triệu USD cho sản phẩm này và họ sẽ không lặp lại sai lầm của Windows 95 trước kia.

Theo dự định, Windows 8 bản beta có thể sẽ ra mắt vào cuối tháng 2 tới. Cho đến lúc đó, sẽ có rất nhiều ý kiến ra vào về chất lượng của sản phẩm này, cùng với các chiến dịch tiếp thị của hãng sẽ giúp đưa ra một dự đoán chính xác hơn.

Tuy nhiên, quan điểm của tôi là các dự đoán chỉ đơn giản là tập hợp tất cả những nghiên cứu. Chúng chỉ có giá trị giải trí hoặc có giá trị cảnh báo sớm, chứ không nên tranh cãi mức độ chính xác của nó".